Tải bản đầy đủ (.doc) (91 trang)

Tai lieu tham khao san suat LAG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.16 MB, 91 trang )

ĐỐ ÁN TỐT NGHIỆP GVHD: T.S TRƯƠNG THỊ MINH HẠNH
MỞ ĐẦU
Trong những năm gần đây, việc nghiên cứu sản xuất axit glutamic được đẩy
mạnh nhất càng ngày ta càng sử dụng nhiều axit glutamic. Nó là một axit amin thay
thế, nhưng có vai trò quan trọng trong quá trình trao đổi chất của người và động vật,
trong việc xây dựng protit, xây dựng các cấu tử của tế bào. Axit glutamic có công
thức phân tử:
HOOC - CH
2
- CH
2
- CH - COOH
NH
2
Axit glutamic có trọng lượng phân tử 147.13, bị phân giải ở nhiệt độ 247 –
249
o
C. Có tính chất là hoà tan trong nước, hầu như không tan trong cồn, ete và một
số dung môi. Axit glutamic có thể đảm nhiệm chức năng tổng hợp nên các amino
axit khác như alanin, lơsin, cystein, prolin…nó tham gia vào phản ứng chuyển amin
giúp cho cơ thể tiêu hóa nhóm amin và tách NH
3
ra khỏi cơ thể. Nó chiếm phần lớn
thành phần protit, phần xám của não, đóng vai trò quan trọng trong các biến đổi
sinh hóa ở hệ thần kinh trung ương, vì vậy trong y học còn sử dụng axit glutamic
trong trường hợp suy nhược thần kinh nặng, mỏi mệt, mất trí nhớ, sự đầu độc NH
3
vào cơ thể, một số về tim, bệnh bại liệt, bệnh hôn mê gan. L – axit glutamic dùng
làm thuốc chữa các bệnh thần kinh và tâm thần, bệnh chậm phát triển trí óc ở trẻ
em, bệnh teo bắp thịt…
L – axit glutamic còn dùng làm nguyên liệu khởi đầu cho việc tổng hợp một


số hóa chất quan trọng như: N – acetylglutamat là chất hoạt động bề mặt, vi sinh vật
có thể phân giải được, ít ăn da, được dùng rộng rãi trong công nghệ hóa mỹ phẩm,
xà phòng và dầu gội đầu. Axit oxopyrolidicacboxylic, một dẫn xuất khác của L –
axit glutamic dùng làm chất giử ẩm trong công nghệ mỹ phẩm.
Một số dẫn xuất của L – axit glutamic như acetyl glutamic được dùng trong
xử lý ô nhiễm nước biển do dầu hỏa và dầu thực vật gây nên.
L – axit glutamic phân bổ rộng rãi trong tự nhiên dưới dạng hợp chất và dưới dạng
tự do. Trong mô L – axit glutamic tạo thành từ NH
3
và axit α – glutamic. Trong
SVTH:Nguyễn Hải Dương - Lớp: 03SH Trang: 3
ĐỐ ÁN TỐT NGHIỆP GVHD: T.S TRƯƠNG THỊ MINH HẠNH
sinh vật, đặc biệt là vi sinh vật, L – axit glutamic được tổng hợp theo con đường lên
men từ nhiều nguồn cacbon.
Trong công nghiệp thực phẩm, muối của axit glutamic là monoglutamat nati
làm chất điều vị rất quan trọng và được sản xuất nhiều trên thế giới nhất là ở Nhật
Bản năm 1961 sản lượng là 15000 tấn đến năm 1967 là 67000 tấn.
Vì vậy với tầm quan trọng của axit glutamic, để đáp ứng nhu cầu trong nước
và tiến tới xuất khẩu, nên em chọn đề tài thiết kế nhà máy sán xuất axit glutamic với
năng suất 1000 kg/ngày.
SVTH:Nguyễn Hải Dương - Lớp: 03SH Trang: 4
ĐỐ ÁN TỐT NGHIỆP GVHD: T.S TRƯƠNG THỊ MINH HẠNH
CHƯƠNG 1. LẬP LUẬN KINH TẾ
Axit glutamic là một sản phẩm mang lại nhiều lợi ích to lớn. Trong khi đó
trong nước ta chưa có nhà máy sản xuất loại sản phẩm này. Đây là một lợi thế để
Đà Nẵng bắt tay vào xây dựng và sản xuất.
1.1. Đặc điểm tự nhiên của thành phố Đà Nẵng
Có nhiều thuận lợi, Đà Nẵng nằm ở trung tâm của khu vực Miền Trung. Diện
tích tuy nhỏ nhưng có một lượng lớn diện tích chưa có mục đích sử dụng, đặc biệt
có khu công nghiệp Hoà Khánh là điều kiện thuận lợi cho phát triển nhà máy.

Thời tiết phân làm hai mùa rõ rệt, mùa mưa ít hơn. Hướng gió ổn định chủ yếu là
hướng Đông-Nam. Nhiệt độ không cao quá 37
0
C cũng không thấp quá 15
0
C, độ ẩm
tương đối thường ở mức 77%.
1.2.Vùng nguyên liệu
Thành phố Đà Nẵng nằm gần 2 tỉnh Quảng Nam và Quảng Ngãi. Đây là hai
địa phương có nguồn nguyên liệu dồi dào cung cấp cho sản xuất. Quảng Ngãi có
nhà máy đường, cung cấp lượng rỉ đường cần thiết. Quảng Nam có nhà máy tinh
bột sắn. Đây là điều kiện thuận lợi nhất để Đà Nẵng xây dựng nhà máy sản xuất
acid glutamic.
1.3. Hợp tác hoá
Nhà máy sẽ đặt tại khu công nghiệp Hoà Khánh nên các điều kiện về hợp tác
hoá giữa các nhà máy và các nhà máy khác rất thuận lợi và sử dụng chung các công
trình công cộng như điện, nước, hệ thống thoát nước, giao thông….vv
Nhờ đó sẽ giảm thiểu vốn đầu tư ban đầu.
1.4. Nguồn cung cấp điện, hơi và nhiên liệu
Đà Nẵng là một thành phố lớn lại có khu công nghiệp nên các vấn đề về điện,
hơi, nhiên liệu được thành phố đầu tư đáng kể. Nhà máy sẽ sử dụng nguồn điện, hơi
có sẵn tại khu công nghiệp.
SVTH:Nguyễn Hải Dương - Lớp: 03SH Trang: 5
ĐỐ ÁN TỐT NGHIỆP GVHD: T.S TRƯƠNG THỊ MINH HẠNH
1.5. Nguồn cung cấp nước và vấn đề xử lý nước
Nguồn cung cấp nước cho nhà máy như nước của công ty cung cấp nước thành
phố, hoặc cũng có thể sử dụng nguồn nước ngầm như khoan giếng…Ở đây ta chọn
nước máy từ nhà máy cung cấp nước thành phố.
Nước từ nhà máy đưa về đều được lắng, lọc, làm mềm và xử lý ion trước khi sản
xuất.

1.6. Giao thông vận tải
Đà Nẵng nằm trên quốc lộ 1A là đầu mối giao thông quan trọng của hai miền
Nam Bắc. Có cảng lớn có thể thông ra quốc tế. Ngoài ra còn có tuyến quốc lộ 14B
nối Đà Nẵng với Tây Nguyên và Lào, Thái Lan. Do đó thuận lợi cho việc vận
chuyển nguyên liệu và sản phẩm. Kênh vận chuyển đa dạng với đường sắt, đường
bộ, đường thuỷ, đường hàng không là điều kiện rất thuận lợi về giao thông.
1.7. Thoát nước
Nước thải nhà máy sau khi xử lý được đưa ra hệ thống cống thoát nước và đến
khu xử lý nước thải chung của khu công nghiệp.
1.8. Nhân công và thị trường tiêu thụ
Nhà máy tuyển lao động ở tại Đà Nẵng và các địa phương lân cận. Mặt khác
với mức độ đô thị hoá của thành phố hiện nay, lượng lao động vãn lai rất dồi dào.
Từ đó có thể thuê nhân công với giá rẻ. Thị trường tiêu thụ được chọn là thị trường
cho cả nước.
1.9. Nguồn tiêu thụ sản phẩm
Nguồn tiêu thụ cho sản phẩm ở đây chủ yếu hướng vào các công ty chế biến
Dược phẩm, các công ty chế biến thức ăn gia súc, gia cầm và thuỷ hải sản, các công
ty chế biến thực phẩm, các công ty sản xuất mỹ phẩm vì đây là các công ty cần một
lượng acid glutamic để phục vụ cho việc sản xuất.
Kết luận: tất cả các điều kiện trên là cở sở thuận lợi, có tính khả thi để xây
dựng nhà máy sản xuất axit glutamic tại khu công nghiệp Hoà Khánh của thành phố
Đà Nẵng.
SVTH:Nguyễn Hải Dương - Lớp: 03SH Trang: 6
ĐỐ ÁN TỐT NGHIỆP GVHD: T.S TRƯƠNG THỊ MINH HẠNH
CHƯƠNG 2. GIỚI THIỆU VỀ NGUYÊN LIỆU.
Nguyên liêụ giàu gluxit: tinh bột, rỉ đường, glucoza, sacaroza v.v…
2.1. Tinh bột sắn
Tinh bột săn được sản xuất trong quá trình chế biến củ sắn. Có hai loại sắn:
sắn đắng và sắn ngọt khác nhau về hàm lượng tinh bột và xyanua. Sắn đắng có
nhiều tinh bột hơn nhưng đồng thời có nhiều xyanhydric, khoảng 200 ÷ 300 mg/kg.

Sắn ngọt có ít xyanhydric (HCN) và được dùng làm lương thực, thực phẩm. Sắn
trồng ở các tỉnh phía bắc chủ yếu là sắn ngọt và tinh bột thu được không có HCN.
Thành phần hoá học của tinh bột sắn phụ thuộc chủ yếu vào trình độ kỹ thuật
chế biến sắn. Tinh bột sắn thường có các thành phần sau:
Tinh bột : 83 ÷ 88%
Nước : 10,6 ÷ 14,4%
Xenluloza : 0,1 ÷ 0.3%
Đạm : 0,1 ÷ 0,4%
Chất khoáng : 0,1÷ 0,6%
Chất hòa tan : 0,1 ÷ 1,3%
Tinh bột sắn có kích thước xê dịch trong khoảng khá rộng 5 ÷ 40 µm. Dưới
kính hiển vi ta thấy tinh bột sắn có nhiều hình dạng khác nhau từ hình nón đến hình
bầu dục tương tự tinh bột khoai tây nhưng khác tinh bột ngô và tinh bột gạo ở
những chổ không có hình đa giác.
Cũng như các loại tinh bột khác tinh bột sắn gồm các mạch amilopectin và
amiloza, tỉ lệ amilopectin và amiloza là 4: 1. Nhiệt độ hồ hóa của tinh bột sắn nằm
trong khoảng 60 ÷ 80
0
C.
2.2. Rỉ đường mía:
2.2.1. Thành phần rỉ đường mía:
Rỉ đường là phần còn lại của dung dịch đường sau khi đã tách phần đường kết
tinh. Số lượng và chất lượng của rỉ đường phụ thuộc cào giống mía, điều kiện trồng
trọt, hoàn cảnh địa lý và trình độ kỹ thuật chế biến của nhà máy đường.
SVTH:Nguyễn Hải Dương - Lớp: 03SH Trang: 7
ĐỐ ÁN TỐT NGHIỆP GVHD: T.S TRƯƠNG THỊ MINH HẠNH
Thành phần chính của rỉ đường là: đường 62%; các chất phi đường 10%; nước
20%.
- Nước trong rỉ đường gồm phần lớn ở trạng thái tự do và một số ít ở trạng thái
liên kết dưới dạng hydrat.

- Đường trong rỉ đường bao gồm: 25 ÷ 40% saccaroza; 15 ÷ 25% đường khử
(glucoza và fructoza); 3 ÷ 5% đường không lên men được.
Ở đây do nhiều lần pha loãng và cô đặc một lượng nhất định saccaroza bị biến
thành chất tương tự như dextrin do tác dụng của nhiệt. Chất này có tính khử nhưng
không lên men được và không có khả năng kết tinh.
Đường nghịch đảo của rỉ đường bắt bắt nguồn từ mía và từ sự thủy phân
saccaroza trong quá trình chế biến đường. Tốc độ phân giải tăng lên theo chiều tăng
của nhiệt độ và độ giảm của hay tăng của pH tùy theo thủy phân băng kiềm hay axit.
Sự phân giải saccaroza thành glucoza và fructoza vừa là sự mất mát saccaroza
vừa là sự yếu kém về chất lượng bởi vì glucoza và fructoza sẽ biến thành axit hữu
cơ và hợp chât màu dưới điều kiện thích hợp. Teong môi trường kiềm, fructoza có
thể biến thành axit lactic, fufurol, oxymetyl, trioxyglutaric, trioxybutyric, axetic,
formic và CO
2
. Đường nghịch đảo có thể tác dụng với axit amin, pectit bậc thấp của
dung dịch đường để tạo nên hợp chất màu. Tốc độ tạo melanoidin phụ thuộc vào rỉ
đường rất thấp ở pH = 4,9 và rỉ đường rất cao ở pH = 9. Trong rỉ đường còn có
trisacarit hay polysacarit. Trisacarit gồm có một mol glucoza và 2 mol fructoza.
Polysacarit gồm dextran và levan. Những loại đường này không có trong nước mía
và được các vi sinh vật tạo nên trong quá trình chế biến đường.
2.2.2. Thành phần các chất sinh trưởng:
Ngoài các nguyên tố kim loại và á kim kể trên, rỉ đường mía còn chứa nhiều
nguyên tố khác với lượng cực kỳ nhỏ chỉ có thể tìm bằng mg/kg rỉ đường như: Fe
115 (mg/kg); Zn 34; Mn 18; B3.0; Co 0.59; Mo 0.2.
Bảng 2.2.Thành phần một số chất sinh trưởng của rỉ đường mía và của
ngô(µg/100gam)
SVTH:Nguyễn Hải Dương - Lớp: 03SH Trang: 8
ĐỐ ÁN TỐT NGHIỆP GVHD: T.S TRƯƠNG THỊ MINH HẠNH
Loại chất sinh
trưởng

Rỉ đường mía Cao ngô
Mexico Cuba Mỹ
B1 140 - 830 640
B2 - - 250 510
B 700 - 650 910
Axit nicotinic - - 2,10 8,90
Axit pantotenic -12,0 - 2,14 510
Axit folic - - 3,80 12,0
Biotin 65 10,8 120 49,0
Rỉ đường mía rất giàu các chất sinh trưởng như axit pantotenic, nicotinic,
folic, B1, B2 và đặc biệt là biotin. Rỉ đường mía Mỹ không thua kém cao ngô la loại
vẫn thường dùng làm nguồn cung cấp chất sinh trưởng cho một số loại môi trường
nuôi cấy vi sinh vật.
2.2.3. Vi sinh vật trong rỉ đường mía.
Bảng 2.2 Phân loại rỉ đường theo số lượng vi sinh vật tạp nhiễm
Loại rỉ
đường
Số lượng vi sinh vật
trong 1gam rỉ đường
Đánh giá và xử lý
I 100000 Rất tốt không cần xử ly
II 100 000 ÷1 000 000 Trung bình, cần thanh trùng
III 1000 000 ÷ 5 000 000 Nhiểm nặng cần xử lý nghiêm ngặt bằng
hóa chất và tác dụng nhiệt
Có rất nhiều vi sinh vật trong rỉ đường mía. Đa số chúng từ nguyên liệu, một
số nhỏ từ không khí, nước và đất vào dịch đường. Loại nào chịu được tác dụng
nhiệt hay tác dụng của hóa chất thì tồn tại. Có thể phân chúng thành 3 loại: vi
khuẩn, nấm men và nấm mốc. Trong đó loại đầu là nguy hiểm hơn cả vì nó gồm
nhiều giống có khả năng sinh bào tử. Người ta chiari đường làm 3 loại tùy theo số
lượng vi sinh vật tạp nhiễm(Bảng 2.2)

CHƯƠNG 3 : CHỌN VÀ THUYẾT MINH QUY TRÌNH SẢN XUẤT
3.1 Chọn quy trình sản xuất.
Có nhiều phương pháp để sản xuất axit glutamic bao gồm: phương pháp hóa
học, phương pháp thủy phân, phương pháp kết hợp, phương pháp lên men.
SVTH:Nguyễn Hải Dương - Lớp: 03SH Trang: 9
ĐỐ ÁN TỐT NGHIỆP GVHD: T.S TRƯƠNG THỊ MINH HẠNH
3.1.1 phương pháp hóa học:
Là phương pháp ứng dụng các phản ứng tổng hợp hóa học để tổng hợp nên
axit glutamic và các amino axit khác từ các khí thải của công nghiệp dầu hỏa hay
các nguồn khác. Phương pháp này có thể sử dụng nguồn nguyên liệu không phải
thực phẩm để sản xuất ra và tận dụng được các phế thải của công nghiệp dầu hỏa,
nhưng phương pháp hóa học chỉ thực hiện được ở những nước có công nghiệp dầu
hỏa phát triển và yêu cầu kỹ thuật cao, thứ hai nó tạo ra hỗn hợp không quay cực D,
L – axit glutamic, nên việc tách L – axit glutamic ra lại khó khăn, dẫn đến làm tăng
giá thành sản phẩm.
3.1.2 Phương pháp thủy phân:
Phương pháp sử dụng các tác nhân xúc tác là các hóa chất (axit, kiềm) để
thủy phân nguồn nguyên liệu giàu protit (khô dầu, khô lạc…) ra một hỗn hợp các
amino axit, từ đó tách axit glutamic ra. Ưu điểm là dễ khống chế quá trình sản xuất
và áp dụng được vào các cơ sở thủ công, bán cơ giới và cơ giới dễ dàng. Có nhược
điểm cần sử dụng nguyên liệu giàu protit hiếm và đắt, cần nhiều hóa chất và thiết bị
chống ăn mòn, hiệu suất thấp, giá thành cao, gây ô nhiễm môi trường.
3.1.3 Phương pháp kết hợp:
Là phương pháp kết hợp giữa tổng hợp hóa học và sinh học. Người ta tạo phản
ứng tổng hợp chất L – keto sau đó lợi dụng vi sinh vật tiếp tục tạo ra axit amin.
Phương pháp này tuy nhanh nhưng yều cầu kỹ thuật cao, chỉ áp dụng cho nghiên cứu
chứ ít áp dụng vào công nghệ sản xuất.
Với những ưu, nhược điểm trên của phương pháp lên men được chọn để sản
xuất axit glutamic. Phương pháp lên men gồm lêm men gián đoạn và lên men liên
tục.

SVTH:Nguyễn Hải Dương - Lớp: 03SH Trang: 10
ĐỐ ÁN TỐT NGHIỆP GVHD: T.S TRƯƠNG THỊ MINH HẠNH
3.1.4 Phương pháp lên men:
Phương pháp sử dụng một số vi sinh vật có khả năng sinh tổng hợp ra các
axit amin từ các nguồn gluxit và đạm vô cơ. Phương pháp này có nhiều triển vọng
và phát triển ra khắp các nước, nó tạo ra được nhiều loại amino axit như: glutamic,
lizin, valơsin…phương pháp lên men có ưu điểm sử dụng nguồn nguyên liệu rẻ,
không cần sử dụng nhiều hóa chất và thiết bị chịu ăn mòn, hiệu suất cao, giá thành
hạ, tạo ra nhiều axit glutamic dạng L có hoạt tính sinh học cao.
3.1.4.1 Phương pháp lên men liên tục:
Cơ chất và các thành phần môi trường được bổ sung liên tục vào thiết bị lên
men và dịch lên men được lấy ra dần.
Để sản xuất axit glutamic chọn phương pháp lên men gián đoạn không bổ
sung cơ chất. Chủng vi sinh vật là Corynebacteria glutamicum, môi trường là dịch
thuỷ phân tinh bột sắn hoặc rỉ đường.
Có 2 phương pháp lên men gián đoạn:
3.1.4.2 Phương pháp lên men gián đoạn không bổ sung cơ chất:
Cho toàn bộ cơ chất và hóa chất cần dùng một lần ngay từ ban đầu vào thiết
bị lên men. Chỉ có NH
3
, dầu phá bọt … được bổ sung theo nhu cầu trong quá trình
lên men. Lượng môi trường ban đầu thường 60 – 65% thể tích của thùng. Khoảng
trống của thùng danh cho bọt hoạt động.
3.1.4.3 Phương pháp lên men gián đoạn có bổ sung cơ chất:
Không cho toàn bộ cơ chất vào thiết bị lên men ngay từ đầu mà chia làm hai
khối nhỏ, 15 – 20% cơ chất cùng các hóa chất được đưa vào môi trường ban đầu,
khối còn lại (80 – 85%) được bổ sung dần trong quá trình lên men.
Quá trình lên men gián đoạn gồm các giai đọan sau:
+ Giai đoạn đầu:
Thời gian từ 12 – 14h là giai đoạn sinh khối. Giai đoạn này các chất dinh

dưỡng, đạm vô cơ và hưu cơ, các chất khoáng của môi trường, vitamin và các chất
sinh trưởng thấm vào tế bào vi khuẩn. Vi khuẩn lớn lên, đạt được kích thước cực
đại và bắt đầu sinh sản, phân chia. Các thông số giai đoạn này:
SVTH:Nguyễn Hải Dương - Lớp: 03SH Trang: 11
ĐỐ ÁN TỐT NGHIỆP GVHD: T.S TRƯƠNG THỊ MINH HẠNH
- pH từ 6,5 – 6,7 tăng lên 7,5 – 8
- Bọt tạo thành tăng dần (CO
2
)
- Lượng đường tiêu hao tăng dần
- Lượng tế bào vi khuẩn tăng dần 0,13 – 0,14 đến 1
- Hàm lượng axit glutamic chưa có hoặc rất ít
+ Giai đoạn 2:
Từ 12 – 14 đến 24 – 26h, giai đoạn này giữ cho số tế bào không tăng thêm
nữa hoặc tăng rất ít. Quá trình chủ yếu giai đoạn này là đường và đạm vô cơ thấm
qua màng tê bào vi khuẩn và các qua trình chuyển hóa bởi các men và các phản ứng
để tạo ra axit glutamic trong tế bào. Lượng axit glutamic tạo thành lại hòa tan vào
môi trường làm cho pH giảm dần, CO
2
bay ra, bọt nhiều. Khi đó lượng đường hao
nhanh từ 8,9% xuống 2,3%, pH giảm xuống phải bổ sung Ure, axit glutamic tăng từ
0 đến 30 – 40g/l.
+ Giai đoan cuối:
Những giờ còn lại tất cả các biểu hiện sinh tổng hợp đều giảm dần cho đến
khi hàm lượng đường chỉ còn

1% thì lên men kết thúc.
Chọn phương pháp lên men gián đoạn không bổ sung cơ chất dinh dưỡng.
Chủng vi sinh vật là Corynebacteria glutamicum, môi trường là dịch thuỷ phân tinh
bột hoặc rỉ đường.


SVTH:Nguyễn Hải Dương - Lớp: 03SH Trang: 12
ĐỐ ÁN TỐT NGHIỆP GVHD: T.S TRƯƠNG THỊ MINH HẠNH
3.2 Quy trình sản xuất.












SVTH:Nguyễn Hải Dương - Lớp: 03SH Trang: 13
Nhân giống cấp I
Ống gốc
Nhân giống cấp II
Nước cái
Bảo quản
Bao gói
Tinh thể
axit
glutamic``
Rỉ đường
Xử lý
Lọc dịch xử lý
Pha loãng


Pha chế dịch lên men
Tinh bột sắn
Thủy phân
Trung hòa
Lọc
Thanh trùng
Làm nguội
Lên men
Pha loãng
Ly tâm
Kết tinh
Trao đổi ion
Sấy
Axit glutamic ẩm
Nhân giống cấp
III
ĐỐ ÁN TỐT NGHIỆP GVHD: T.S TRƯƠNG THỊ MINH HẠNH
3.3 Thuyết minh quy trình sản xuất.
3.3.1. Thủy phân tinh bột:
Mục đích là tạo điều kiện thuận lợi thực hiện phản ứng thủy phân tinh bột
thành đường lên men được, chủ yếu là glucoza.
(C
6
H
10
O
5
)
n

+ nH
2
O nC
6
H
10
O
6
Phối chế nguyên liệu theo tỷ lệ: Tinh bột/nước/HCl = 100/365/0,77
HCl có nồng độ 100%
Nhiệt độ: 140 – 150
0
C
Áp suất: 2,5 kg/cm
2
Thời gian: 30 – 40 phút
Dùng thiết bị thuỷ phân làm việc gián đoạn có vỏ chịu axit.
3.3.2. Trung hòa:
Mục đích: để trung hòa lượng axit dư thừa trong quá trình thủy phân
Tiến hành: Thủy phân xong dung dịch vào thiết bi trung hòa cho 30% để đạt
pH=4,8.Cho than hoạt tính vào tẩy màu (khoảng100kg tinh bột cho 0,45 kg than).
Than tẩy màu và giúp cho quá trinh lọc, dung dịch có màu sáng hơn.
Thiết bị: sử dụng thiết bị trung hòa có canh khuấy.
3.3.3. Lọc:
Mục đích loại bỏ cặn, kết tủa, bã, than và các thành phần không hòa tan.
Gồm lọc dịch rỉ đường xử lý và dịch thuỷ phân tinh bột.
Tiến hành: dung dịch sau khi thủy phân ra thường có nồng độ 13-18%, nhiệt
độ ≥ 100
0
C và còn lượng axit cao, dung dịch có màu nâu thẩm, dưới tác dụng của

áp suất dư từ bơm ta thu được ta thu được dịch trong hơn.
Sử dụng thiết bị lọc khung bản. [5, tr267].
3.3.4. Xử lý rỉ đường:
Mục đích: loại bớt tạp chất, tẩy màu, diệt vi sinh vật khỏi gây ảnh hưởng đến
các dây chuyền công nghệ sau này.
Tiến hành: rỉ đường và nước cho vào thiết bị theo tỷ lệ 1: 1
H
2
SO
4
khoảng 0,4 – 0,6 % so với rỉ đường.
SVTH:Nguyễn Hải Dương - Lớp: 03SH Trang: 14
ĐỐ ÁN TỐT NGHIỆP GVHD: T.S TRƯƠNG THỊ MINH HẠNH
Đun nhiệt độ 120 – 140
0
C
PH = 5-6
Trung hoà bằng Ca(OH)
2

Thời gian đun 1 giờ
3.3.5. Pha chế dịch lên men:
Mục đích: tăng độ pH môi trường và cung cấp đủ dinh dưỡng cho quá trình lên
men.
Tiến hành: Cho Na
2
CO
3
30% đến pH = 6,7 – 7,0, tốc độ cánh khuấy 60
vòng/phút.

Nồng độ đường : 13%
Cao ngô : 0,7%
K
2
HPO
4
: 0,075%
MgSO
4
7H
2
O : 0,1 – 0,2%
MnSO
4
: 2%
Ure : 2%
Benzin penicillin : 5UI/ml
3.3.6. Thanh trùng:
Mục đích: nhằm tiêu diệt vi sinh vật lạ (xạ khuẩn) dể nhiễm tạp trong quá
trình lên men.
Tiến hành: dịch được bơm ngựơc chiều với hơi nước, để tạo ra quá trình trao
đổi nhiệt.
Thanh trùng ở 110
0
Thời gian: 15 phút.
Hơi có áp suất: 0,6 Mpa.
Dùng thiết bị thanh trùng alpha- laval.
3.3.7. Làm nguội:
Mục đích: hạ đến nhiệt độ lên men
Tiến hành: sau khi thanh trùng dịch được bơm vào thùng chứa đê hạ nhiệt độ

30 ÷32
0
C
SVTH:Nguyễn Hải Dương - Lớp: 03SH Trang: 15
ĐỐ ÁN TỐT NGHIỆP GVHD: T.S TRƯƠNG THỊ MINH HẠNH
Thời gian : 20 phút
Thiết bị: dùng nước đã xử lý để làm nguội.
3.3.8. Giống sử dụng là vi khuẩn Corynebacterium glutamicum
3.3.8.1 Nhân giống cấp I:
Mục đích: tăng số lượng vi khuẩn cho nhân giống cấp II
Chuẩn bị môi trường: môi trường: Đường glucoze tinh khiết 2,5%; rỉ đường
0,25%; nước chấm 0,32%; MgSO
4
7H
2
O 0,04%; Fe, Mn 0,002%; Ure 0,5%; B
1
0,00015%.
Tiến hành: tất cả các thành phần trên cho vào các bình tam giác, thanh trùng
ở 121
0
C, 1at, trong 20 phút rồi làm nguội 30 - 32
0
C và cấy giống nuôi khoảng 2 – 3
ngày. Trong quá trình nuôi lắc liên tục với tốc độ 100 vòng /phút.
3.3.8.2 Nhân giống cấp II:
Mục đích: chuẩn bị số lượng giống cho thiết bị lên men.
Chuẩn bị môi trường: Đường glucose 2000g; MgSO
4
24g; H

3
PO
4
60g; KOH
có pH = 9; nước chấm 300ml; rỉ đường 600g; Ure 480g; dầu lạc 60ml; B
1
20mg.
Tiến hành: các thành phần trên được thanh trùng rồi cho vào các thùng nhôm
đã khử trùng và cấy giống nuôi giống 2 – 3 ngày.
3.3.8.2 Nhân giống cấp III:
Mục đích: chuẩn bị số lượng vi khuẩn cho quá trình lên men.
Môi trường: Rỉ đường 44 kg/h với nồng độ 45%; MgSO
4
0,1 – 0,2%;
K
2
HPO
4
0,075%; MnSO
4
2%; Urê 2%.
Tiến hành: các thành phần trên được khử trùng rồi cho vào thiết bị nhân
giống, tiếp tục cho giống vào và nuôi 2 – 3 ngày.
3.3.9. Lên men:
3.3.9.1 Cơ chế sinh tổng hợp axit glutamic
Vi khuẩn corynebacterium glutamicum phân giải glucoza theo con đường
EMP, sau đó thông qua axit xitric và axit
α
- ketoglutaric theo chu trình Krebs. Sự
oxi hóa đó được thực hiện nhờ 2 enzim izoxitrat-dehydrogenaza và L-glutamat-

SVTH:Nguyễn Hải Dương - Lớp: 03SH Trang: 16
ĐỐ ÁN TỐT NGHIỆP GVHD: T.S TRƯƠNG THỊ MINH HẠNH
dehydrogenaza kết hợp chặt chẽ với sự có mặt của ion amonium. Có thể biểu diễn
bằng sơ đồ dễ hiểu như sau:
Axit xitric
Mục đích: thu được axit glutamic từ canh trường và đem tiến hành tinh chế.
Tiến hành: sau khi môi trường được làm nguội đến nhiệt độ lên men, tiến
hành bổ sung giống từ thiết bị nhân giống cấp 3, tỷ lệ cấy giống là 10% so với thể
tích môi trường. Chế độ nuôi cấy vi khuẩn corynebacterium glutamicum sinh axit
glutamic được cho như sau:
Các thông số:
Nhiệt độ : 32
0
C
Áp suất : 1 kg/cm
2
PH : 7
Lượng không khí : 30 – 40 m
3
/l giờ cho 1 m
3
môi trường.
Cánh khuấy 2 tầng : 180 – 200 vòng/phút.
Thời gian : 32 – 40 giờ.
Khi pH giảm đến 7 thì phải bổ sung ngay urê để pH tăng lên đến 8, thường
quá trình lên men bổ sung 2-3 lần.
Khi bọt nhiều phải tiếp dầu để phá bọt, tạo điều kiện cho CO
2
thoát ra ngoài
dể dàng.

SVTH:Nguyễn Hải Dương - Lớp: 03SH Trang: 17
Axit xitric A.izoxitric
Axit xitricα- ketoglutaric

A. L- glutamic
L- glutamic-dehydrogenaza
CO
2
NH
4
+
ĐỐ ÁN TỐT NGHIỆP GVHD: T.S TRƯƠNG THỊ MINH HẠNH
Dầu phá bọt ở nước ta thường dung là dầu lạc. Sở dĩ phải dùng dầu lạc vì
quá trình lên men CO
2
tạo thành nhiều và sinh bọt, do vậy phải dùng dầu phá bọt.
Sử dụng thiết bị lên men dạng xilanh có đảo trộn bằng khí động học. [5, tr197].
3.3.10. Pha loãng:
Dịch lên men có hàm lượng axit glutamic khoảng 40g/l, tức là mật độ phân
tử tương đối dày đặc. Do đó, ta cần phải pha loãng dịch lên men tạo điều kiện thuận
lơi cho quá trình trao đổi ion.
Nồng độ: 18 ÷ 20 g/l.
pH = 5 ÷ 5,5.
Thiết bị: Sử dụng thiết bị lên men dạng xilanh có đảo trộn bằng khí động
học. [5, tr197].
Thông qua hoạt động sống của vi khuẩn trong những điều kiện thích hợp để
chuyển đường và đạm vô cơ thành axit glutamic.
Các thông số:
Nhiệt độ : 32
0

C
Áp suất : 1 kg/cm
2
PH : 7
Lượng không khí : 30 – 40 m
3
/l giờ cho 1 m
3
môi trường.
Cánh khuấy 2 tầng : 180 – 200 vòng/phút.
Thời gian : 32 – 40 giờ.
Khi pH giảm đến 7 thì phải bổ sung ngay urê để pH tăng lên đến 8, thường
quá trình lên men bổ sung 2-3 lần.
Khi bọt nhiều phải tiếp dầu để phá bọt, tạo điều kiện cho CO
2
thoát ra ngoài
dể dàng.
Dầu phá bọt ở nước ta thường dung là dầu lạc. Sở dĩ phải dùng dầu lạc vì
quá trình lên men CO
2
tạo thành nhiều và sinh bọt, do vậy phải dùng dầu phá bọt.
Sử dụng thiết bị lên men dạng xilanh có đảo trộn bằng khí động học. [5, tr197].
SVTH:Nguyễn Hải Dương - Lớp: 03SH Trang: 18
ĐỐ ÁN TỐT NGHIỆP GVHD: T.S TRƯƠNG THỊ MINH HẠNH
3.3.11. Trao đổi ion:
Mục đích: là tách lấy axit glutamic ra khỏi lên men. Đồng thời loại bỏ mọt số
ion khác tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình kết tinh, không nhiễm tạp bởi một số
ion lạ.
Tiến hành: sau khi hạt nhựa được tái sinh, rửa tái sinh và dùng chân không
đóng mở ngắt quảng làm cho hạt nhựa tơi, xốp để ổn định rồi cho dịch lên men vào

và trao đổi ngược.
- Rửa trao đổi: sau khi trao đổi hết để cho rezin lắng xuông tự nhiên,bỏ lớp
dịch bẩn ở trên bề mặt, đảo trộn hạt nhựa rồi cho nước sạch rửa vào ngược cho tới
khi sạch thì thôi.
+ Giữ nhiệt: sau khi rửa sạch, ngừng cho nước lạnh và cho nước nóng 60
0
C
vào để gia nhiệt hạt nhựa. Nước thải ra lúc đầu có chứa một lượng nhỏ axit
glutamic nên được thu hồi lại làm nước pha dịch lên men ở mẻ sau. Gia nhiệt cho
đến khi nước thải đạt 45
0
C thì thôi và cho NaOH 5% để tách axit glutamic:
Dùng NaOH 5% đã được đun nóng đến 60
0
C.
Thường xuyên kiểm tra pH và độ baumé.
Chỉ sau 4 ÷ 5 phút độ baumé đạt cực đại ( khoảng 4
0
5 ÷ 5
0
Be), lúc đó
thôi cho NaOH vào.
Cũng sau 4 ÷ 5 phút độ Be giảm về 0
0
thì kết thúc quá trình thu hồi axit
glutamic.
Cột trao đổi ion: cột nhựa có Φ = 90, h = 680 – chứa 2 kg hạt nhựa ẩm
3.3.12. Kết tinh:
Axit hóa axit glutamic: toàn bộ dung axit glutamic thu được trên được đưa
về thùng kết tinh. Cho cánh khuấy hoạt động liên tục để ngăn ngừa axit glutamic

kết tủa quá sớm, kết tinh nhỏ và hiệu quả thấp. Cho HCl 31% vào để tạo điểm đẳng
điện ở PH = 2,9-3,2 thì thôi và bắt đầu làm lạnh.
Làm lạnh và kết tinh: dịch axit glutamic sau khi đạt pH đẳng điện thì cho
nước lạnh vào vỏ thùng và làm lạnh nhằm tăng độ quá bão hòa của dung dịch tạo
cho axit glutamic được tốt. Trong quá trình này cánh khuấy hoạt động liên tục làm
SVTH:Nguyễn Hải Dương - Lớp: 03SH Trang: 19
ĐỐ ÁN TỐT NGHIỆP GVHD: T.S TRƯƠNG THỊ MINH HẠNH
cho axit glutamic kết tinh to, xốp và tơi, 8 giờ sau thì ngừng khuấy, nhưng vẫn giảm
nhiệt độ đến môi trường ( tốt nhất là giảm và giữ ở 12
0
C ), sau ít nhất 48 giờ thi quá
trình kết tinh kết thúc.
3.3.13. Ly tâm:
Mục đích tách hai pha rắn và lỏng gồm.
- Pha rắn : gồm axit glutamic đã kết tinh và lắng xuống.
- Pha lỏng : gồm nước và một ít axit glutamic không kết tinh
hòa tan vào ta gọi đó là nước cái. Phần nước cái đưa đi trao đổi lại , phần kết tinh
đưa đi ly tâm ta được axit glutamic ẩm.
3.3.14 Sấy:
Axit glutamic sau khi kết tinh đem đi sấy nhằm loại bỏ tạp chất cuối khó bay
hơi và có nhiệt độ sôi thấp hơn của rượu etylic bao gồm các rượu cao phân tử
amilic, propilic v.v…Với mục đích tạo điều kiện cho quá trình bảo quản.
Dùng máy sấy băng tải. [5,tr283].
3.3.15 .Bao gói:
Tạo sản phẩm hoàn chỉnh, đảm bảo sản phẩm có thể được bảo quản trong một
thời gian nhất định mà không ảnh hưởng đến chỉ tiêu về chất lượng, vệ sinh an toàn
thực phẩm.
Dùng thiết bị tạo mang bao siêu mỏng. [5,tr319].
3.3.16. Bảo quản.
Axit glutamic sau khi sấy đạt được độ ẩm 0,5% thì đựợc đóng gói và được

xếp vào thùng và bảo quản ở trong kho thành phẩm hoặc được dưa đi tiêu thụ.
SVTH:Nguyễn Hải Dương - Lớp: 03SH Trang: 20
ĐỐ ÁN TỐT NGHIỆP GVHD: T.S TRƯƠNG THỊ MINH HẠNH
CHƯƠNG 4. TÍNH CÂN BẰNG VẬT CHẤT
4.1. Kế hoạch sản xuất của nhà máy.
Giả sử nhà máy ngày làm việc 1 ca. Mỗi ca 8 giờ. Riêng bộ phận lên men 1
ngày làm việc 3 ca.
4.2. Tính cân bằng vật chất
Nhà máy sản xuất axit glutamic tinh thể với năng suất 1000 tấn/ngày.
Ta giả sử tổn hao của từng công đoạn so với công đoạn trước đó như sau:
- Xử lý rỉ đường: 2%
- Ép lọc dịch tinh bột 1%
- Pha loãng: 2%
- Thuỷ phân: 1%
- Trung hoà: 1%
- Lọc dịch rỉ đường 2%
- Pha dịch lên men 1%
- Thanh trùng 0%
- Làm nguội 0%
- Lên men 1%
- Trao đổi ion 2%
- Kết tinh 1%
- Ly tâm 1%
- Sấy 2%
4.2.1. Sấy
Tỷ lệ hao hụt là 2%
Axit glutamic có tính chất gần giống như glutamate natri nên ta chọn:
Độ ẩm trước khi sấy là 7%
Độ ẩm thành phẩm là 0,5%
Lượng axit glutamic ẩm đem sấy


29,1091
7100
5,0100
100
102
1000 =


××
(kg/ngày)
SVTH:Nguyễn Hải Dương - Lớp: 03SH Trang: 21
ĐỐ ÁN TỐT NGHIỆP GVHD: T.S TRƯƠNG THỊ MINH HẠNH
Lượng ẩm tách ra:
1091,9-1000=91,29 (kg/ngày).
4.2.2. Ly tâm
Tỷ lệ hao hụt là 1%
Trước khi ly tâm độ ẩm là 30%
Giả thiết tỉ lệ axit glutamic ẩm: nước cái là= 70: 30

36,1464
30100
7100
100
101
29,1091 =


××
(kg/ngày).

Lượng nước cái hồi lưu lại là:

58,627
100
30
36,1464 =×
(kg/ngày).
4.2.3 Kết tinh
Tỷ lệ hao hụt là 1%
Hiệu suất kết tinh là 80%. [4,tr51].
Lượng axit glutamic khô trước khi hao tổn.

78,2133
100
102
36,1464 =×
(kg/ngày)
Lượng axit glutamic khô trước khi kết tinh
22,2667100
80
78,2133

(kg/ngày)
4.2.4 Trao đổi ion
Tỷ lệ hao hụt là 1%.
Hiệu suất thu hồi là 88%.
Nồng độ axit glutamic trước khi pha loãng là 40g/l.
Nồng độ axit glutamic sau pha loãng là 20g/l. [4, tr51]. (Tr 51).
Lượng axit glutamic khô thu cùng với lượng nước cái hồi lưu lại thu được sau
khi trao đổi.

8,329458,62722,2667 =+
(kg/ngày).
Lượng axit glutamic khô trước hao tổn.
SVTH:Nguyễn Hải Dương - Lớp: 03SH Trang: 22
ĐỐ ÁN TỐT NGHIỆP GVHD: T.S TRƯƠNG THỊ MINH HẠNH
75,3327
100
101
8,3294 =×
(kg/ngày).
Theo hiệu suất thiết bị là:
53,3781
88
100
75,3327 =×
(kg/ngày).
4.2.5 Pha loãng
Thể tích dịch axit glutamic trước khi trao đổi.
61,189076
1020
53,3781
3
=
×

(lít/ngày).
Thể tích dịch sau lên men là:
31,94538
2
61,189076

=
(lít/ngày).
4.2.6 Lên men.
Tỷ lệ hao hụt là 1%.
Ta có D
axit glutamic
= 1,54 g/cm
3
.
Khối lượng dịch sau lên men:
99,14558854,131,94538 =×
(kg/ngày).
Lượng dịch sau khi lên men chưa hao tổn là:
88,147044
100
101
99,145588 =×
(kg/ngày).
Giả sử tỷ trọng của dịch là d = 1050,1 (kg/m
3
), suy ra thể tích dịch lên men
là:
V =
03,140
1,1050
88,147044
=
(m
3
/ngày).

Trong quá trình lên men có bổ sung dầu lạc 0, 1% để phá bọt; ure 1,8%.
m
urê 1,8%

54,1764
100
2,1
88,147044 =×=
(kg/ngày).
m
dầu lạc 0,1%

04,147
100
1,0
88,147044 =×=
(kg/ngày).
SVTH:Nguyễn Hải Dương - Lớp: 03SH Trang: 23
ĐỐ ÁN TỐT NGHIỆP GVHD: T.S TRƯƠNG THỊ MINH HẠNH
4.2.7 Giống.
Lượng giống cho vào lên men là 10% thể tích dịch môi trường. Vậy lượng
giống cho vào là:
V
giống III

003,14
100
10
03,140 =×=
(m

3
/ngày).
Giả sử giống có khối lượng riêng là 1070 (kg/m
3
). Khi đó khối lượng giống
cho vào là: m
giống III

21,149831070003,14 =×=
(kg/ngày).
Lượng giống cấp II bằng 10% lượng giống cấp III.
V
giống cấp II

4003,1
100
10
003,14 =×=
(m
3
/ngày).
m
giống cấp II

32,149810704003,1 =×=
(kg/ngày).
Lượng giống cấp I bằng 10% lượng giống cấp II
V
giống cấp I


14003,0
100
10
4003,1 =×=
(m
3
/ngày).
m
giống cấp I

83,149107014003,0 =×=
(kg/ngày).
Lượng dịch môi trường đem đi lên men là:

09,13015021,1498304,14754,176488,147044 =−−−
(kg/ngày).
4.2.7.1 Khối lượng các chất dinh dưỡng bổ sung vào môi trường lên men.
Khối lượng các chất được cho ở bảng sau:
Bảng 4.2 Chất dinh dưỡng bổ sung vào môi trường lên men.

Hoá chất Nồng độ bổ sung Khối lượng(kg/ngày)
K
2
HPO
4
0,15% 195,23
MgSO
4
0,075% 97,61
MnSO

4
2% 2603,00
Urê 2% 2603,00
Cao ngô 0,7% 911,05
Lượng môi trường khi chưa cho các chất bổ sung là:
130150,09-195,23-97,61-2603,00-911,05=126343,2 (kg/ngày).
SVTH:Nguyễn Hải Dương - Lớp: 03SH Trang: 24
ĐỐ ÁN TỐT NGHIỆP GVHD: T.S TRƯƠNG THỊ MINH HẠNH
4.2.8 Tinh bột.
Tỷ lệ tinh bột và rỉ đường đã xử lý đưa vào pha chế dịch lên men là: 50:50.
4.2.8.1 Ép lọc dịch thuỷ phân tinh bột.
Giả sử quá trình ép lọc có hiệu suất là 85(%):
m
dịch thủy phân trước ép lọc

72,75062
85
100
100
101
2
2,126343
=××=
(kg/ngày).
D=1,5 (kg/lit). thể tích sau khi lọc đưa đi pha chế:
v
8,50041
5,1
72,75062
==

(lit/ngày)
4.2.8.2 Trung hoà.
Sử dụng Na
2
CO
3
. Quá trình trung hòa tổn hao là 1% nên ta có:
m
Dịch trước khi trung hòa

35,75813
100
101
72,75062 =×=
(kg/ngày).
Thể tích dịch trung hòa
v
23,50542
5,1
35,75813
==
(lit/ngày).
4.2.8.3 Thuỷ phân.
Quá trình thủy phân tổn hao là 1% nên ta có:
m
dịch thủy phân

49,76571
100
101

35,75813 =×=
(kg/ngày).
Từ tỷ lệ phối trộn tinh bột, nước và axit để thủy phân 100:350:165. Gọi x là
lượng tinh bột ta có:
x +
100
350
x +
100
165
x = 76571,49 (kg/ngày)
Suy ra: x = 12450,65 (kg/ngày).
Vậy lượng tinh bột cần dùng là 12450,65 (kg/ngày).
Thể tích nước cần dùng là: d=1(kg/lit).
v
275,435775,365,12450 =×=
(lit)
SVTH:Nguyễn Hải Dương - Lớp: 03SH Trang: 25
ĐỐ ÁN TỐT NGHIỆP GVHD: T.S TRƯƠNG THỊ MINH HẠNH
4.2.9 Rỉ đường
4.2.9.1 Rỉ đường pha loãng để phối chế dịch lên men.
Giả sử dịch đem lên men có nồng độ đường là 12% (d=1,048)Ơổ tay quá
trình và thiết bị công nghệ hoá chất. Ttr 58)và rỉ đường ban đầu có nồng độ đường
là 20% nên ta có lượng rỉ đường trước khi pha loãng là:
m
rỉ đường pha loãng

02,38661
100
102

20
12
2
2,126343
=××=
(kg/ngày).
Thể tích rỉ đường pha loãng:
v
29,36890
048,1
02,38661
==
(lit).
Lượng nước cần pha loãng dịch rỉ đường từ 20% xuống 12%. D
nước
=1kg/lit.
m
nước
4,15464
20
1220
02,38661 =

×=
(kg/ngày).
Thể tích nước đem dùng là:
v
4,15464
1
4,15464

==
(lit).
4.2.9.2 Lọc dịch rỉ đường.
Giả sử quá trình ép lọc có hiệu suất là 85(%):
giả sử ở thời điểm đem lọc rỉ đường có nồng độ 52%. D=1,242(kg/lit).(sổ tay
quá trình và thiết bị công nghệ hoá chất. Ttr 61)
m
rỉ đường ép lọc
=
02,18315
52
20
82
100
100
101
02,38661 =×××
(kg/ngày).
v
rỉ đường ép lọc
40,14746
242,1
02,18315
==
(lit)
4.2.9.3 Xử lý rỉ đường.
Lượng rỉ đường đem đi xử lý là:
m
rỉ đường xử lý
32,18681

100
102
02,18315 =×=
(kg/ngày).
Thể tích rỉ đường xử lý
v
32,15041
242,1
32,18681
==
(lit/ngày)
SVTH:Nguyễn Hải Dương - Lớp: 03SH Trang: 26
ĐỐ ÁN TỐT NGHIỆP GVHD: T.S TRƯƠNG THỊ MINH HẠNH
Lượng H
2
SO
4
dùng để xử lý rỉ đường là 1%. D =1,051 (kg/lit).
m
H2SO4

81,186
100
1
32,18681 =×=
(kg/ngày).
Thể tích H
2
SO
4

đem dùng là:
V
H2SO4

86,185
0051,1
81,186
==
(lit).
4.2.9.4 Rỉ đường làm nguyên liệu ban đầu:
Giả sử rỉ đường làm nguyên liệu ban đầu có nồng độ là 82%.
D=1,427(kg/lit).(sổ tay quá trình và thiết bị công nghệ hoá chất. Ttr 62).
m
rỉ đường
62,12083
82
52
100
102
32,18681 =××=
(kg/ngày).
Thể tích rỉ đường đưa vào sử dụng:
v
rỉ đường
85,8467
427,1
62,12083
==
(lit).
Lượng nước cần đưa vào xử lý dịch rỉ đường:

m
nước
84,4420
82
5282
62,12083 =

×=
(kg/ngày).
Thể tích nước được dùng là:
v
nước
84,4420
1
84,4420
==
(lít).

SVTH:Nguyễn Hải Dương - Lớp: 03SH Trang: 27

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×