Tải bản đầy đủ (.doc) (2 trang)

Lỗ hổng tầng Ozone

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (105.84 KB, 2 trang )

Lỗ hổng tầng Ozone
Như đã giải thích trước đây, tầng bình lưu chứa một lớp ozone hoạt động như một
“tấm màn chắn mặt trời”, bảo vệ sự sống trên bề mặt Trái đất khỏi bức xạ cực
tím gây hại của Mặt trời.
Những hoạt động của con người ngày nay làm suy yếu dữ dội tấm chắn ozone này. Quy mô
suy yếu - và những gì có thể làm cho nó - hiện nay là đề tài của nhiều nghiên cứu.
Vào cuối những năm 1970, các nhà khoa học đầu tiên chú ý đến sự xuất hiện của một lỗ
hổng của tầng ozone trên khắp Nam Cực. Họ nhận thấy rằng phần lớn quá trình mỏng đi của
tầng ozone xảy ra tự nhiên trong suốt mùa xuân. Nhưng sự mỏng đi này phần lớn tăng lên là
do sự hiện diện của các chất hóa học nhân tạo trong tầng khí quyển trên.
Thủ phạm chính là, và vẫn là, các phân tử chlorine tìm thấy trong các chất hóa học công
nghiệp, gọi là hydrocarbon bị halogen hóa. Phổ biến nhất trong số các chất hóa học này là
chất chlorofluorocarbon, hay CFC, chủ yếu được sử dụng trong phun thuốc trừ sâu, ướp
lạnh, và hệ thống điều hòa nhiệt độ. Tại tầng bình lưu, ánh sáng cực tím làm vỡ các chất
CFC để có thể phóng thích chất chlorine độc hại của chúng.
Các phân tử chlorine sau đó phản ứng với các phân tử của tầng ozone. Mỗi phân tử chlorine
có thể phá hủy 100.000 phân tử ozone bằng cách đẩy mạnh quá trình phản ứng mà trong quá
trình đó khí ozone (O
3
) bị biến thành khí oxy thường (O
2
). Chất chlorine gây hại nhiều nhất
trong nhiều vùng của bầu khí quyển nơi những đám mây băng hay mây bụi núi lửa đẩy
mạnh hơn phản ứng của nó với ozone.
Vào năm 1987, có nhiều quốc gia trên thế giới thỏa thuận giảm lượng khí thải CFC đi 50%
trước năm 1999. Khi đó, sau khi mức nguy hại của sự suy yếu tầng ozone trở nên rõ ràng
hơn, các quốc gia mới thỏa thuận ban hành lệnh cấm hoàn toàn thải khí CFC trước năm
2000. Nhưng các nhà khoa học cảnh báo rằng hành động này là không đủ. Các chuyên gia
đang thảo luận về một lệnh cấm hoàn toàn việc thải các chất hóa học chlorine trước năm
2003. Brom và nitric oxide cũng làm suy yếu lớp ozone của tầng bình lưu.
Trong khi đó, sự suy yếu của tầng ozone đã lan rộng ra từ Nam Cực đến các vĩ độ trung.


Một sự mỏng dần đáng chú ý của tầng ozone xảy ra khắp các vùng của tất cả các lục địa,
bao gồm những vùng có mật độ dân cư đông đúc. Điều này làm tăng lượng bức xạ cự tím
chiếu xuống bề mặt Trái đất. Lượng bức xạ cực tím quá mức có thể ngay từ đầu làm hại đến
đời sống hoang dã và làm tăng khả năng ung thư da cho con người.
Các nhà khoa học bầu khí quyển tiếp tục giám sát sự mỏng dần đi của tầng ozone bằng các
công cụ phức tạp như Quan Phổ Kế Vẽ Tầng Ozone Chung (The Total Ozone Mapping
Spectrometer - TOMS). Họ cũng đang nghiên cứu những cách phức tạp mà các chất hóa học
có sức phá hủy tầng ozone tiếp xúc với tầng bình lưu và những chất hóa học này làm thay
đổi sự dồi dào của tầng ozone thiên nhiên ở đó như thế nào.
Không nên lẫn lộn giữa sự suy yếu của tầng ozone với sự ô nhiễm tầng ozone. Ô nhiễm tầng
ozone xảy ra tại mặt đất. Trớ trêu là chất thải xe hơi và những hoạt động khác của con người
tạo ra một tầng ozone thừa thãi trong bầu khí quyển thấp hơn, nơi mà nó gây tồn hại đến
thực vật và sức khỏe con người.
NGUYỄN ĐĂNG KHOA biên dịch

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×