Tải bản đầy đủ (.doc) (3 trang)

Bài dự thi viết gương điển hình làm theo tấm gương đđ HCM

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (70.78 KB, 3 trang )

LĐLĐ HUYỆN ĐAM RÔNG
CĐCS TRƯỜNG THCS RÔ MEN
BÀI DỰ THI
VỀ TƯ TƯỞNG VÀ TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HỒ CHÍ MINH NÂNG CAO Ý
THỨC TRÁCH NHIỆM, HẾT LÒNG HẾT SỨC PHỤNG SỰ TỔ QUỐC,
PHỤC VỤ NHÂN DÂN
Ai cũng đều biết từ khi Đảng ta phát động cuộc vận động “Học tập và làm theo
tấm gương đạo đức HCM” thì toàn Đảng toàn dân ta đều ra sức thực hiện cuộc vận động
này. Không chỉ riêng cán bộ, công nhân, viên chức mà kể cả những người dân bình
thường, không chỉ thế hệ trẻ mà ngay cả các cụ già, đến các cháu thiếu niên nhi đồng tất
thảy đều háo hức, ra sức, nỗ lực hết mình để hưởng ứng cuộc vận động. Dường như tất
cả đều muốn mình đã học tập đựợc một phần nào đó những đức tính, việc làm của Bác.
Chính điều đó có thể nói rằng cuộc vận động đã có sức lan tỏa sâu rộng trong đời sống
người dân Việt Nam chúng ta.
Tôi không có điều kiện để đi nhiều nơi, chứng kiến những việc làm mà mọi người
đã và đang làm để hưởng ứng cuộc vận động. Nhưng có một điều có lẽ không chỉ riêng
tôi mà rất nhiều người phải công nhận đó là ngay cơ quan tôi – Trường THCS Rô Men
một trường thuộc một huyện nghèo vừa mới thành lập, dường như tất cả cán bộ giáo
viên, công nhân viên trong nhà trường đều đã thấm nhuần tư tưởng của Bác về nâng cao
ý thức trách nhiệm, hết lòng hết sức phụng sự tổ quốc, phục vụ nhân dân”. Để thực hiện
đúng tư tưởng của Người đã dạy tất cả thầy và trò trường THCS Rô Men đã thực hiện
được một nề nếp tốt, một kỉ luật nghiêm minh. Điều đó theo cá nhân tôi nghĩ ít cơ quan,
tổ chức nào thực hiện được tốt. Bởi có một thực tế hiện nay mà chúng ta rất dễ nhận ra ở
rất nhiều cơ quan, đơn vị đó là kiểu làm việc nửa chừng nửa vời. Riêng đối với ngành
giáo dục do đặc thù thì hầu hết những cán bộ giáo viên bắt buộc họ phải thực hiện
nghiêm túc giờ giấc ra vào lớp, còn đối với rất nhiều ngành nghề khác thực sự điều này
còn là một vấn đề rất khó “Giải thích”. Nói như vậy để soi vào thực tế và nhìn nhận lại
mới thấy tập thể sư phạm trường chúng tôi đã làm được cái điều mà chúng ta có thể nói
là đang thực hiện đúng theo tư tưởng của Bác đã dạy.
Chúng ta vẫn biết tư tưởng “Nâng cao ý thức trách nhiệm, hết lòng hết sức phụng
sự tổ quốc, phục vụ nhân dân” của Bác có từ rất lâu rồi và cho đến ngày nay vẫn còn


nguyên giá trị, mang đầy ý nghĩa. Đặc biệt chúng ta là những người cán bộ công chức, là
người đầy tớ trung thành của nhân dân như Bác đã từng nói thì tư tưởng này càng cần
phải thấm nhuần hơn nữa. Như trường chúng tôi từ các em học sinh đến cán bộ giáo
viên, nhân viên đều đã và đang thực hiện rất tốt nề nếp, kỉ cương nhà trường. Đó chính
là chúng tôi đang ra sức thực hiện cuộc vận động này, thực hiện theo tư tưởng này của
Bác.
Nói đến trường chúng tôi có lẽ ít người biết đến, là một ngôi trường còn non trẻ,
non trẻ theo nhiều nghĩa. Bởi trường mới được thành lập cách đây không lâu, đội ngũ
cán bộ giáo viên trong nhà trường hầu hết còn rất trẻ về tuổi đời lẫn tuổi nghề. Nên
chúng tôi chưa có thành tích gì nhiều, chưa có bề dày công tác. Nhưng bù lại chúng tôi
đã và đang thực hiện được một nề nếp tốt, một kỉ luật nghiêm minh. Không chỉ đội ngũ
giáo viên mà ngay cả các em học sinh đều thực hiện tốt điều này. Chúng ta vẫn biết bất
kì cơ quan, tổ chức nào cũng đều cần thực hiện sự dân chủ, nhưng dân chủ phải có kỉ
cương, kỉ luật. Từ thầy hiệu trưởng đến giáo viên và các anh chị nhân viên trong nhà
trường trong một năm học không một đồng chí nào đi muộn về sớm. Tất cả chúng tôi
đều nhận thức được rằng thời giờ là vàng bạc, chúng tôi quý trọng từng giây phút khi
làm việc. Có những cơ quan thông báo 7h 30 sáng bắt đầu buổi họp nhưng 8h rồi vẫn
còn có người đủng đỉnh bước vào, họ xem thời gian giống như sợi dây thun có thể co lại
hoặc dãn ra vậy. Riêng trường chúng tôi thông báo giờ nào là bắt đầu buổi họp theo
thông báo. Người nào đi trễ thì sang phòng khác ngồi chờ. Đồng chí nào có lí do cần báo
cáo kịp thời để sắp xếp. Không thể tùy tiện ai thích thì họp không thích thì đi trễ, cơ
quan, tổ chức chứ không phải cái chợ để ai thích thì đến không thích thì về. Có thực hiện
đảm bảo giờ giấc, trong công tác phải có kỉ luật như vậy thì chúng ta mới có thể theo kịp
các nước đang phát triển được. Điều này chúng ta còn phải học tập ở nước ngoài rất
nhiều. Người dân Việt nam chúng ta xưa nay quen nếp làm việc không giờ giấc nên đôi
lúc trong công việc với người nước ngoài chúng ta cảm thấy khó chịu là điều đương
nhiên. Và cũng chính điều này mà chúng ta gặp nhiều cản trở trong công việc
Đó mới chỉ là việc thực hiện giờ giấc buổi họp, còn rất nhiều việc khác nữa ví dụ
như thực hiện giờ giấc lên lớp của giáo viên, giờ giấc đến trường của nhân viên, thực
hiện các công việc nhà trường của hiệu trưởng Có thể nói trường chúng tôi đa số là

giáo sinh mới về trường. Nhưng trong một năm qua chưa một đồng chí nào đi muộn về
sớm, bỏ tiết, quên giờ. Bao giờ cũng vậy trong buổi dạy ngày hôm đó những đồng chí
nào có tiết, dù là tiết 1 hay tiết 5 cũng đều lên trước 5- 10 phút và ngồi chờ ở phòng hội
đồng. Một đồng chí thực hiện rồi từ đó những đồng chí khác thực hiện theo dần dần
thành một cái lệ. Với mọi người nói chung khi bước chân ra ngoài ai cũng muốn mình
trở nên đẹp hơn, duyên dáng hơn, còn với người giáo viên nói riêng khi bước chân lên
trường, trước bao con mắt của học sinh thì hiển nhiên ai cũng muốn hình ảnh mình sẽ
được học sinh lưu giữ mãi không chỉ trong một buổi học mà suốt một năm, một thời.
Vậy thì có lẽ nào chúng ta không thể lên trường sớm hơn 5-10 phút chỉnh trang lại trang
phục cũng như đầu tóc để hình ảnh mình luôn đẹp trong mắt học sinh. Chúng ta lên lớp
đúng giờ, không cắt xén thời gian đó chẳng phải là chúng ta đang nâng cao ý thức trách
nhiệm, hết lòng hết sức phụng sự tổ quốc, phục vụ nhân dân đó sao?.
Ngay đến như các anh chị nhân viên trong nhà trường cũng vậy, với đồng lương
ít ỏi đó phải nói họ sống cũng rất trật vật, khó khăn. Nhưng không vì thế ngày 8 tiếng họ
chỉ làm 4- 5 tiếng mà ngược lại bao giờ cũng vậy người đến sớm mở cổng trường đón
chào một ngày mới, một buổi học mới chính là họ. Sau những buổi học họ lại kiểm tra,
sửa sang lại bàn ghế, phòng học để buổi học sau các em học sinh an tâm và thoải mái
trong học tập. Đó chẳng phải là họ đã nâng cao ý thức, trách nhiệm của bản thân đối với
công việc hay sao?
Đặc biệt như thầy hiệu trưởng nhà trường, vào nhận công tác khi trường
cách xa nhà mấy chục cây số, con thì còn nhỏ tất cả mọi việc đều giao lại cho người vợ
cũng vừa công việc gia đình vừa công việc trường lớp. So với nhiều người thì cũng
không phải xa xôi gì nhiều nhưng vì công việc, vì ý thức trách nhiệm của bản thân, thầy
vẫn không quản ngại có những lần cả tháng trời thầy vẫn không về nhà được một lần vì
công việc. Ở nhà con đau ốm, nhà cửa mưa nhiều nước tràn cả vào nhà rất cần đến bàn
tay người đàn ông nhưng rồi công việc trường lớp đã khiến thầy trăn trở và không thể về
nhà thường xuyên được. Nếu như không vì trách nhiệm, không hết lòng hết sức phụng
sự tổ quốc, phục vụ nhân dân thì thầy đâu phải chịu cảnh xa vợ con gia đình, mọi công
việc giao phó hết lại cho vợ con.
Vậy đấy, cần gì phải nói tới cái cao sang, to tát, mà ở ngay bên cạnh ta, ở

ngay trước mắt ta chỉ cần bằng những hành động nhỏ nhưng đầy ý nghĩa đã thể hiện rất
rõ những cá nhân, tập thể đang phấn đấu hết mình. Họ luôn thể hiện, luôn nêu cao ý thức
trách nhiệm của một người cán bộ công chức, người công bộc của nhân dân. Nhờ những
con người ấy, nhờ những tập thể như thế chúng ta mới phát huy hết sức mạnh của cuộc
vận động học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh. Và cũng phải nhờ
những con người như thế, đất nước Việt Nam mới ngày một phát triển theo kịp các nước
trong khu vực và trên thế giới được.
Rô men, ngày 24 tháng 4 năm 2010
Người viết
Hoàng Thị Hiền

×