Tải bản đầy đủ (.pdf) (6 trang)

Phân tích kĩ thuật - Technical Analysis doc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (110.36 KB, 6 trang )

Phân tích kĩ thuật -
Technical Analysis
Phân tích kỹ thuật hay còn gọi là
"charting - nghiên cứu biểu đồ" là
việc nghiên cứu lịch sử giao dịch,
về giá và khối lượng giao dịch theo thời gian của các
loại chứng khoán.
Mục đích của phân tích kỹ thuật không phải là để xác định
giá trị nội tại của chứng khoán mà nhằm dự đoán giá
tương lai. Một ví dụ minh họa dễ hiểu là, giả sử thị trường
chứng khoán là một cái siêu thị, trong siêu thị đó, các nhà
phân tích cơ bản sẽ đi vào từng gian hàng, nghiên cứu
từng sản phẩm sau đó sẽ quyết định có mua hay không.
Ngược lại, một nhà phân tích kỹ thuật, sẽ ngồi ngoài sảnh
và quan sát người ta vào ra các gian hàng. Bất kể giá trị
nội tại của các sản phẩm trong các cửa hàng như thế nào
đi chăng nữa, quyết định của nhà đầu tư sẽ luôn dựa trên
đặc điểm hoặc hành vi của những người đi vào mỗi gian
hàng.
Các nhà phân tích kỹ thuật tinh rằng diễn biến trước đây
của cổ phiếu nói riêng và toàn thị trường nói chung là một
chỉ dẫn để đánh giá diễn biến tương lai. Niềm tin này dựa
trên quan điểm cho rằng, trên thị trường chứng khoán, lịch
sử hay được lặp lại. Họ tin rằng các nhà đầu tư, phần
đông sẽ lặp lại hành vi của các nhà đầu tư đi trước.
Có những câu nói kiểu như: "Ai chẳng muốn mua cổ phiếu
của Microsoft", "Nếu cổ phiếu này lên $50 một lần nữa, tôi
sẽ mua nó", "Công nghệ của hãng này mang tính cách
mạng, do đó cổ phiếu của nó nhất định sẽ tăng vọt", đó là
những ví dụ về sự lặp lại trong thái độ của nhà đầu tư. Đối
với các nhà phân tích kỹ thuật, đặc tính rất con người của


thị trường đôi khi thật là vô lý, nhưng nó vẫn luôn hiện
hữu. Thái độ ứng xử của các nhà đầu tư thường lặp nhau
nên hành vi của họ cũng thường lặp nhau. Do đó, các nhà
phân tích tin rằng, giá chứng khoán sẽ diễn biến theo một
biểu đồ với các đặc trưng có thể dự đoán được, và đó là
cơ sở đển nắm bắt giá tương lai của chứng khoán.
Vì không quan tâm đến giá trị nội tại nên, các phân tích kỹ
thuật cũng không quan tâm đến lý do tại sao giá lại thay
đổi (có thể do thu nhập kém, môi trường kinh doanh
không lành mạnh, quản lý tồi, hay các nguyên nhân căn
bản khác) mà chỉ quan tâm đến việc liệu giá sẽ đi theo
khuynh hướng này hay khuynh hướng khác. Các nhà
phân tích kỹ thuật luôn cho rằng mình có thể tạo ra lợi
nhuận nhờ việc biết "theo xu thế". Hay nói cách khác, nếu
một cổ phiếu cụ thể nào đó tăng giá đều đều (khuynh
hướng lên) thì nhà phân tích kỹ thuật chắc chắn sẽ tìm
cách mua nó.

×