Tải bản đầy đủ (.doc) (1 trang)

Chữa phong thấp bằng cách lấy độc trị độc pps

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (32.62 KB, 1 trang )

Chữa phong thấp bằng cách lấy độc trị độc
Hiếm ai trong đời không vài lần bị tê mỏi chân tay hay nhức đau xương khớp (dân gian gọi là
phong tê thấp). Bệnh được cải thiện rất hiệu quả bằng phương thuốc cổ nổi tiếng có mã tiền -
một vị thuốc độc - làm chủ đạo.
Phong tê thấp là bệnh khá phổ biến, với những biến chứng tai hại, ảnh hưởng rất lớn tới chất lượng cuộc
sống của người bệnh. Đông y đã tích lũy được nhiều kinh nghiệm quý chữa bệnh này, trong đó có việc
dùng hạt mã tiền theo nguyên tắc "lấy độc trị độc".
Mã tiền giúp thúc đẩy sự vận hành của huyết dịch, trừ khử ứ trệ, thông kinh hoạt lạc, chống tê mỏi và cắt
cơn đau. Do đó hầu hết các bài thuốc chữa phong tê thấp đều có nó. Các nghiên cứu hiện đại cho thấy, vị
thuốc này khi sử dụng với liều nhỏ sẽ kích thích thần kinh trung ương, làm mạnh tim, giảm đau, chống ho,
trừ đờm và tăng tiết dịch vị.
Mã tiền sống là thuốc rất độc (bảng A), sau khi bào chế theo phương pháp truyền thống thì độ độc giảm
bớt (bảng B), nhưng vẫn chỉ được sử dụng với liều lượng rất nhỏ. Trong Đông y truyền thống, mã tiền chế
chủ yếu được dùng chữa trị tê liệt, đau nhức kinh niên do phong thấp hoặc ngoại thương. Trên lâm sàng
hiện đại, nó được sử dụng để chữa trị tổn thương phần mềm, viêm khớp xương trong bệnh phong thấp,
đau do ung thư, nhược cơ nặng, liệt nửa người do tai biến mạch máu não, bại liệt do ngoại thương.
Trong phương "Thuốc phong bà Giằng" nổi tiếng, mã tiền được sử dụng cùng các vị thuốc khác theo cấu
trúc "quân - thần -tá -sứ" kinh điển:
- Mã tiền là "quân" (vua, tức vị thuốc chủ đạo).
- Thương truật là "thần" - vị tể tướng hỗ trợ trực tiếp cho quân vương. Nó tăng cường tác dụng giảm đau
của mã tiền.
- Hương phụ, mộc hương, thương truật là "tá", tức phụ tá để hạn chế tác dụng phụ của vị thuốc chính. Các
vị này giúp tăng tác dụng giảm đau, hạn chế các tác dụng phụ của thuốc.
- Địa liền, quế chi là "sứ", tức có tác dụng dẫn đường, đưa thuốc tới vị trí bệnh và điều hòa phương thuốc.
Phương thuốc trên phối hợp các vị nóng và lạnh nên có tính bình, thích hợp cho cả người tạng hàn lẫn tạng
nhiệt. Sự phối hợp trên lại phát huy được sở trường và hạn chế sự độc hại của mã tiền nên an toàn, ít tác
dụng phụ. Nó giúp chữa trị các chứng tê mỏi chân tay, đau xương khớp, đau thần kinh tọa, đau thần kinh
liên sườn do phong tê thấp, đau do gút. Những người bị tiểu đường, tăng mỡ máu, tăng huyết áp và một
số chứng bệnh tiêu hóa mạn tính cũng có thể dùng.
Bài thuốc phong bà Giằng hiện cũng được bào chế dưới dạng viên nén bao phim để tiện sử dụng và dễ xác
định liều lượng hơn. Đó là thuốc Vimatine do Đại học Dược Hà Nội bào chế. Thay vì phải uống hàng chục


viên hoàn, bệnh nhân chỉ cần dùng 2-3 viên nén mỗi lần.

×