Giáo án Chính trị Lê Thị Mỹ An
Bài 4
TỰ NHIÊN VÀ XÃ HỘI – NHỮNG VẤN ĐỀ MÔI TRƯỜNG – SINH THÁI
ĐỐI VỚI ĐỜI SỐNG XÃ HỘI(2 TIẾT)
I. Mục đích, yêu cầu:
1. Mục đích:
- Hiểu rõ mối quan hệ biện chứng giữa tụ nhiên và xã hội, nâng cao ý thức bảo vệ môi trường.
- Nắm vững vấn đề giai cấp, Nhà nước, củng cố quan điểm biện chứng lịch sử.
2. Yêu cầu:
- Môi trường sinh thái và vấn đề bảo vệ môi trường
- Dân số và ảnh hưởng của nó đối với sự phát triển của Xã hội.
II. Giảng bài mới:
Nội dung Giáo viên
I. TÁC ĐỘNG QUA LẠI GIỮA TỰ NHIÊN VÀ XÃ
HỘI
1. Khái niệm tự nhiên và xã hội
- Theo nghĩa hẹp tự nhiên là thế giới tự nhiên, bao gồm
những sinh vật và yếu tố của sự sống (đất, nước, không
khí…). Trong quan hệ với con người và xã hội, tự
nhiên là môi trường sống, là tiền đề, điều kiện cho sự
ra đời, tồn tại và phát triên của con người và xã hội loài
người.
- Theo nghĩa rộng là toàn bộ thế giới vật chất tồn tại
khách quan.
- Xã hội là hình thức vận động cao nhất của vật chất.
Đó là sản phẩm của sự tác động qua lại giữa người với
người trong quá trình sản xuất.
2. Mối quan hệ biện chứng giữa tự nhiên và xã hội
- Tự nhiên và xã hội thống nhất nhau ở chính bản thân
con người. Con người là chủ thể của xã hội, nhưng lại
tiến hóa từ tự nhiên, thông qua lao động sản xuất. Theo
Ăngghen: “Quá trình lao động đã biến vượn thành
người”. Con người có hai mặt tự nhiên và xã hội.
+ Xét về mặt tự nhiên, con người là động vật cấp cao,
nên tất yếu phải có mặt sinh vật.
+ Xét về xã hội, con người với tư cách là con người,
đích thực là người, khi được sống trong môi trường xã
hội, môi trường quan hệ giữa người và người. Mặt xã
hội là mặt bản chất của con người. Mác viết: “Trong
tính hiện thực của nó, bản chất con người là tổng hòa
những mối quan hệ xã hội”.
Con người là hiện thân của sự thống nhất giữa tự nhiên
và xã hội. Tự nhiên và xã hội là môi trường sống của
con người.
- Tự nhiên và xã hội còn thống nhất ở “tính vật chất”
Quá trình phát triển của tụ nhiên đã sản
sinh ra sự sống và theo quy luật tiến hóa,
trong những điều kiện nhất định, con người
đã xuất hiện từ động vật.
Sự hình thành con người gắn liền với sự
hình thành các quan hệ giữa người với
người, quá trình chuyển biến từ động vật
thành người cũng là quá trình chuyển biến
từ cộng đồng mang tính bầy đàn hành động
theo bản năng thành một cộng đồng mới
khác hẳn về chất ta gọi đó là xã hội.
Chỉ có tự nhiên mới cung cấp đầy dủ những
điều kiện cần thiết nhất cho sự sống của
con người và cũng chỉ có tự nhiên mới
cung cấp được những điều kiện cần thiết
Trang 1
Giáo án Chính trị Lê Thị Mỹ An
của nó.
+ Tự nhiên ảnh hưởng đối với xã hội: Tự nhiên luôn
luôn là tiền đề, điều kiện ảnh hưởng thường xuyên, đối
với sự tồn tại và phát triển của xã hội.
+ Xã hội ảnh hưởng đối với tự nhiên: Xã hội tác động
vào tự nhiên thông qua hoạt động thực tiễn của con
người, trước hết là lao động sản xuất ra của cải vật
chất. Lao động là yếu tố đầu tiên, cơ bản và quan trọng
nhất tạo nên sự thống nhất hữu cơ giữa xã hội và tự
nhiên.
* Lưu ý:
- Con người và xã hội với tư cách là người tiêu thụ, có
đặc trưng:
+ Có thể sử dụng tất cả các nguồn vật chất vốn có trong
tự nhiên.
+ Hiệu quả tiêu thụ tài nguyên thiên nhiên thường là
thấp, thậm chí rất thấp. Sự lãng phí của con người làm
cho nguồn tài nguyên thiên nhiên bị cạn kiệt. Vì vậy
con người phải vươn lên hiểu biết hơn nữa về tự nhiên
để tuân theo quy luật của tự nhiên trong quá trình khai
thác tự nhiên.
II. MÔI TRƯỜNG SINH THÁI VÀ ẢNH HƯỞNG
CỦA NÓ ĐỐI VỚI ĐỜI SỐNG XÃ HỘI
1. Khái niệm Môi trường - sinh thái
a. Môi trường
Môi trường địa lý là toàn bộ những sự vật, hiện tượng
của giới hữu sinh và vô sinh được thu hút vào một quá
trình của đời sống xã hội ở một giai đoạn lịch sử nhất
định và tào thành điều kiện cần thiết cho sự tồn tại và
phát triển của mọi xã hội.
b. Hệ sinh thái
Hệ sinh thái chỉ môt đơn vị tự nhiên gồm vật sống và
vật không sống tác động lên nhau thành một hệ ổn
định, ở đó có một sự tra đổi chất theo một vòng tuần
hoàn.
c. Môi trường sinh thái
- Môi trường sinh thái là môi trường sống của con
người(môi trường tự nhiên – xã hội).
- Là một trong những vấn đề mang tính toàn cầu, liên
quan đến sự sống của con người và xã hội loài người.
Nó đòi hỏi mọi quốc gia dân tộc cần quan tâm đến
việc bảo vệ môi trường sinh thái.
2. Ảnh hưởng của môi trường sinh thái đối với xã
hội
- Sự cạn kiệt tài nguyên
- Sự ô nhiễm môi trường.
- Nguyên nhân:
+ Tác động vô ý thức mù quáng của con người vào tự
nhiên.
+ Bản chất chế độ xã hội.
Việt Nam là một trong những nước tham gia kí ngự
nhất cho hoạt động sản xuất xã hội.
Vì lao động trước hết là quá trình diễn ra
giữa con người với tự nhiên, một trong quá
trình đó, bằng hoạt động của chính mình,
con người làm trung gian, điều tiết, kiểm
tra sự trao đổi chất giữa họ và tự nhiên.
Nếu con người bất chấp quy luật phá vỡ
cân bằng hệ thống tự nhiên – xã hội thì con
người phải gánh hậu quả khôn lường:
khủng hoảng sinh thái, sự cân bằng của hệ
thống tự nhiên và xã hội bị phá vỡ sự sống
của con người và xã hội loài người sẽ bị đe
dọa.
Trang 2
Giáo án Chính trị Lê Thị Mỹ An
định thư kyoto về bảo vệ môi trường. đại hội x: “coi
trọng việc thực hiện mục tiêu và nhiệm vụ bảo vệ môi
trường trong mọi hoạt động kinh tế xã hội. Thực hiện
tốt chương trình nghị sự XXI (viết tắt bằng tiếng Anh
là MDG)”.
III. DÂN SỐ VÀ ẢNH HƯỞNG CẢU NÓ ĐỐI VỚI
XÃ HỘI
1. Vai trò của dân số đối với xã hội
- Dân số là số lượng dân làm ăn, sinh sống trong một
vùng lãnh thổ nhất định: một địa phương một khu vực,
một quốc gia.
- Vấn đề dân số bao gồm nhiều mặt:
+ Số lượng dân số nhiều hay ít
+ Chất lượng dân số cao hay thấp.
+ Mật độ dân số phân bố hợp lí hay không hợp lí.
+ Sự gia tăng dân số nhanh hay chậm.
- Dân số đối với sự phát triển của xã hội:
+ Số lượng dân số nhiều hay ít ảnh hưởng đến sản xuất
của xã hội, phát triển của quốc gia.
+ Chất lượng dân số sẽ nói lên trình độ tay nghề của
người lao động, nên tác động đến phát triển kinh tế xã
hội.
+ Mật độ dân số góp phần tạo điều kiện cho sự kết hợp
chặt chẽ giữa lao động với tài nguyên thiên nhiên, phát
triển sản xuất, có ý nghĩa quan trọng đến sự phát triển
kinh tế xã hội.
+ Tốc độ phát triển dân số ảnh hưởng đến sự phát triển
của xã hội nhưng không phải là nhân tố quyết định sự
thay đổi phương thức sản xuất.
2. Sự bùng nổ dân số hiện nay
- Sự bùng nổ dân số xảy ra trong thời gian gần đây, chủ
yếu diễn ra ở các nước đang phát triển.
- Bùng nổ dân số sẽ dẫn đến sự cạn kiệt tài nguyên.
- Bùng nổ dân số dẫn đến một nghịch lí toàn cầu:
+ Nước có thu nhập cao thì tỉ lệ gia tăng dân số thấp và
ngược lại.
+ Mức tiêu thụ tài nguyên, ở những nước phát triển tuy
dân số ít nhưng lại chiếm rất nhiều so với các nước dân
số phát triển nhanh, chiếm phần đông dân số thế giới.
3. Ngăn chặn sự gia tăng dân số
- Cần cho mọi người hiểu rằng, đây là vấn đề toàn cầu.
- Đã đến lúc, con người cần phải sử dụng tài nguyên
thiên nhiên một cách hợp lí nhất, hiệu quả nhất, tiết
kiệm nhất, tối ưu nhất và thông minh nhất.
- Con người phải thấy rằng, chính con người là thủ
phạm làm ô nhiễm, suy thoái môi trường. Do đó con
người cần chủ động điều chỉnh hành vi của mình trong
việc bảo vệ môi trường-sinh thái.
- Vấn đề hạn chế gia tăng dân số ở nước ta.
+ Vận động sinh đẻ có kế hoạch.
+ Chỉ tiêu dân số và chất lượng dân số triển dân số
So sánh các tháp dân số: nước phát triển và
nước đang phát triển…
So sánh các mốc thời gian để cho thấy sự
gia tăng dân số ngày càng nghiêm trọng.
Nguyên nhân sâu xa của sự ô nhiễm môi
trường là sự gia tăng dân số.
Trang 3
Giáo án Chính trị Lê Thị Mỹ An
khoảng 1,14%, lao động nông nghiệp chiếm dưới 50%
lao động xã hội, tạo việc làm cho 8 triệu lao động, tỉ lệ
hộ nghèo giảm còn 10% - 11%, hoàn thành phổ cập
THCS…
Giáo viên hướng dẫn duyệt Giáo viên tập sự
Nguyễn Văn Trang Lê Thị Mỹ An
Trang 4