Tải bản đầy đủ (.pdf) (6 trang)

Làm thế nào để biết thị trường đụng đáy? ppsx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (105.47 KB, 6 trang )

Làm thế nào để biết thị
trường đụng đáy?
Trong những nguyên nhân của sự khủng hoảng, có một nguyên
nhân không thể khắc phục được, đó là sự lạc quan quá mức của
mọi người, khi tới thời điểm đổi chiều điều chỉnh giá thì sự sợ hãi
của mọi người lại kéo giá tụt quá sâu. Chính sự kéo tụt giá xuống
quá sâu này lại là tiền đề cho một đợt tăng giá tiếp theo. Những
chu kỳ diễn ra này chính là những cơ hội cho các nhà đầu tư
Trong kinh doanh mua bán cổ phiếu, nhà đầu tư (NĐT) thường
không xem xét đúng mức tầm quan trọng của việc nghiên cứu đồ
thị, thường hay hành động theo cảm xúc, nhưng những cảm xúc
thì rất mơ hồ trong khi đồ thị là những con số biết nói. Chúng
trình bày những nhận định của cả thị trường về một loại cổ phiếu.

Thị trường xoay chiều xu thế?

Thông thường, các NĐT đều muốn mua cổ phiếu giá đáy, bán giá
đỉnh, không muốn mua cổ phiếu vào những thời điểm thị trường
đang trong xu thế giảm giá. Không ai muốn mua cổ phiếu ngày
hôm nay để rồi ngày mai lại tiếp tục nhìn cổ phiếu rớt giá. Nhưng
để xác định được đâu là đỉnh, đâu là đáy là vấn đề không tưởng.
Có lẽ nên kiên nhẫn chờ đợi khi thị trường đụng đáy rồi bật lên,
khi đó bạn có thể sẽ phải mua ở mức giá cao hơn nhưng khả
năng bị thua lỗ sẽ thấp hơn nhiều so với khi bạn mua chúng trong
thời điểm thị trường xuống giá.

Mô hình "tách và tay cầm"

Khi thị trường giảm giá, thường có 2 – 3 cơn sóng dâng lên làm
gián đoạn quá trình đi xuống bằng sự cố gắng bình phục, nhưng
thường là thất bại. Thời điểm này có thể kéo dài 5 – 6 tuần hoặc


lâu hơn nữa. Sau khi xuống đến một mức nào đó, thị trường sẽ
tìm được một mức nâng thật sự. Trong những cố gắng bình
phục, sẽ có những đợt sóng trở thành đòn bẩy, lấy đà cho sự
tăng giá trên thị trường. Trong giai đoạn đầu, NĐT chưa thể đánh
giá được thị trường đã đụng đáy hay chưa, cần thận trọng và
chưa nên có hành động gì cả. Bởi mọi đợt bình phục của thị
trường vẫn chưa phải là thời điểm xoay chiều đổi hướng, thị
trường vẫn có thể tiếp tục rớt giá. Cần phải theo dõi một thời gian
nữa.

Nếu sau đợt bình phục, thị trường tiếp tục giảm giá mạnh thì khả
năng sẽ có một ngày “lấy đà” để xoay chiều đổi hướng giá cổ
phiếu trên. Những ngày lấy đà chỉ ra sức mạnh của mình bằng
những khối lượng giao dịch lớn. Hầu hết những công cụ phân
tích kỹ thuật trên thị trường thường rất ít giá trị. Các dấu hiệu về
tâm lý đầu tư có thể giúp việc xác định sự thay đổi trong những
đợt điều chỉnh giá cổ phiếu trên thị trường.

Thời điểm mua vào cổ phiếu?

Mục đích của các NĐT không phải là mua tại một mức giá rẻ với
hy vọng là cổ phiếu sẽ có những chuyển động lớn mà mục tiêu
chính xác là phải mua tại thời điểm hợp lý nhất - thời điểm mà cổ
phiếu có những cơ hội tăng giá mạnh. Trong giới chứng khoán,
người ta thường nói “Sự lựa chọn đúng thời điểm là tất cả”. Biết
được thời điểm để mua bán chứng khoán là một kỹ năng cực kỳ
giá trị mà bất cứ ai cũng có thể học được. Một trong những mô
hình phổ biến nhất trước khi cổ phiếu tăng giá là mô hình “tách và
tay cầm”. Tiếp đó là mô hình “đụng đáy 2 lần” và mô hình “đáy
bằng”.


Mô hình “tách và tay cầm” là một trong những mô hình phổ biến
nhất trước khi cổ phiếu tăng giá gấp nhiều lần. Điểm A và B nằm
ở phần tay trái đi xuống của tách. B là cái đáy phình ra của tách
với giá đi xuống ở bên tay trái và có dấu hiệu đi lên ở bên tay
phải. Điều này sẽ diễn ra trong vài tuần tới vài tháng. Từ điểm B
giá cổ phiếu bắt đầu phục hồi tới điểm C, chỉ dưới mức giá cũ
cao nhất của nó. Tại đây giá hơi đi xuống tới điểm D và lên trở lại
điểm E. Điểm C, D, E tạo thành chiếc tay cầm. Điểm quan trọng
nhất NĐT cần biết đó là điểm mua tốt nhất. Điểm này, thường ở
phần cuối của một khu vực giá cả chuyển động tốt nhất, khi cổ
phiếu bắt đầu phá vỡ những mức cản để đi tới những mức giá
cao hơn.

×