I. LÍ DO CH Ọ N ĐỀ TÀI
Trong tình hình hiện nay, do sự chuyển đổi sang nền kinh tế thị trường,
có một bộ phận giáo viên đời sống còn gặp nhiều khó khăn. Chính vì vậy mà
việc quan tâm, chăm lo đến lớp, công tác chủ nhiệm còn bị hạn chế. Đại hội
lần thứ bảy của Đảng chỉ rõ "Giáo dục là quốc sách hàng đầu nhằm nâng cao
dân trí xã hội hoá giáo dục". Tại đại hội một lần nữa Đảng đã khẳng định vai
trò của giáo dục đối với công nghiệp hoá ,hiện đại hoá đất nước.
Sự nghiệp cách mạng, sự nghiệp cong nghiệp hoá và hiện đại hoá đất
nước đang trông chờ vào đội ngủ giáo viên, vào thế hệ tương lai của chúng
ta.
Để tránh khỏi nguy cơ tụt hậu so với thế giới và các nước trong khu
vực,một bộ phận khá lớn các thầy cô giáo không những ngày đêm miệt
màibên trang giáo án, ngày đêm dồn hết sức lực, trí tuệ, tâm huyết cho sự
nghiệp giáo dục, cho thế hệ trẻ, ho lớp mình phụ trách nói chung. Bằng
những việc làm cụ thể, thiết thực, lập kế hoạch rõ ràng , cụ thể để nâng cao
chất lượng học tập của học sinh và cũng như mọi hoạt động của lớp.
Qua mười năm công tác giảng dạy, làm công tác chủ nhiệm, bản thân
tôi có những trăn trở khi học sinh lớp mình phụ trách các hoạt dộng , cũng
như các phong trào đạt kết quả chưa cao. Chính vì vậy tôi luôn cố gắng học
hỏi bạn bè đồng nghiệp, để đúc rút kinh nghiệm trong công tác chủ nhiệm.
Với mong muốn ngày càng có những tấm gương chủ nhiệm giỏi. Nên tôi
đưa ra một số kinh nghiệm mà mình đã áp dụng .
II. NHỮNG QUAN ĐIỂM KHOA HỌC VẬN DỤNG
1. Công tác chủ nhiệm lớp cấp tiểu học
Ở cấp Tiểu học người giáo viên phải dạy đủ 9 môn và làm công tác chủ
nhiệm lớp. Là người thay mặt hiệu trưởng, hội đồng nhà trường và gia đình
giáo dục toàn diệntập thể lớp mình phụ trách, phấn đấu theo mục tiêu chung
của nhà trường. VÌ vậy giáo viên chủ nhiệm là người tổ chức, là người chỉ
đạo , điều hành, theo dõi, kiểm tra lấy học sinh làm nhân vật trung tâm.
Đồng thời là cầu nối giữa gia đình, nhà trường và xã hội, thiết lập mối quan
hệ chặt chẽ trong việc giáo dục học sinh.
2. Nội dung và sản phẩm công tác của giáo viên chủ nhiệm lớp
a. Công việc đối với tập thể học sinh
- Giáo viên Tiểu học phải nắm vững đối tượng học sinh của mình. Như U
xin Ki nói: "Muốn giáo dục con người về mọi mặt thì phải hiểu con người về
mọi mặt". Vì vậy hơn ai hết người giáo viên phải hiểu một cách sâu sắc
nhất,thấu đáo nhất trong mọi mặt của học sinh lớp mình phụ trách. Trên cơ
sở đó mà xây dựng kế hoạch, dề ra phương hương hướng phấn đấu cho cá
nhân và cả tập thể một cách phù hợp nhất. Hình thành và bồi dưỡng những
phẩm chất đạo đức tốt, những chuẩn mực, những giá trị, những thói quen và
cả những hành vi trong sáng, lành mạnh.
Người giáo viên phải biết cách tổ chức, phải biết lựa chọn những hình
thức hoạt động thích hợp. Đặc biệt trong quá trình tổ chức phải thay đổi hình
thức hoạt động thường xuyên, phong phú, thật hấp dẫn để lôi kéo, thu hút
các em vào phong trào một cách tự nguyện tự giác nhằm thu lại hiệu quả
cao.
b. Chỉ đạo việc học tập của học sinh
Trước hết phải cho học sinh thấy được tầm quan trọng và thiết thựccủa
việc học. Nhiệm vụ chủ đạo, nhiệm vụ trung tâm của học sinh là học. Học là
thước đo tri thức, là đặc điểm nhân phẩm phản ánh trung thực quá trình học
tập, rèn luyện, phấn đấu của các em trong một thời gian dài. Vì vậy người
giáo viên chủ nhiệm cần cò nhiều biện pháp tổ chức, hướng dẫn, chỉ đạo các
em học tập như:
- Xây dựng động cơ thái độ học tập đúng đắn.
-Phân chia chỗ ngồi hợp lý, chú ý học lực của học sinh(phải thay đổi chỗ
ngồi ít nhất 2 lần trong một năm học.)
-Xây dựng phương pháp học tập tốt cho các em.
-Xây dựng tốt nề nếp lớp
-Lên kế hoạchphụ đạo học sinh yếu cũng như bồi dưỡng học sinh giỏi.
c. Chỉ đạo công tác hướng nghiệp cho các em
Công tác hướng nghiệp là một công tác hết sức cần thiết ở trong nhà
trường.Vì vậy khi còn ở tiểu học người giáo viên có trách nhiệm hình thành
định hướng nghề nghiệp cho các em để mai sau lớn lên các em không bị ngỡ
ngàng khi chọn ngành nghề. Từ định hướng nghề nghiệp vài nét ở tiểu
học,các em có thể tìm tòi, khám phá suy nghĩ, học hỏi thì mai sau nhất điịnh
lao động hướng nghiệp sẽ tốt.
d. Công tác tổ chức hoạt động vui chơi, rèn thể lực bảo vệ sức khoẻ
Hoạt động vui chơi, rèn thể lực bảo vệ sức khoẻ đay là hoạt động mang
tính chất đặc thù , cần thiết phối hợp đặc điểm tâm lí của các em.
Hoạt động này nếu làm tốt sẽ tạo cho học sinh có sức khoẻ tốt, trí minh
mẫn, nhạy cảm, nhanh nhẹn, tâm hồn trong sáng, lành mạnh,các em sẽ được
phát triển một cách toàn diện cân đối về thể lực và tâm hồn. Như Bác Hồ đã
nói:"Trong lúc học để chúng vui, trong lúc vui nên để chúng học, ở trong gia
đình, trong nhà trường, trong xã hội chúng đề vui ,đều học."
e. Công tác Đội (sao)TNTP phải làm cho các em nhận thức đúng đắn
vai trò của Đội trong nhà trường. Đó là tổ chức chính trị ban đầu của tuổi
trẻ nằm trong hệ thống chính trị chung của cả nước. Thông qua tổ chức Đội
TNTP,sao nhi đồng nhằ giáo dục và rèn luyện cho các em tính tổ chức, tính
kỉ luật,tình yêu quê hương đất nước, yêu đồng bào, yêu bạn bè và tình yêu
quốc tế. Đồng thời giúp các em phát triển toàn diện và cân đối về Đức- Trí-
Thể- Mỹ và lao động, thúc đẩy học tập cũng như rèn luyện tốt.
3. Quan hệ đối với giáo viên khác trong nhà trường
Phải xây dựng tập thể giáo viên thành một khối đoàn kết nhất trí cộng
đồng trách nhiệm, yêu thương đùm bọc lẫn nhau, giúp nhau cùng tiến bộ để
hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao. Đội ngủ giáo viên chủ nhiệm là linh hồn
của tập thể lớp, đội ngủ càng được sự quan tâm chăm sóc ưu ái của nhà
trường thì họ mới động viên được học sinh đẩy mạnh hoạt động dạy và học,
hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao. Đội ngủ giáo viên chủ nhiệm cần
có sự học tập trao đổi kinh nghiệm trong công tác lãnh đạo và chỉ đạo các
em, tránh khuynh hướng ganh đua, đã kích lẫn nhau, kéo bè kết phái, thực sự
toàn tâm toàn ý về sự nghiệp vì học sinh thân yêu.
4. Công việc đối với cha mẹ học sinh
Gia đình là nơi sinh thành , nuôi dưỡng, là tổ ấm hạnh phúc. Gia đình có
tác dụng rất lổntng việc giáo dục đạo đức và nhân cách cho con em của
mình. Tạo điều kiện cho con em học tập cũng như tham gia các hoạt động
khác đạt kết quả cao. Ngoài thời gian đến trường, phần thời gian còn lại các
em ở nhà vì vậy ông bà, bố mẹ, anh chị gần gũi với các em hơn, hiểu các em
hơn, các em chịu ảnh hưởng của các thành viên trong gia đình nhiều hơn.
Dân tộc ta có câu "con hư tại mẹ, cháu hư tại bà" điều đó có phần nào đúng,
vì vậy giáo viên chủ nhiệm cần có sự phối hợp một cách chặt chẽ, đồng bộ
với gia đình trong việc giáo dục học sinh.
III. QUY TRÌNH CÔNG TÁC CHỦ NHIỆM
1. Điều tra đối tượng học sinh lớp 2A
-Tổng số 19/13 nữ
Địa bàn dân cư: Cam Thanh
Thành phần gia đình: phần lớn là con nông dân
-Kết quả năm trước:
+Học tập: Giỏi 9(50), Khá 4 (22.2 %), trung bình 4(22.2 %), yếu 1(5.6
%)
+Đạo đức: Tốt 18 (100%)
+Các mặt khác bình thường
2. Xây dựng kế hoạch chủ nhiệm
a. Chủ đề thi đua lập thành tích cao nhất chào mừng các ngày lễ lớn trong
năm:
Ví dụ: Ngáy 20/11, 22/12, 8/3
b. Tổ chức các ngày lễ kỉ niệm thật tốt( nhằm tuyên truyền cho học sinh
thấy được ý nghĩa của các ngày lễ đó).
Thi đua lập thành tích cao nhất mừng các ngày lễ trên: Tổ chức vườn hoa
điểm mười dâng lên thầy cô, phong trào văn nghệ, phong trào vở sạch chữ
đẹp, phong trào thu gom giấy vụn và tổ chức một số hoạt động thể dục thể
thao
c. Thời gian tiến hành
Học kỳ 1: Ngày 20/10, 20/11, 22/12
Học kỳ 2: Ngày sinh nhật đoàn 26/3, 8/3
Có nhận xét, sơ kết, tổng kết kịp thời, động viên khen thưởng học sinh
trong mỗi đợt thi đua, theo kế hoạch chung của trường , đề ra mục tiêu phấn
đấu về hạnh kiểm và học lực, có biện pháp thực hiện cụ thể.
IV. CHỈ ĐẠO THỰC HIỆN KẾ HOẠCH
Bồi dưỡng năng lực tổ chức, chỉ đạo đội ngũ cán bộ để các em tổ chức,
chỉ đạo thực hiện nhiệm vụ giáo viên chủ nhiệm giao.
- Lớp trưởng: CHỉ đạo chung các hoạt động của lớp
- Lớp phó: Lớp phó phụ trách học tập(chỉ đạo,điều hành mảng học tập).
Những em được chọn phải học tốt, có khả năng lãnh đạo cả một tập thể lớp.
- Lớp phó phụ trách lao động.
-Lớp phó phụ trách văn thể mỹ
Lập tổ theo dõi thi đua giữa các tổ
Ví dụ: 3 tổ có 3 em theo dõi, ghi chép trong quá trình thực hiện kế
hoạch , nhiệm vụ của năm học.Nhận xét vào các tiết sinh hoạt lớp, sinh hoạt
sao,Các tiết chào cờ đầu tuần, hoặc các buổi sơ kết các đọt thi đua đánh giá
tình hình lớp có tuyên dương và phê bình.
V.KẾT QUẢ THỰC HIỆN
Qua một thời gian thực hiện tập thể lớp 2A đã gặt hái được những kết
quả khá khiêm tốn.
-Về học lực: giỏi 8(42.2%), khá 6(31.6%), trung bình 4(21.1%), yếu
1(5.1%)
-Hạnh kiểm: Tốt 19(100%)
-Văn nghệ: đạt giải 3
-Phong trào TDTT: đạt giải 3 cấp cụm (môn chạy)
-Phong trào thu gom giấy vụn vượt chỉ tiêu được giao( hơn 42 kg).
-Nề nếp lớp: các em thực hiện rất tốt các hoạt động của đội quy định như
không ăn quà vặt, xếp hàng ra vào lớp, sinh hoạt 15 phút đầu giờ, mang
đồng phục, vệ sinh trong lớp và cả khu vực được phân công
-Một số học sinh thường mắc khuyết diểm thì ngay trong những ngày này
đã có ý thức thực hiện rất tốt, và các em thường vui mừng khi lớp mình được
khen vào các tiết chào cờ đầu tuần, cá tiết sinh hoạt lớp
VI. KẾT LUẬN
Một tập thể lớp có lớn mạnh thực sự về đạo đức, về học tập và rèn luyện
thì vai trò của người chủ nhiệm lớp góp phần đáng kể. Giáo viên chủ nhiệm
lớp là tấm gương cho học sinh noi theo, là người chịu trách nhiệm về giáo
dục, học tập rèn luyện của lớp mình phụ trách. Là người phải sống hết mình
cho học sinh, cho sự nghiệp giáo dục,là người hội tụ đầy đủ những phẩm
chất tốt đẹp nhất, về " kỉ cương, tình thương và trách nhiệm, có như thế mới
thực sự là người giáo viên giỏi, có như thế thì tập thể lớp mới tiến bộ về mọi
mặt.
phòng giáo dục dào tạo cam lộ
trờngtiểu học trần văn ơn
bàn về công tác chủ nhiệm ở bậc tiểu
học
ngời thực hiện
Hoàng Thị Hiên
Năm học 2008 - 2009