KHOA LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ KIỂM TRA CUỐI HỌC PHẦN
BỘ MÔN ĐLCM của ĐCSVN
HỌ VÀ TÊN:_________________________________LỚP:________________
Đề 2
I. PHẦN TRẮC NGHIỆM: (SV đánh dấu vào phương án đúng nhất, mỗi câu đúng được tính 0.25
điểm)
Câu 1: Đặc điểm ra đời của giai cấp công nhân Việt Nam là:
a.Ra đời trước giai cấp tư sản, trong cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất của thực dân Pháp.
b. Phần lớn xuất thân từ nông dân.
c.Chịu sự áp bức, bóc lột của đế quốc, phong kiến và tư sản.
d. Cả a, b và c.
Câu 2: Trong tác phẩm "Đường kách mệnh", Nguyễn Ái Quốc xác định lực lượng cách mạng bao
gồm các giai tầng nào?
a. Sỹ, nông, công, thương.
b. Công nhân và nông dân.
c. Công nhân, học trò, nhà buôn nhỏ.
d. Công nhân, nông dân, học trò, điền chủ nhỏ.
Câu 3: Nhiệm vụ của cách mạng tư sản dân quyền là:
a. Đánh đổ đế quốc
b. Đánh đổ phong kiến.
c. a và b.
Câu 4: Nhân dân ta phải tiến hành Tổng khởi nghĩa trước khi quân Đồng Minh vào Đông Dương vì:
a. Đó là lúc so sánh lực lượng có lợi nhất cho cách mạng.
b. Đó là lúc kẻ thù cũ đã ngã gục, kẻ thù mới chưa kịp đến.
c. Quân Đồng minh có thể dựng ra chính quyền trái với ý chí và nguyện vọng của nhân dân ta.
d. Cả a, b và c.
Câu 5: Nhân dân Nam Bộ đứng lên kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược bảo vệ chính quyền
cách mạng vào ngày, tháng, năm nào?
a. Ngày 23/9/1940.
b. Ngày 23/8/1945.
c. Ngày 23/9/1945.
d. Ngày 19/12/1946.
Câu 6: Trong các nhiệm vụ chủ yếu trước mắt của cách mạng nước ta sau Cách mạng Tháng Tám,
nhiệm vụ nào là bao trùm nhất?
a. Củng cố chính quyền.
b. Chống thực dân Pháp xâm lược.
c. Bài trừ nội phản.
d. Cải thiện đời sống nhân dân.
Câu 7: Từ ngày 6/3/1946 đến tháng 12/1946, Đảng ta thực hiện chủ trương nào?
a. Tạm hoà với Pháp để đuổi Tưởng và tay sai, tranh thủ thời gian xây dựng lực lượng.
b. Hoà với Tưởng và hoà với Pháp.
c. Hoà với Tưởng để tập trung chống Pháp.
d. Kháng chiến chống Pháp và Tưởng để bảo vệ độc lập dân tộc .
Câu 8: Tính chất của nền văn hoá mới được xác định sau Cách mạng Tháng Tám năm 1945 là:
a. Tính dân tộc.
b. Tính khoa học.
c. Tính đại chúng.
d. Cả a, b và c.
Câu 9: Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ II của Đảng quyết định đưa Đảng ta ra hoạt động công khai
với tên gọi là:
1
a. Đảng Cộng sản Việt Nam.
b. Đảng Lao động Việt Nam.
c. Đảng Cộng sản Đông Dương.
d. Hội nghiên cứu Chủ nghĩa Mác.
Câu 10: Trong cuộc kháng chiến chống Pháp, khái niệm “ba vùng chiến thuật” dùng để chỉ:
a. Vùng núi, vùng biển, vùng trời.
b. Vùng tự do, vùng tranh chấp, vùng địch tạm chiếm.
c. Nông thôn rừng núi, nông thôn đồng bằng và vùng đô thị.
Câu 11: Theo Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ III của Đảng (9/1960), cuộc cách mạng dân tộc dân
chủ nhân dân giữ vai trò:
a. Quyết định đối với sự phát triển của cách mạng Việt Nam.
b. Quyết định trực tiếp đối với sự phát triển của cách mạng miền Nam.
c. Quyết định trực tiếp đối với sự phát triển của cách mạng miền Bắc.
Câu 12: Từ thắng lợi của chiến dịch nào, Bộ Chính trị Trung ương Đảng chủ trương giải phóng hoàn
toàn miền Nam ngay trong năm 1975?
a. Chiến dịch Tây Nguyên.
b. Chiến dịch Huế - Đà Nẵng.
c. Chiến dịch Hồ Chí Minh.
Câu 13: Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ V của Đảng (3/1982) đã xác định công nghiệp hóa trong
chặng đầu tiên của thời kỳ quá độ ở nước ta phải:
a.Phát triển sản xuất hàng tiêu dùng là trọng tâm.
b. Phát triển công nghiệp nặng là then chốt.
c.Phát triển nông nghiệp là mặt trận hàng đầu.
d. Cả a, b và c.
Câu 14: Nguyên nhân của những hạn chế công nghiệp hóa thời kỳ trước đổi mới?
a.Nền kinh tế của đất nước nghèo, lạc hậu, chiến tranh kéo dài.
b. Nóng vội, chủ quan duy ý chí.
c.Đường lối công nghiệp hóa chưa phù hợp.
d. a và b.
Câu 15: Công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước cần bảo đảm yếu tố nào?
a. Xây dựng nền quốc phòng toàn dân vững mạnh.
b. Xây dựng nền kinh tế độc lập, tự chủ, chủ động hội nhập kinh tế quốc tế.
c. Hoàn thiện hệ thống chính sách an sinh xã hội.
d. Cả a, b và c.
Câu 16: Để phát triển nền kinh tế tri thức chúng ta cần phải:
a. Trải qua các bước phát triển tuần tự từ kinh tế nông nghiệp sang kinh tế công nghiệp rồi mới phát
triển kinh tế tri thức.
b. Bỏ qua các bước phát triển tuần tự từ kinh tế nông nghiệp sang kinh tế công nghiệp rồi mới phát
triển kinh tế tri thức.
c. Có mô hình phát triển đặc trưng cho nền kinh tế tri thức.
d. a và c.
Câu 17: Thị trường giữ vai trò như thế nào trong nền kinh tế?
a. Là công cụ phân bổ các nguồn lực kinh tế.
b. Là bản chất của chủ nghĩa xã hội.
c. Là bản chất của chủ nghĩa tư bản.
d. b và c.
Câu 18: Đại hội đại biểu toàn quốc lần X của Đảng đã làm sáng tỏ thêm nội dung cơ bản của định
hướng xã hội chủ nghĩa trong phát triển kinh tế thị trường ở nước ta, thể hiện ở mấy tiêu chí?
a. 3
b. 4
c. 5
d. 6
Câu 19: Hệ thống chính trị nước ta giai đoạn 1954 - 1989 có tên gọi là:
a. Hệ thống chính trị
2
b. Hệ thống chính trị dân chủ nhân dân.
c. Hệ thống chuyên chính vô sản.
d. Hệ thống chính trị xã hội chủ nghĩa.
Câu 20: Từ năm 1986 đến năm 1996, nhận thức nào đánh dấu sự hình thành tư duy của Đảng về kinh
tế thị trường có sự thay đổi cơ bản và sâu sắc?
a. Kinh tế thị trường không phải là cái riêng của chủ nghĩa tư bản mà là thành tựu phát triển chung
của nhân loại.
b. Kinh tế thị trường còn tồn tại khách quan trong thời kì quá độ lên chủ nghĩa xã hội.
c. Có thể và cần thiết sử dụng kinh tế thị trường để xây dựng chủ nghĩa xã hội ở nước ta.
d. Cả a, b và c.
Câu 21: Mục tiêu của kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta là:
a. Thực hiện “dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh” .
b. Giải phóng mạnh mẽ lực lượng sản xuất và không ngừng nâng cao cao đời sống nhân dân.
c. Đẩy mạnh xóa đói giảm nghèo, khuyến khích mọi người vươn lên làm giàu chính đáng, giúp đỡ
người khác thoát nghèo và từng bước khá giả hơn.
d. Cả a, b và c.
Câu 22: Nội dung nào thuộc chủ trương xây dựng hệ thống chuyên chính vô sản mang đặc điểm Việt
Nam?
a. Xác định quyền làm chủ của nhân dân được thể chế hóa bằng pháp luật và tổ chức. Nhà nước
trong thời kỳ quá độ là Nhà nước chuyên chính vô sản thực hiện chế độ dân chủ xã hội chủ nghĩa.
b. Xác định Đảng là người lãnh đạo toàn bộ hoạt động xã hội trong điều kiện chuyên chính vô sản.
c. Xác định nhiệm vụ chung của Mặt trận và các đoàn thể; mối quan hệ Đảng lãnh đạo, nhân dân
làm chủ, Nhà nước quản lý là cơ chế chung trong quản lý toàn bộ xã hội.
d. Cả a, b và c.
Câu 23: Cơ cấu tổ chức của hệ thống chính trị trong thời kỳ đổi mới là:
a. Đảng Cộng sản Việt Nam.
b. Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
c. Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các đoàn thể.
d. Cả a, b và c.
Câu 24: Thuật ngữ “xây dựng nhà nước pháp quyền” được Đảng Cộng sản Việt Nam đề cập lần đầu
tiên khi nào?
a. Hội nghị Trung ương lần thứ 2 khóa VII.
b. Hội nghị Trung ương lần thứ 2 khóa VIII.
c. Hội nghị Trung ương lần thứ 2 khóa IX.
d. Hội nghị Trung ương lần thứ 2 khóa X.
Câu 25: Tác phẩm nào được coi là cương lĩnh đầu tiên của Đảng về văn hóa?
a. Đề cương văn hóa Việt Nam.
b. Đời sống mới.
c. Chủ nghĩa Mác và văn hóa Việt Nam.
d. Kháng chiến kiến quốc.
Câu 26: Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 1991- 2000 nêu rõ: “Tăng trưởng kinh tế phải gắn liền
với tiến bộ và , phát triển văn hóa, bảo vệ môi trường”. Điền từ thích hợp vào chỗ trống.
a. Công nghiệp hóa.
b. Hiện đại hóa.
c. Công bằng xã hội.
d. a và b.
Câu 27: Nhiệm vụ trung tâm của Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2001 – 2010 là:
a. Phát triển kinh tế, công nghiệp hóa, hiện đại hóa.
b. Phát triển khoa học, công nghệ và giáo dục là quốc sách hàng đầu.
c. Xây dựng nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc.
d. Xây dựng và hoàn thiện chính sách xã hội phù hợp với thời kỳ mới.
Câu 28: Quá trình đổi mới đường lối đối ngoại của Đảng bắt đầu từ Đại hội đại biểu toàn quốc lần
thứ mấy của Đảng?
a. Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IV của Đảng.
3
b. Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ V của Đảng.
c. Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI của Đảng.
d. Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VII của Đảng.
Câu 29: Chủ động và tích cực hội nhập kinh tế quốc tế là trách nhiệm của:
a. Đảng, Nhà nước, toàn dân, của doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế xã hội.
b. Đảng và Nhà nước.
c. Các thành phần kinh tế.
d. Toàn dân.
Câu 30: Thành tựu trong hoạt động đối ngoại của Việt Nam từ năm 1986 đến nay?
a. Phá thế bao vây, cấm vận của các thế lực thù địch, tạo dựng môi trường quốc tế thuận lợi cho sự
nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
b. Giải quyết hòa bình các vấn đề biên giới, lãnh thổ, biển đảo với các nước liên quan.
c. Mở rộng quan hệ đối ngoại theo hướng đa phương hóa, đa dạng hóa.
d. Cả a, b và c.
II. TRẢ LỜI NGẮN GỌN: (Mỗi câu trả lời đúng được tính 0.5 điểm )
Câu 1. Dưới ách thống trị của thực dân Pháp, xã hội Việt Nam có những mâu thuẫn cơ bản nào?
Câu 2. Từ năm 1930 đến nay, Đảng ta có bao nhiêu Cương lĩnh chính trị? Nêu tên của những Cương
lĩnh chính trị đó.
Câu 3. Thế nào là chế độ làm chủ tập thể xã hội chủ nghĩa?
Câu 4. Cho biết những mốc chính trong tiến trình thực hiện công nghiệp hóa xã hội chủ nghĩa giai
đoạn trước đổi mới?
4
Câu 5. Tiêu chí thể hiện sự khác biệt giữa kinh thế thị trường tư bản chủ nghĩa với kinh tế thị trường
định hướng xã hội chủ nghĩa?
Câu 6. Tính chất “tiên tiến” trong nền văn hóa Việt Nam được hiểu như thế nào?
Câu 7. Những điểm mới về chủ trương đối ngoại của Đại hội VIII so với Đại hội VII?
5