Tải bản đầy đủ (.doc) (87 trang)

Kinh nghiệm bán hàng giá rẻ của Trung Quốc và bài học với Việt Nam.DOC

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (996.22 KB, 87 trang )

Kinh nghiệm bán hàng giá rẻ của Trung Quốc và bài học với Việt Nam
2010
LỜI NÓI ĐẦU
LỜI NÓI ĐẦU
1/Tính cấp thiết của đề tài
Ngày nay thương mại đã trở thành một phần tất yếu của nền kinh tế hiện đại.
Ra đời hàng ngàn năm trước dưới hình thái hàng đổi hàng đơn thuần, thương mại
đã có những bước tiến vĩ đại, đưa nền kinh tế của những quốc gia khác nhau ngày
càng xích lại gần nhau hơn. Đặc biệt là trong thời kỳ toàn cầu hóa hiện nay, khi
khoảng cách về không gian và thời gian ngày càng gắn lại, thương mại làm đã có
những phát triển bước phát triển vượt bậc, làm cho nền kinh tế toàn cầu ngày càng
lớn mạnh và thống nhất. Thương mại tựa như đôi cánh vĩ đại cho sự vươn lên
mạnh mẽ của nền kinh tế toàn cầu.
Đối với các nước đang phát triển, khi trình độ phát triển kinh tế còn kém xa
các nước tiên tiến, thì quá trình toàn cầu hóa thực sự mang lại một cơ hội vàng cho
sự vươn lên. Nhiều bài học của các nước như Hàn Quốc, Singapore, Đài Loan và
gần đây là Trung Quốc đã chứng minh rằng một quốc gia lạc hậu hoàn toàn có thể
vươn lên ngang tầm các quốc gia phát triển nếu biết tận dụng thời cơ của toàn cầu
hóa, đặc biệt là tận dụng những cơ hội do tự do Thương mại mang lại.
Trước năm 1978, Trung Quốc thi hành những chính sách hạn chế thông
Thương, nhất là với thế giới bên ngoài. Khi đó, người ta vẫn biết Trung Quốc là
một nước lớn nhưng chỉ là lớn về lãnh thổ và quy mô dân số. Nền kinh tế Trung
Quốc quá nhỏ bé so với nền kinh tế thế giới. Tuy nhiên từ khi tiến hành cải cách
mở cửa năm 1978 tới nay, Trung Quốc đã có những bước tiến mạnh mẽ và dần
vươn lên trở thành một siêu cường mới của thế giới. Sức mạnh Trung Quốc chỉ có
thể giải thích được bằng sự phát triển thần kỳ của nền kinh tế trong suốt hơn 30
Page | 1
Kinh nghiệm bán hàng giá rẻ của Trung Quốc và bài học với Việt Nam
2010
năm cải cách. Đi sâu nghiên cứu sự phát triển của nền kinh tế nước này, nhiều nhà
kinh tế đã khẳng định rằng chính sự phát triển của thương mại đã chắp cánh cho sự


vươn lên của nền kinh tế Trung Quốc. Khi nghiên cứu sâu hơn về những nguyên
nhân tạo nên thành công của nền thương mại Trung Quốc, một trong những nhân
tố cơ bản rút ra chính là sự thành công trong bán hàng giá rẻ. Đây là một trong
những điểm đặc biệt của quá trình phát triển kinh tế Trung Quốc so với các quốc
gia khác trên thế giới và cũng là bài học mà nhiều nước đang phát triển hiện nay
cần học tập từ quốc gia này.
Việt Nam và Trung Quốc là hai quốc gia có cùng chung nhiều điều kiện lịch
sử, văn hóa, xã hội, chính trị và nhất là định hướng phát triển. Hiện nay cả hai
nước đều đang ra sức nỗ lực phát triển kinh tế, nhằm vươn lên hàng ngũ các nước
phát triển. Trong cuộc chạy đua này, Việt Nam là quốc gia không chỉ lạc hậu hàng
trăm năm so với quốc tế mà so sánh với Trung Quốc chúng ta cũng đi sau tới hàng
chục năm. Do đó nghiên cứu học hỏi kinh nghiệm phát triển của Trung Quốc là hết
sức quan trọng với nước ta. Bên cạnh đó Việt Nam đang bước vào quá trình công
nghiệp hóa hiện đại hóa, trình độ phát triển của lực lượng sản xuất và quan hệ sản
xuất đều chưa hoàn thiện. Nếu xét về lợi thế tuyệt đối và lợi thế so sánh nước ta
nên tập trung sản xuất các mặt hàng với hàm lượng vốn, hàm lượng lao động cao.
Đây là điểm tương đồng với nền sản xuất Trung Quốc hiện nay. Tuy nhiên, nhiều
mặt hàng mà cả hai quốc gia cùng sản xuất thì mặt hàng của Trung Quốc luôn có
tính cạnh tranh cao hơn của Việt Nam, đặc biệt là cạnh tranh về giá. Kinh nghiệm
thành công của Trung Quốc trong lĩnh vực bán hàng giá rẻ thực sự rất có giá trị
thực tiễn trong quá trình phát triển kinh tế của Việt Nam. Đó là lý do em chon đề
tài “Kinh nghiệm bán hàng giá rẻ của Trung Quốc và bài học kinh nghiệm với Việt
Nam” làm đối tượng nghiên cứu của mình.
Page | 2
Kinh nghiệm bán hàng giá rẻ của Trung Quốc và bài học với Việt Nam
2010
2/Mục đích nghiên cứu đề tài
- Tìm hiểu và xác định các nguyên nhân mà Trung Quốc có thể sản xuất
hàng hóa giá rẻ.
- Tìm hiểu các kinh nghiệm và biện pháp mà Trung Quốc áp dụng để bán

hàng giá rẻ ra thị trường nội địa và quốc tế.
- Rút ra những kinh nghiệm và bài học với phía chính phủ và doanh nghiệp
Việt Nam cũng như một số điều kiện áp dụng.
3/Đối tượng phạm vi nghiên cứu
Đề tài tập chung nghiên cứu nền sản xuất Trung Quốc trên cơ sở vận dụng
những những quan điểm của lý thuyết Lợi thế cạnh tranh Quốc gia của M.Porter.
Tập chung đi sâu vào phân tích nền sản xuất Trung Quốc dưới góc độ chi phí sản
xuất, các kinh nghiệm bán hàng của các doanh nghiệp Trung Quốc cũng như các
biện pháp chính phủ nước này áp dụng để hỗ trợ khối các nhà sản xuất và khối các
doanh nghiệp xuất khẩu.
4/Phương pháp nghiên cứu
Bài viết sử dụng phương pháp phân tích tổng hợp, phương pháp phân tích
kinh tế lượng. Ngoài ra phương pháp so sánh đối chiếu cũng được sử dụng ở các
phân tích định lượng và định tính trong bài.
5/Kết cấu bài viết
Ngoài lời mở đầu và kết luận, phần nội dung chính của bài nghiên cứu này
gồm bốn phần nội dung chủ đạo sau đây:
- Chương I: Tổng quan về thương mại quốc tế và lý thuyết cạnh lơi thế
cạnh tranh quốc gia
Page | 3
Kinh nghiệm bán hàng giá rẻ của Trung Quốc và bài học với Việt Nam
2010
Chương này sẽ trình bày cơ sở lý thuyết chung nhất về thương mại quốc
tế, môi trường thương mại hiện nay và một số vấn đề cơ bản của lý
thuyết lợi thế cạnh tranh quốc gia. Mục tiêu của chương này là nhằm làm
sáng tỏ tầm quan trọng của thương mại nhất là đối các quốc gia đang phát
triển trong đó có Trung Quốc, đồng thời cách thức chung nhất để xây
dựng lợi thế cạnh tranh quốc gia theo lý thuyết của M.Porter. Ở Trung
Quôc, các lợi thế cạnh tranh đó được biểu hiện ra ở ngay yếu tố giá rẻ của
hàng hóa – điều mà chúng ta sẽ làm rõ ở các phần tiếp theo.

- Chương II: Nguyên nhân giá rẻ của hàng hóa Trung Quốc
Chương này sẽ tập chung đi sâu vào lý giải các nguyên nhân làm hàng
hóa Trung Quốc, đặc biệt là hàng hóa phục vụ cho xuất khẩu, lại có giá
thấp hơn rất nhiều so với các hàng hóa cạnh tranh cùng loại. Nội dung kết
cấu phần này sẽ được trình bày theo các khâu của quá trình xuất để cuối
cùng tính ra các chi phí bộ phận làm nên giá thành và sau này là giá bán
sản phẩm. Cuối phần này, ta sẽ có được những thông tương đối cụ thể về
các biện pháp liên hoàn mà chính phủ và các công ty Trung Quốc đã tiến
hành để làm giảm giá bán sản phẩm.
- Chương III: Một số kinh nghiệm bán hàng giá rẻ của Trung Quốc trên
trường nội địa và quốc tế
Chương này sẽ làm rõ các biện pháp mà Trung Quốc đã áp dụng để đẩy
mạnh đầu ra cho các sản phẩm giá rẻ, đưa hàng hóa của mình ra chiếm
lĩnh các thị trường. Các biện pháp của chính phủ và doanh nghiệp sẽ
được trình bày cụ thể ở từng mục một.
- Chương IV: Một số bài học kinh nghiệm đối với Việt Nam
Page | 4
Kinh nghiệm bán hàng giá rẻ của Trung Quốc và bài học với Việt Nam
2010
Chương này sẽ tổng kết những bài học đối của Trung Quốc đối với Việt
Nam. Bên cạnh đó, chương cuối cũng đề ra các cách thức nhằm áp dụng
một cách có hiệu quả những bài học đó trong tình hình thực tiễn.
Page | 5
Kinh nghiệm bán hàng giá rẻ của Trung Quốc và bài học với Việt Nam
2010
NỘI DUNG CHÍNH
NỘI DUNG CHÍNH
I. Tổng quan về thương mại quốc tế và lý thuyết lợi thế cạnh tranh quốc gia
1.1. Tổng quan về thương mại quốc tế
1.1.1. Khái quát chung về thương mại quốc tế

Thương mại quốc tế được hiểu theo nghĩa chung là các hoạt động trao đổi
luân chuyển hàng hóa dịch vụ giữa các quốc gia vùng lãnh thổ với nhau. Các chủ
thể của thương mại hiện nay đang ngày càng đa dạng. Các chủ thể lớn có thể từ các
chủ thể là các quốc gia, các vùng lãnh thổ tới các tổ chức đa quốc gia, các công ty
các tập đoàn đa quốc gia. Các chủ thể nhỏ hơn nằm trong lãnh thổ một quốc gia có
thể là các tổ chức kinh tế trong nước như các công ty, các xí nghiệp… Đối tượng
của thương mại cũng ngày càng đa dạng và phức tạp, có thể là các hàng hóa hữu
hình hoặc các hàng hóa vô hình. Về mặt pháp lý, các hiệp ước,các công ước, các
điều lệ về thương mại nhanh chóng được soạn thảo nhằm tạo ra khuôn khổ pháp lý
chung cho các hoạt động thương mại quốc tế. Chúng ta có thể nêu tên một số sự
kiện pháp lý quan trọng với nền thương mại toàn cầu như sự ra đời của hiệp ước
chung về thuế quan và thương mại GATT năm 1948, sự thành lập tổ chức Thương
mại Quốc tế WTO năm 1995. Các khu vực mậu dịch tự do cũng nhanh chóng ra
đời như EEC ( nay là EU ) ở châu Âu, khối NAFTA ở bắc Mỹ, khối ASEAN ở
đông nam Á… đã góp phần tạo điều kiện cho trao đổi thương mại giữa các quốc
gia ngày càng thuận lợi. Theo cùng những diễn biến đó, về mặt lượng, tổng giá trị
trao đổi thương mại của giữa các quốc gia trên thế giới cũng tăng lên nhanh chóng.
Chỉ tính riêng trong thời gian từ năm 1970 tới 1999, tổng giá trị hàng hóa dịch vụ
trao đổi của các quốc gia tăng lên 21 lần, từ 643 tỷ USD lên 11.400 tỷ USD ( gấp
21 lần trong vòng 30 năm ), bất chấp nhưng khó khăn chồng chất với nền kinh tế
Page | 6
Kinh nghiệm bán hàng giá rẻ của Trung Quốc và bài học với Việt Nam
2010
thế giới như cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới năm 1973 hay tình trạng chiến
tranh lạnh căng thẳng giữa Liên Xô và Hoa Kỳ…Tốc độ tăng trưởng của trao đổi
thương mại quốc tế cũng thường xuyên cao hơn tốc độ tăng trưởng nền kinh tế thế
giới. Trong giai đoạn 2000 tới 2007, trong khi tốc độ tăng trưởng kinh tế thế giới
chỉ giao động quanh khoảng 2,5% tới 4% thì tốc độ tăng trưởng của thương mại
thế giới thường trên 7%.
Bên cạnh đó, nhiều nghiên cứu đã chứng minh rằng, một trong những động

lực quan trọng nhất thúc đẩy tăng trưởng kinh tế thế giới chính là sự phát triển
mạnh mẽ của nền thương mại quốc tế. Không thể phủ nhận một thực tế rằng, nền
sản xuất của các quốc gia trên thế giới hiện nay hoạt động không chỉ đề phục vụ
nhu cầu nội địa mà một phần vô cùng quan trọng chính là phục vụ cho nhu cầu của
thế giới, đặc biệt là đối với các nền kinh tế có độ mở cửa cao. Một ví dụ điển hình
là Hoa Kỳ. Biểu đồ sau cho ta biết bao nhiêu phần trăm giá trị sản lượng của Hoa
Kỳ và thế giới là trực tiếp phục vụ cho xuất khẩu.
Hình 1.1.1.1: Tỷ lệ phần trăm hàng hóa xuất khẩu trong GNP của Hoa kỳ và
Thế giới
Page | 7
Kinh nghiệm bán hàng giá rẻ của Trung Quốc và bài học với Việt Nam
2010
Không có số liệu dự báo cho thương mại thế giới năm 2025
Nguồn: World Bank, World Development Indicators 1999 and WEFA Forecast, 2000
Số liệu từ: World and US forecast GDP source info.
Một ví dụ khác là Trung Quốc, quốc gia xuất khẩu lớn nhất thế giới hiện nay. Theo
số liệu thống kê của chính phủ nước này, tỷ lệ giá trị xuất nhập khẩu trong GDP đã
không ngừng tăng lên từ 1978 tới nay. Ta cùng xem xét biểu đồ sau
Page | 8
Kinh nghiệm bán hàng giá rẻ của Trung Quốc và bài học với Việt Nam
2010
Hình1.1.1.2:Tương quan giũa kim ngach xuất nhập khẩu so với GDP Trung Quốc
giai đoạn 1978 tới 2006
Nguồn số liệu: Tổng cục thống kê Trung Quốc
Rõ ràng, thương mại quốc tế đang ngày càng phát triển hơn và ngày cang quan
trọng hơn.Chính nhờ nhu cầu về hàng hóa của thế giới ngày càng tăng nên nền sản
xuất của các quốc gia mới được có cơ hội mở rộng và tăng sản lượng, tạo công ăn
việc làm cho người dân, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Có thể nói, thương mại
chính là một trong những động lực quan trọng nhất cho tăng trưởng kinh tế, cũng
như thúc đẩy tiến bộ xã hội.

Xét về các chủ thể trong nền thương mại thế giới, không thể không nhắc tới
Hoa Kỳ, Trung Quốc, Nhật Bản và Eu – những chủ thể lớn nhất trong nền thương
mại toàn cầu. Các chủ thể trên cũng là nơi phát sinh phần lớn nhu cầu hàng hóa và
phần lớn nguồn cung cho hoạt động thương mại. Hay nói một cách khác, các chủ
thể trên chính là các cực đẩy và cực hút trong nền thương mại quốc tế. Biểu đồ sau
Page | 9
Kinh nghiệm bán hàng giá rẻ của Trung Quốc và bài học với Việt Nam
2010
cho thấy vai trò to lớn của các chủ thể này trong nền thương mại toàn cầu thông
qua tỷ trọng thương mại trong cơ cấu thương mại của thế giới.
Hình 1.1.1.3: Tỷ trọng tổng kim ngạch thương mại một số quốc gia trong thương
mại thế giới
Nguồn: Ngân hàng thế giới ADB 2008
Qua đồ thị trên, ta thấy tổng giá trị thương mại của Hoa Kỳ, Trung Quốc, Nhật Bản
và một số nước trong liên minh châu Âu EU đã chiếm tới gần 80% tổng giá trị của
thương mại toàn cầu. Trong khi đó, xét về quy mô dân số, các quốc gia trên chỉ
chiếm khoảng 30% dân số thế giới. Rõ ràng, thương mại quốc tế cũng có những
đầu tàu của riêng nó và cũng dựa trên đồ thị trên, ta thấy rõ ràng một xu thế đó là
đóng góp vào thương mại toàn cầu của các nướcphát triển đang có xu hướng giảm
dần về mặt tương đối, điển hình là Hoa Kỳ. Trong khi đó vai trò của Trung Quốc
đang nổi lên rõ rệt, Năm 2009, Trung Quốc đã vượt Đức vương lên trở thành quốc
Page | 10
Kinh nghiệm bán hàng giá rẻ của Trung Quốc và bài học với Việt Nam
2010
gia xuất khẩu lớn nhất thế giới với tổng giá trị xuất khẩu đạt trên 1200 tỷ USD,
Cũng cùng năm này, Trung Quốc trở thành quốc gia đứng thứ 2 thế giới về tổng
kim ngạch thương mại. Rõ ràng, đang có sự đổi ngôi trong top những nước có nền
thương mại phát triển nhất thế giới và sự vươn lên của Trung Quốc dường như là
không có gì ngăn cản nổi.
1.1.2. Thương mại đối với các nước đang phát triển

Gần đây, bộ phận không nhỏ người dân trên thế giới đang phản đối những
mặt trái của xu thế toàn cầu hóa và nhất thể hóa nền kinh tế thế giới. Họ cho rằng
chính sự tự do thương mại bị chi phối bởi các nước giàu là một trong những nhân
tố chính gây nên mặt trái của toàn cầu hóa và do đó cực lực phản đối quá trình tự
do hóa thương mại hiện nay. Điển hình là tại diễn đàn kinh tế thế giới Davos tháng
1 năm 2009 tại Geneve, những người biểu tình từ khắp nới trên thế giới đã liên tục
mít tinh phản đối tự do hóa thương mại và cho rằng: tự do hóa thương mại chỉ
mang lại lợi ích cho những nước giàu, phần thua thiệt và nghèo đói sẽ thuộc về
những nước đang phát triển. Thực tế, không chỉ những người biểu tình mà còn rất
nhiều người khác phản đối một nền thương mại “tự do” bị các nước lớn chi phối.
Bi quan hơn, một bộ phận người dân thế giới thậm chí phản đối cả tự do hóa
thương mại. Quan điểm của họ liệu có hoàn toàn đúng?
Đầu tiên, chúng ta phải khẳng định rằng, tham gia thương mại quốc tế là con
đường đi lên đúng đắn cho các nước đang phát triển
Chúng ta đều biết rằng các nước đang và chậm phát triển là những quốc gia nghèo
trên thế giới và dễ tổn thương nhất trong khi tham gia thương mại. Sự bất hợp lý về
cơ cấu ngành kinh tế, sự lạc hậu về trình độ khoa học công nghệ chính là những
yếu tố chính tạo nên tính dễ tổn thương của các nền kinh tế trên. Tuy nhiên, sâu xa
hơn mà nói, chính sự thiếu quyết đoán của các nước đó khi tham gia vào sân chơi
Page | 11
Kinh nghiệm bán hàng giá rẻ của Trung Quốc và bài học với Việt Nam
2010
chung – nền thương mại toàn cầu – mới là nguyên nhân cơ bản nhất. Vào những
năm 50 của thế kỷ trước, Hàn Quốc, Malaysia là những quốc gia mới thoát khỏi
ách đô họ của ngoại bang, nền kinh tế với xuất phát điểm rất thấp ( thực tế là
không hơn gì so với nước thế giới thứ 3 ). Tuy nhiên điểm khác biệt cơ bản là ngày
nay, 2 nước đó đã trở thành những nước có trình độ phát triển khá trên thế giới,
Hàn Quốc thậm chí vươn lên trở thành nước công nghiệp mới ( NIC ), trong khi
các nước khác của thế giới thứ 3 tiếp tục lấn sâu vào con đường tụt hậu. Liệu có
phải tự do hóa thương mại đã làm cho các nước nghèo tiếp tục nghèo thêm? Thực

tế, Hàn Quốc hay Malaysia là hai quốc gia có mức độ mở cửa kinh tế từ rất sớm và
cũng là một trong những quốc gia “nhiệt tình” nhất khi tham gia vào thương mại
toàn cầu. Sau hơn 50 năm tham gia vào nền thương mại tự do mà nhiều người cho
là bất công ấy, họ đã thành công trong việc phát triển đất nước mình. Một bài học
thực tế rút ra là, chính những nước không dám tham gia vào thương mại toàn cầu,
hoặc tham gia với mức độ “khiêm tốn”, hạn chế mới là những quốc gia nghèo nàn
lạc hậu và yếu kém nhất. Tất nhiên là khi tham gia cuộc chơi mang tên
International Trade, khi bắt tay với các nước giàu, các nước nghèo thường sẽ bị
thua thiệt hoặc bất lợi trên một số khía cạnh nào đấy, nhưng thực tế đã là cuộc chơi
thì sẽ có rủi ro – vấn đề chỉ là ở chỗ – nước đó có dám tham gia không và tham gia
như thế nào mà thôi.
Khi tham gia sâu rộng vào nền thương mại toàn cầu vốn đang ngày càng tự
do hóa, các nước nghèo vẫn sẽ là những đối tượng dễ bị tổn thương nhất mặc dù
thế giới cũng đã có những ưu đãi nhất định cho họ như các ưu đãi về thuế quan; về
nguồn gốc xuất xứ hàng hóa… Bên cạnh đó,, không thể phủ nhận rằng các nước
nghèo bao giờ cũng có những lợi thế của “người đi sau”. Rất nhiều quốc gia đã
thực sự vươn lên và từng bước thoát nghèo. Những bài học như Hàn Quốc,
Page | 12
Kinh nghiệm bán hàng giá rẻ của Trung Quốc và bài học với Việt Nam
2010
Malaysia đang ngày một dài thêm. Thế giới ngày càng xuất hiện nhiều “ngôi sao”
đang lên như Việt Nam, Braxin, Ấn Độ và đặc biệt là Trung Quốc.
1.1.3. Thương mại đối với sự phát triển của Trung Quốc
Trong những bài học thành công khi tham gia thương mai quốc tế, không thể
không nhắc tới Trung Quốc. Trước cải cách và mở cửa nền kinh tế năm 1979,
Trung Quốc là một quốc gia nghèo đói và đứng trước nhiều nguy cơ bấn ổn chính
trị. Sau hơn 30 năm, công cuôc cải cách của Trung Quốc có thể đánh giá là tương
đối thành công với tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân rất cao, khoảng 10%/năm.
Quy mô nền kinh tế Trung Quốc đã gấp nhiều lần so với trước mở cửa. Bên cạnh
đó, quy mô của nền ngoại thương Trung Quốc cũng có bước tiến thần kỳ. Giá trị

xuất khẩu từ 9.75 tỷ USD năm 1978 tăng lên 1218.6 tỷ USD năm 2007.
Nghiên cứu sâu hơn về sự phụ thuộc của GDP vào kim ngạch xuất khẩu hàng hóa
Trung Quốc, ta thiếp lập hàm số biểu thị sự phụ thuộc của GDP vào 3 yếu tố, trong
đó giá trị xuất khẩu chỉ là một biến. Các biến đó là
- Tổng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài FDI được thực hiện ( biến INV )
- Tổng giá trị xuất khẩu hàng hóa dịch vụ ( biến EX )
- Tổng chi tiêu chính phủ ( biến GX )
Chọn hàm số là dạng mũ như sau:
GDP = C*GX
β1
*INV
β2
*EX
β3
Loga hóa hai vế ta được
Ln(GDP) = Ln(C) + β1*Ln(GX) + β2*Ln(INV) + β3*Ln(EX)
Page | 13
Kinh nghiệm bán hàng giá rẻ của Trung Quốc và bài học với Việt Nam
2010
Với số liệu thu thập được từ năm 1978 tới 2007 gồm 30 quan sát, ta có bảng số
liệu sau
Page | 14
Kinh nghiệm bán hàng giá rẻ của Trung Quốc và bài học với Việt Nam
2010
Ye a r Uti liz e d F D I (B ill .US D )Ex p o rt ( B i ll. U S D )G o v e rn m e n t Ex p e n d i tu reG D P ( B i l l.U S D )
1978 0.00 9.750 14.764 47.960
1979 0.00 13.660 16.866 53.445
1980 0.00 18.270 16.169 59.811
1981 0.00 22.010 14.979 64.363
1982 0.00 22.320 16.184 70.044

1983 0.92 22.230 18.546 78.456
1984 1.42 26.140 22.382 94.843
1985 1.96 27.350 26.372 118.632
1986 2.24 30.940 29.012 135.200
1987 2.31 39.440 29.766 158.666
1988 3.19 47.520 32.779 197.932
1989 3.39 52.540 37.155 223.583
1990 3.49 62.090 40.574 245.256
1991 4.37 71.910 44.561 286.599
1992 11.01 84.940 49.239 354.256
1993 27.52 91.740 61.083 464.920
1994 33.77 121.010 76.219 643.182
1995 37.52 148.780 89.786 799.918
1996 41.73 151.050 104.441 936.543
1997 45.26 182.790 121.493 1039.119
1998 45.46 183.710 142.081 1110.556
1999 40.32 194.930 173.522 1179.961
2000 40.72 249.200 209.033 1305.455
2001 46.88 266.100 248.718 1442.831
2002 52.74 325.570 290.173 1583.325
2003 53.50 438.400 324.341 1787.142
2004 60.63 593.300 374.828 2103.662
2005 60.33 762.000 446.451 2410.756
2006 63.00 969.100 531.878 2788.467
2007 74.80 1218.600 665.018 3385.600
C h in a S ta tistic s D a ta ( 1 9 7 8 -2 0 0 7 )
Page | 15
Kinh nghiệm bán hàng giá rẻ của Trung Quốc và bài học với Việt Nam
2010
Nguồn số liệu: Taiwan Institute of Economic Research - Chinese Taipei APEC Study

Center (CTASC)
Website www.ctasc.org.tw
Tiến hành hồi quy bằng phần mềm Eview 4.0, ta được bảng kết quả sau:
Eview Report 12/02/2010 N
o
213/3
Dependent Variable: LOG(GDP)
Method: Least Squares
Date: 03/20/10 Time: 06:21
Sample(adjusted): 1983 2007
Included observations: 25 after adjusting endpoints
Variable Coefficient Std. Error t-Statistic Prob.
C 2.597149173710 0.1022857481670 25.3911147961 3.02571156147e-17
LOG(GX) 0.322235876111 0.1005933692360 3.20335106138 0.004270181472940
LOG(INV) 0.321577217058 0.0257977250404 12.4653323715 3.59863361322e-11
LOG(EX) 0.292754260252 0.0947123783635 3.09098203752 0.005536826938130
R-squared 0.9961062963220 Mean dependent var 6.37453696916
Adjusted R-squared 0.9955500529400 S.D. dependent var 1.15168304742
S.E. of regression 0.0768263846472 Akaike info criterion -2.14889061620
Sum squared resid 0.1239481609370 Schwarz criterion -1.95387048422
Log likelihood 30.861132702500 F-statistic 1790.77419628
Durbin-Watson stat 0.6609899266660 Prob(F-statistic) 0.00000000000
Từ kết quả trên ta thấy mô hình hồi quy và hàm hồi quy đều phù hợp; kết quả hoàn
toàn hợp lý về mặt toán học với sai số cho phép là 5%.
Thực hiện một số các kiểm định khác như về sự phù hợp của hàm hồi quy, tự
tương quan, phương sai sai số thay đổi… cho thấy hàm hồi quy trên phù hợp về
mặt toán học.
Về mặt kinh tế, ta rút ra một số kết luận:
Page | 16
Kinh nghiệm bán hàng giá rẻ của Trung Quốc và bài học với Việt Nam

2010
- Tổng của β1+ β2 + β3 = 0.93 < 1 : Theo mô hình hồi quy trên thì sản
lượng của nền kinh tế Trung Quốc không tăng trưởng hiệu quả nếu chỉ
tăng 3 đại lượng trên.
- Trong 3 yếu tố là chi tiêu chính phủ, đầu tư nước ngoài và xuất khẩu thì
GDP Trung Quốc phụ thuộc nhiều nhất vào chi tiêu chính phủ. Điều này
phù hợp với nghiên cứu của nhiều học giả khi kết luận rằng chi tiêu công
ở Trung Quốc đóng vai trò cực kỳ quan trọng tới sự tăng trưởng của nền
kinh tế vì nó đã dẫn dắt và định hướng cho phát triển kinh tế ở Trung
Quốc, tạo dựng phần lớn cơ sở hạ tầng và tạo niềm tin cho các nhà đầu
tư.
- Yếu tố xuất khẩu là nhân tố đáng chú ý nhất trong toàn bộ hoạt động
thương mại của Trung Quốc. Trong hơn 30 năm trở lại đây, Trung Quốc
thường xuyên xuất siêu và thặng dư thương mại ngày càng tăng. Xuất
khẩu không chỉ là một bộ phận của thương mại mà còn được xem là một
nhân tố quan trọng đối với sự gia tăng sản lượng cho nền kinh tế. Kết quả
hồi quy cho thấy đúng là GDP của Trung Quốc phụ thuộc rất lớn vào
hoạt động xuất khẩu nhưng nếu mở rộng biến số EX ra cho cả hoạt động
nhập khẩu, tức là kinh ngạch xuất nhập khẩu, thì sản lượng của nền kinh
tế Trung Quốc sẽ phụ thuộc nhiều hơn nữa vào biến số này.
Từ đó ta kết luận rằng, sử dụng mô hình dạng hàm mũ GDP =
C*GX
β1
*INV
β2
*EX
β3
Cho kết quả là GDP phụ thuộc rất nhiều vào giá trị xuất khẩu vì chênh lệch tuyệt
đối về số mũ của cả ba biến chính đều không nhiều, trong khi đó xuất khẩu trong
30 quan sát là đại lượng thay đổi nhiều nhất. Do đó có thể kết luận một cách tương

Page | 17
Kinh nghiệm bán hàng giá rẻ của Trung Quốc và bài học với Việt Nam
2010
đối rằng GDP của Trung Quốc phụ thuộc hết sức chặt chẽ vào hoạt động xuất
khẩu.
Đi sâu hơn một bước nữa, ta tìm hiểu về thực trạng của nền sản xuất và xuất
khẩu của Trung Quốc, ta thấy rằng hàng hóa Trung Quốc có lợi thế so sánh rất lớn
trước hàng hóa của các đối thủ cạnh tranh. Nhân tố làm nên 80% sức cạnh tranh
của hàng hóa Trung Quốc chính là yếu tố giá rẻ. Hàng hóa Trung Quốc thực sự quá
rẻ tới mức người tiêu dùng không thể tưởng tượng nó sẽ rẻ như thế và người bán
tất nhiên cũng không thể làm ngơ về khoản lời kếch xù khi bán những loại hàng
hóa “Made in China”. Cả thế giới dường như quay cuồng trong cơn bão hàng giá rẻ
của Trung Quốc; các phương tiện truyền thông cũng thường xuyên đưa tin về việc
hàng hóa Trung Quốc chiếm lĩnh thành công thị trường ở một quốc gia nào đó như
Việt Nam, Yemen… Trung Quốc đã từng bước vươn lên vững chắc và trở thành
công xưởng của thế giới. Do đó, nếu nghiên cứu nắm bắt được những kinh nghiệm
và bài học của Trung Quốc trong việc sản xuất và đặc biệt là bán hàng giá rẻ thì có
thể nói ta đã giải mã một phần quan trọng nhân tố trong sự thành công của nền
kinh tế của quốc gia đông dân nhất hành tinh này, đồng thời rút ra những bài hoc
kinh nghiệm cho các nước đi sau học tập và áp dụng
1.2. Lý thuyết lợi thế cạnh tranh quốc gia và áp dụng với trường hợp Trung Quốc
M.Porter, tên đầy đủ Michael Eugene Porter, là giáo sư trường đại học
Havard. Ông là một trong những nhà kinh tế nổi tiếng nhất trên thế giới và là cha
đẻ của lý thuyết “Lợi thế cạnh tranh quốc gia”. Đây là lý thuyết được nhiều quốc
gia xem xét,vận dụng và tỏ ra rất hiệu quả trong thực tiên. Phần viết dưới đây sẽ
trình bày một số nội dung chính của lý thuyết và áp dụng phân tích cho trường hợp
của Trung Quốc. Lý thuyết này cũng sẽ được vận dụng xuyên suốt bài viết để giải
thích lợi thế cạnh tranh của Trung Quốc trong vấn đề sản xuất và bán hàng giá rẻ.
Page | 18
Kinh nghiệm bán hàng giá rẻ của Trung Quốc và bài học với Việt Nam

2010
“Lợi thế cạnh tranh quốc gia” thực chất là một lý thuyết kinh tế hiện đại bắt
nguồn từ lý thuyết lợi thế so sánh. Trong điều kiện toàn cầu hóa và nhất thể hóa
nền kinh tế thế giới hiện nay, mỗi quốc gia đều trở thành một chủ thể của nền kinh
tế thế giới và vai trò của quốc gia, theo quan điểm của Porter, ngày càng trở nên
quan trọng hơn chứ không hề giảm đi. Khi các công ty ra sức cạnh tranh với các
đối thủ, vai trò của quốc gia với tư cách là chủ thể chính cung cấp các lợi thế, môi
trường và điều kiện phát triển doanh nghiệp sẽ càng rõ ràng và quan trọng hơn.
Cuộc cạnh tranh toàn cầu đã khiến không một quốc gia, một chính phủ nào có thể
đứng ngoài cuộc. Và như một lẽ tất yếu, muốn giành thắng được trong cuộc cạnh
tranh đó, quốc gia phải ý thức được về những lợi thế của mình và cách thức để tự
mình tao ra những lợi thế. Porter viết
“…không một quốc gia nào có thể hay sẽ có khả năng cạnh tranh tại mọi hay thậm
chí phần lớn các ngành. Cuối cùng, các nước thành công trong các ngành cụ thể
bởi vì môi trường nội địa của các nước đó hướng về tương lai nhất, năng động nhất
và thách thức nhất...” chiến thắng của mỗi quốc gia, khi đó, có thể được minh
chứng bằng các lĩnh vực, các ngành sản xuất mà quốc đó thành công.
Nội dung cơ bản của lý thuyết của Porter có thể được minh họa ngắn gọn qua sơ đồ
sau
Page | 19
Kinh nghiệm bán hàng giá rẻ của Trung Quốc và bài học với Việt Nam
2010
Bốn yếu tố quan chủ đạo làm nên lợi thế cạnh tranh của một quốc gia gồm: các
điều kiện nhân tố sản xuất, các điều kiện cầu, cơ cấu, chiến lược và sự cạnh tranh
của các công ty,các ngành hỗ trợ và liên quan. Ngoài ra, hai nhân tố có vai trò thúc
đẩy và tác động gian tiếp tới lợi thế cạnh tranh quốc gia bao gồm: chính phủ, các
thời cơ/cơ hội.
Ta biết rằng, một ngành sản xuất muốn tồn tại và phát triển trước hết phải có các
nhân tố sản xuất ( đầu vào ). Các nhân tố sản xuất bao gồm lao động, nguyên nhiên
liệu,đất đai, vốn, khoa học kỹ thuật… nếu các yếu tố đầu vào càng thuận lợi, bảo

đảm và ổn định bao nhiêu thì sản xuất sẽ càng có điều kiện cạnh tranh bấy nhiêu và
ngược lại. Thứ hai là các điều kiện về nhu cầu. Sản xuất bao giờ cũng sẽ có đầu ra
và hoạt động sản xuất đó muốn tồn tại được thì tất yếu đầu ra của nó phải được thị
trường chấp nhận và tiêu thụ. Nếu không có cầu thì chắc chắn quá trình sản xuất đó
sẽ bị gián đoạn và không có tái sản xuất, ngành sản xuất đó sẽ không tồn tại. Thứ
Page | 20
Kinh nghiệm bán hàng giá rẻ của Trung Quốc và bài học với Việt Nam
2010
ba là chiến lược, cơ cấu và sự cạnh tranh của doanh nghiệp. Doanh nghiệp, bản
thân nó là người đứng ra tổ chức quá trình sản xuất và bảo đảm tái sản xuất được
thực hiện. Sự tồn tại của doanh nghiệp gắn liền với quá trình sản xuất và các vòng
quay của tái sản xuất được lặp đi lặp lại. Nếu bản thân doanh nghiệp không thể bảo
đảm về cơ cấu, đề ra các chiến lược, và thực hành cạnh tranh với đối thủ, nó sẽ bị
loại khỏi nền kinh tế. Hay nói đơn giản hơn, nó phải tự chăm sóc lấy sức khỏe cho
mình trong khi cố gắng vận hành cỗ máy tái sản xuất. Thứ tư là các ngành hộ trợ
và có liên quan. Doanh nghiệp muốn bảo đảm quá trình tái sản xuất diễn ra bình
thường thì ngoài ba yếu tó trên nó còn cần sự hỗ trợ từ bên ngoài ( các yếu tố hỗ
trợ theo cơ chế thị trường ). Các ngành phụ trợ hoặc có liên quan bảo đảm cho đầu
ra, đầu vào và sự vận hành của cỗ máy doanh nghiệp diễn ra thông suốt và thuận
lợi. Do đó, nó cũng được coi là một trong những yếu tố quan trọng nhất làm nên
sức cạnh tranh cho doanh nghiệp. Ngoài bốn yếu tố chính kể trên, chính phủ với
vai trò là đại diện cho lợi ích của quôcs gia và các ngành/các doanh nghiệp sản
xuất là một chủ thể rất quan trọng. Vai trò lớn nhất của chính phủ được thể hiện rõ
nhất trên các chính sách, biện pháp quản lý vĩ mô và do đó chính phủ có thể tác
động lên cả bốn yếu tố chính. Trong lý thuyết của Porter cũng đề cập tới các cơ hội
như một phần làm nên lợi thế cạnh tranh cho dù đó là yếu tố phi thị trường và gần
như con người không thể chủ động tạo ra được. Cơ hội thường chỉ mang tín chất
ngắn hạn và ngâu nhiên mà thôi.
Một ngành sản xuất thường bao gồm nhiều doanh nghiệp. Bản thân các doanh
nghiệp riêng lẻ nếu có được lợi thế cạnh tranh thì nghành đó, với tư cách là tổng

thể, cũng có lợi thế cạnh tranh. Nếu ngành đó có được các lợi thế cạnh tranh, thì
quốc gia gia đó cũng sẽ có lợi thế cạnh tranh trong lĩnh vực của ngành đó.
Page | 21
Kinh nghiệm bán hàng giá rẻ của Trung Quốc và bài học với Việt Nam
2010
Các phân tích tiếp theo sẽ phân tích lợi thế cạnh tranh của Trung Quốc so với các
quốc gia khác, biểu hiện là sự lớn mạnh của nền thương mại nói chung và xuất
khẩu nói riêng. Lơi thế cạnh tranh lơn nhất của hàng hóa Trung Quốc là yếu tố giá
rẻ. Nó là kết quả của việc Trung Quốc đã nâng cao được lợi thế cạnh tranh của
mình trên một loạt các lĩnh vưc. Mô hình của M.Porter có thể giải thích hoàn toàn
hợp lý cho trường hợp Trung Quốc. Trung Quốc có được cả tất cả các nhân tố trên.
Họ có các điều kiện các yếu tố đầu vào ( trình bày ở phần 1 Mục II ). Họ có điều
kiện cầu ( được đề cập ở chương III ). Họ cũng có các nhân tố liên quan tới cơ cấu,
chiến lược, cạnh tranh ( chủ yếu đề cập ở phần 2,3,4 mục II ). Các ngành phụ trợ
cũng được đề cập tới ở phần 1 mục II). Ngoài ra, vai trò của chính phủ cũng như
các cơ hội đến với nền sản Trung Quốc sẽ được đề cập đan xen ở tất cả các phần và
sẽ được khái quát ở chương IV.
II. Nguyên nhân giá rẻ của hàng hóa Trung Quốc
2.1. Mô hình phân tích
Giá cả hàng hóa là biểu hiện bằng tiền của giá trị hàng hóa, nó được cấu
thành từ các chi phí và lợi nhuận của doanh nghiệp. Trong nền kinh tế thị trường,
các doanh nghiệp cạnh tranh với nhau rất gay gắt và một trong những lợi thế cạnh
tranh chính của các doanh nghiệp chính là giá rẻ. Do mục đích của một doanh
nghiệp sản xuất kinh doanh là lợi nhuận nên muốn giảm giá sản phẩm, doanh
nghiệp sẽ tìm cách giảm chi phí.
Ta có công thức tính giá thành sản phẩm của doanh nghiệp đơn giản như sau:
Giá thành = Chi phí các yếu tố đầu vào ( chi phí đầu vào) + Các chi phí trong quá
trình sản xuất ( chi phí sản xuất ) + Các chi phí liên quan tới bán hàng ( chi phí cho
đầu ra )
Page | 22

Kinh nghiệm bán hàng giá rẻ của Trung Quốc và bài học với Việt Nam
2010
Nếu là sản phẩm để xuất khẩu, ta sẽ tính tới yếu tố tỉ giá như một thành tố tạo nên
giá cả hàng hóa, như vậy, giá bán sau cùng sẽ là giá thành được quy đổi qua tỉ giá.
Dưới đây, chúng ta sẽ phân tích cụ thể từng nhân tố cấu thành nên giá cả của hàng
hóa sản xuất ở Trung Quốc để chứng minh tại sao giá bán các loại hàng hóa của
Trung Quốc lại có thể rẻ hơn so với hàng hóa sản xuất ở nước khác và rẻ hơn là
bao nhiêu.
2.2. Nguyên nhân do các yếu tố đầu vào
Như mô hình trên ta đã xác định các yếu tố đầu vào của sản xuất vào các
nhóm riêng biệt. Để chứng minh hàng hóa sản xuất của Trung Quốc thực sự rẻ, ta
sẽ bắt đầu với việc phân tích các giá các yếu tố đầu vào này trên cơ sở so sánh với
mặt bằng giá cả chung của thế giới và giá cả tại một số nước có cùng sản phẩm
cạnh tranh.
2.2.1. Lao động
Trong bất kỳ nền sản xuất nào,sức lao động luôn là một trong những yếu tố
thiết yếu nhất tạo nên sản phẩm cũng như giá trị cho sản phẩm. Trong nền sản xuất
hiện đại , máy móc và tự động hóa được sử dụng rộng rãi trong sản xuất đã dần
thay thế sức lao động của con người. Quy mô lao động trong các nhà máy và hàm
lượng lao động trong các sản phẩm hàng hóa do đó cũng thường giảm đi so với
trước. Chúng ta ngày càng tiêu dùng nhiều hàng hóa có hàm lượng vốn, hàm lượng
công nghệ cao như các thiết bị điện tử, các vật dụng thông minh… Tuy nhiên, điều
đó không có nghĩa rằng trong cơ cấu giá trị của sản phẩm, tỷ trọng giá trị của lao
động đã giảm đi tới mức nó không còn ảnh hưởng qúa lớn tới giá trị chung của
toàn sản phẩm. Ta cùng xem xét hai xu hướng chính trong việc sử dụng lao động
trong sản xuất hiện nay:
Page | 23
Kinh nghiệm bán hàng giá rẻ của Trung Quốc và bài học với Việt Nam
2010
- Một là sử dụng nhiều công nghệ, nhiều vốn và ít lao động. Tuy nhiên cách

thức kết hợp này đòi hỏi lao động phải thực sự có kỹ năng và trình độ cao để
có thể vần hành máy móc và làm chủ các công nghệ phức tạp hiện đại. Thực
tế cho thấy, chi phí các công ty phải trả cho các lao động có trình độ cao như
vậy thường rất cao. Ví dụ chi phí thuê một chuyên gia vận hành một máy
tính điều khiển toàn bộ quá trình chọn lọc nguyên liệu cho một nhà máy chế
biến dầu ăn ở một nước phát triển có thể lên tới gần tám ngàn USD một
tháng. Nếu thay thế công nghệ tự động đó và người chuyên gia bằng lao
động thủ công tương đương ở một nước đang phát triển, sàng lọc nguyên
liệu trên băng chuyền thì chi phí lao động cho một tổ 24 người cùng lớn nhất
chỉ tới gần ba ngàn USD một tháng. Những ví dụ tương tự có thể tìm thấy
được ở rất nhiều ngành sản xuất khác nhau như ngành chế tạo ô tô, đóng tàu,
sản xuất lắp ráp thiết bị điện tử, xi măng …
- Hai là sử dụng công nghệ vừa phải hoặc lạc hậu, ít vốn và nhiều lao động.
Cách thức này phổ biến ở các nước đang phát triển, nghèo vốn, giàu lao
động nhưng thiếu lao động có trình độ. Các ngành, lĩnh vực sản xuất hiện
nay vẫn còn chấp nhận cách sản xuất dùng nhiều lao động này phải kể tới
các ngành sản xuất hàng tiêu dùng thiết yếu như ngành dệt may, chế biến
thực phẩm, nông nghiệp… và lợi thế so sánh do đó thường do các nước đang
phát triển nắm giữ. Ta có thể lấy ví dụ ở đây là trường hợp sản xuất rau ở
Indonexia. Nông dân Indonexia trên đảo Java có thể canh tác từ hai tới bốn
vụ rau một năm, với điều kiện thời tiết thuận lợi năng suất trung bình cả năm
có thể bằng một nửa của Hoa Kỳ. Tuy nhiên, giá rau quả xuất khẩu của
Indonexia rẻ hơn rất nhiều so với Hoa Kỳ, chỉ từ một phần năm cho tới một
Page | 24
Kinh nghiệm bán hàng giá rẻ của Trung Quốc và bài học với Việt Nam
2010
nửa là cùng. Nguyên nhân chính là ở chi phí. Hoa Kỳ là nước giàu vốn, sử
dụng nhiều máy móc và công nghệ hiện đại trong việc nuôi trồng rau như
nhà kính, máy bay phun thuốc trừ sâu…giá lao động trong lĩnh vực nông
nghiệp của Hoa Kỳ cũng cao ngất ngưởng, thấp nhất cũng phải từ 6 USD

một giờ trở lên (áp dụng cho sinh viên làm thêm), trong khi đó thu nhập một
nông dân ở Indonexia lại dưới 0.12 USD một giờ lao động. Đó là chưa kể tới
việc các nông trại ở Hoa Kỳ phải bỏ chi phí mua máy móc, đầu tư kho chứa
nhà xưởng còn ở Indonexia thì không.
Từ việc phân tích hai xu hướng trên, ta co thể thấy rằng nền sản xuất thế giới
hiện nay vẫn còn chấp nhận cách thức “lấy lượng bù chất”, tức là các quốc gia
giàu lao động nhưng nghèo vốn vẫn có thể cạnh tranh với các quốc gia giàu vốn
trong rất nhiều lĩnh vực và ngành nghề sản xuất. Đó chính là điều kiện cơ bản
để các quốc gia đang phát triển có thể lợi dụng để tạo ra lợi thê cạnh tranh cho
mình và biến điểm yếu thành điểm mạnh. Khoảng hai phần ba các nước trên thế
giới hiện nay vẫn được xếp vào nhóm các quốc gia đang phát triển và kém phát
triển và phân lớn trong sô các nước đó đều có nguồn lao động giá rẻ nhưng
không phải quốc gia nào cũng ý thức được đó là lợi thế và thành công trong
việc tận dụng lợi thế đó. Mặc dù lao động giá rẻ vẫn là một lợi thế cực kỳ to lớn
của các quốc gia giàu lao động nhưng nếu quốc gia đó khéo léo tận dụng lợi thế
đó cộng với đầu tư vào các công nghệ phù hợp trong các lĩnh vực phù hợp thì
lợi thế đó sẽ được nhân lên rất nhiều lần. Chúng ta sẽ tiếp tục đi sâu vào thực
trạng sử dụng lao động ở Trung Quốc và chứng minh rằng lao động giá rẻ của
nước này sẽ tạo ra một lợi thế cực lớn trong tay người Trung Quốc.
Theo nghiên cứu của Bộ Lao động Hoa Kỳ, lương bình quân của người lao
động trong lĩnh vực sản xuất ở một số quốc gia năm 2001 như sau:
Page | 25

×