Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (71.83 KB, 3 trang )
“Nhạc trưởng” của giờ học tiếng Anh
Với tài năng của mình, một nhạc trưởng có thể chỉ huy dàn nhạc tấu lên những giai
điệu làm mê đắm lòng người. Còn bạn, tuy không phải trong giờ học nhạc, nhưng bạn
hoàn toàn có thể biến giờ học tiếng Anh của mình không kém phần thú vị. Vậy đâu là
bí quyết?
1. Tạo ra một không gian và thời gian phù hợp.
Tiếng nói chuyện xì xào, những phát âm không sức sống… là điều không ai muốn trong giờ học tiếng phải không? Sẽ rất tuyệt
vời nếu bạn có thể xua tan được không khí buồn tẻ của lớp học, tiếp thêm
năng lượng cho chúng sau những giờ học căng thẳng khác. Bạn có thể đặt ra những câu hỏi thú vị liên quan đến bài học để
lôi kéo cả lớp cùng tham gia, hoặc chia ra các nhóm để thảo luận. Chắc chắn chúng sẽ hào hứng và phấn khích rất nhiều.
2. Tạo không khí thoải mái.
Khi câu hỏi được đặt ra, không một cánh tay nào giơ lên? Chính nét mặt tươi vui, ánh mắt gật đầu tán thưởng hay bất kỳ lời
khen ngợi nào trước mỗi câu trả lời đúng của giáo viên đều là chất xúc tác truyền hứng khởi cho các học viên. Một chất giọng
đanh thép, đặc biệt là bạn lại cắt ngang câu trả lời của một học sinh chắc chắn sẽ mang lại không khí nặng nề cho lớp học.
3. Hướng dẫn học viên chuẩn bị trước cho phần đặt câu hỏi và thảo luận.
Hãy giải thích kỹ càng về hình thức thảo luận, kỳ vọng của bạn và lợi ích từ những hoạt động như vậy. Hãy nhớ hướng dẫn
thật chi tiết đảm bảo học viên của bạn hiểu rõ bạn muốn họ làm gì.
4. Chuẩn bị trước một số câu hỏi và sẵn sàng cho cả những câu hỏi phát sinh.
Những câu hỏi lúc đầu thường được dùng cho một mục đích giảng dạy nào đó như “How to write an effective email” của kế
hoạch tuần trước hay “Meetings and negotions” của tuần này. Những câu hỏi này nhằm mục đích lái cuộc thảo luận theo
hướng mà bạn muốn, tập trung vào một số phần nhất định, đồng thời kiểm tra kiến thức của học viên, hoặc để giới thiệu
những khái niệm mới. Còn những câu hỏi bất ngờ thì nảy sinh từ chính cuộc thảo luận và những câu trả lời của học viên. Thật
nhanh chóng và quyết đoán, bạn phải hình thành câu hỏi một cách chính xác và đưa ra vào đúng lúc trong buổi thảo luận.
5. Kết nối các câu hỏi một cách hợp lý.
Một bí quyết tốt là bắt đầu bằng những câu hỏi bao quát sau đó đi dần vào những câu hỏi cụ thể hơn. Có thể sắp xếp các câu
hỏi theo mức độ khó tăng dần, bắt đầu từ việc liệt kê kiến thức đến việc phải sử dụng các kỹ năng phân tích và giải quyết vấn
đề.
6. Tránh những câu hỏi đánh đố và những câu hỏi chỉ cần trả lời có hoặc không.
Những câu hỏi quá đánh đố sẽ gây khó khăn cho các học viên mà có khi câu trả lời lại quá viển vông . Còn câu hỏi có/ không
thì học viên dù chưa hiểu hết hoặc phân tích kỹ vấn đề vẫn có thể trả lời được. Nếu bạn có sử dụng chúng thì cũng nên kèm
theo những câu hỏi khó hơn để khuyến khích khả năng tư duy của học viên bằng cách yêu cầu học sinh giải thích tại sao họ