ĐOÀN TNCS HỒ CHÍ MINH
- - - o O o - - -
Đức Phú, ngày 15 tháng 4 năm 2009
BÀI DỰ THI:
VIẾT VỀ TẤM GƯƠNG
“THANH NIÊN TIÊN TIẾN LÀM THEO LỜI BÁC”
* Kính gửi: - Xã Đoàn Đức Phú
- HUYỆN ĐOÀN TÁNH LINH
* Tôi tên: Mai Thiện Chánh
- Hiện là Giáo viên đang công tác tại Trường THCS Đức Phú.
- Công việc đang đảm nhận : giảng dạy, TKHĐ, tổ trưởng CM.
Hưởng ứng cuộc vận động « HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO
ĐỨC HỒ CHÍ MINH » ; Hưởng ứng tinh thần cuộc thi viết về tấm gương “thanh
niên tiên tiến làm theo lời Bác” ; Nay, bản thân đang là đoàn viên Đoàn TNCS
HCM kính gửi đến BCH Xã - Huyện Đoàn bài dự thi theo khung câu hỏi do Huyện
Đoàn tổ chức.
Xin được trình bày như sau đây.
I. Cảm nhận trước cuộc thi:
Hồ Chí Minh là một trong những nhà tư tưởng, những lãnh tụ cách mạng đã
bàn nhiều nhất đến vấn đề đạo đức. Người không để lại những tác phẩm đạo đức
lớn, nhưng những tư tưởng lớn của Người về đạo đức đã nằm trong những bài viết,
bài nói ngắn gọn. Bản thân Người lại thực hiện trước nhất những tư tưởng ấy, nhiều
hơn cả những điều Người đã nói, đã viết về đạo đức. Người vừa là một nhà đạo đức
học lớn, lại là tấm gương đạo đức trong sáng nhất, tiêu biểu nhất đã được thế giới
thừa nhận.
Hưởng ứng cuộc vận động « HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO
ĐỨC HỒ CHÍ MINH » ; Tinh thần cuộc thi viết về tấm gương “thanh niên tiên
tiến làm theo lời Bác” do Huyện Đoàn tổ chức là một sáng kiến để mọi người
Việt nói chung và thế hệ trẻ Tánh Linh nói riêng có dịp nhìn lại mình, nhìn lại quê
hương đất nước trong thời kỳ phát triển.
II. Nội dung chính - trả lời câu hỏi:
Câu 1. Hai chuyên đề học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ
Chí Minh của Huyện đang triển khai.
- Cùng với tinh thần chung của cả nước, Tỉnh Bình Thuận, Huyện Tánh Linh
nói riêng đã và đang triển khai thực hiện hai nội dung:
* Chuyên đề 1: “Nói phải đi đôi với làm”
* Chuyên đề 2: “Thực hành tiết kiệm-chống tham ô, lãng phí theo lời dạy
của Bác”
- Để hiểu được một cách đúng đắn về hai chuyên đề nói trên theo quy mô
chính trị tư tưởng là một điều không dễ đối với mọi người, đặc biệt là thế hệ trẻ ngày
nay. Chúng ta không thể diễn đạt nó dưới sự thận thức đơn thuần, mà phải hiểu ở
mọi khía cạnh, thể hiện sự vĩ mô tư tưởng củaNgười.
- Bản thân là Giáo viên - tầng lớp đòi hỏi luôn phải gương mẫu trong xã hội,
trước học sinh - một thế hệ tương lai của đất nước. Mặt khác, vai trò đang đảm nhận
một tổ trưởng chuyên môn nhà trường; thì chuyên đề 1: “Nói phải đi đôi với làm” là
chuyên đề tâm đắc nhất.
“Nói phải đi đôi với làm” là một đòi hỏi mang tính xã hội. Không phải riêng
bây giờ, mà xưa đã thế và sau này vẫn thế.
Bởi, "mười lần nói không bằng một lần làm"; bởi "nói hay không bằng cày giỏi";
bởi nói và làm gắn chặt với "chữ tín": "một lần mất tín, vạn sự mất tin" - một lần nói
không đúng, nói không đi với làm; vạn lần mất lòng tin ở người nghe!
Nhưng tại sao nói lại không đi đôi với làm? Điều dễ hiểu này ai cũng biết, đó là
vì "nói" bao giờ cũng dễ hơn "làm". Nói "dễ" vì "nói" do cái lưỡi phụ trách; còn "làm
khó", vì "làm" thuộc thẩm quyền đôi tay và cơ bắp! "Nói dễ", vì "lời nói gió bay", vì
"nói trước quên sau", vì "nói đâu bỏ đấy" và vì "lời nói không mất tiền mua",... Nhưng,
hãy cảnh giác! Lão Tử đã từng dạy: "Lời nói có thể tin được thì nghe không hay; lời
nói nghe hay thì không thể tin được!". Nhưng sợ nhất có lẽ là "người biết - không nói,
người nói - không biết"!
Như vậy, chúng ta không chỉ cần biết sợ và đừng cả tin vào mọi lời nói, mà còn
phải ghi nhớ: "chính vì "nói dễ" nên đôi khi nó rất nguy hiểm. Cha ông ta đã từng căn
dặn: "lời nói đọi máu" đấy sao?!.
Vậy là, lời nói tuy là việc đơn giản - trẻ con, người lớn,... nếu không bị khuyết
tật bộ phận thanh quản, đều có thể nói những gì muốn nói. Nhưng tác dụng trong
cuộc sống xã hội của lời nói thì không hề đơn giản chút nào. "Lời nói như dao chém
đá", không dễ phủi phui được đâu! Đến đây, ta lại rút ra một điều: "nói dễ" thật,
nhưng không phải lúc nào cũng dễ. Cho nên chớ có "nói bừa", "nói ẩu", "nói ngon,
nói ngọt", nói cho xong chuyện, và nhất là chớ có ... "nói lời lại nuốt lời", trừ phi anh
không còn là người tự trọng!
"Làm khó", vì làm phải tốn sức, tốn công, thậm chí phải "quên mình", phải "hy
sinh",... Tốn sức, tốn công thì nhiều người có thể làm được. Nhưng "hy sinh, quên
mình", mới là thử thách khó vượt qua! Mà ở đời, những việc quan trọng nhất, lại
thường đòi hỏi người thực hiện phải... hy sinh, phải quên mình! Dám hy sinh thì việc
khó trở thành dễ. Đó là chân lý vậy!
Chiến đấu chống ngoại xâm, phải cầm chắc có thể hy sinh xương máu. Chấp
nhận rồi, thì "cái chết nhẹ tựa lông hồng"; gian nan, nguy hiểm đến mấy, cũng dễ
dàng vượt qua! Cuộc chiến đấu với "nội xâm" (nạn tham nhũng), khó hơn nhiều, đòi
hỏi sự hy sinh lớn lao hơn nhiều. Vì đó là cuộc chiến với người sống bên ta, với đồng
đội, đồng chí,... thậm chí với chính bản thân ta - nhằm loại trừ nạn sâu mọt đục
khoét, đang làm băng hoại giá trị đạo đức, lối sống; làm mục ruỗng xã hội! Lên án
tham nhũng thì dễ, ai ai cũng "lên án" được; chống tham nhũng mới là chuyện cực kỳ
khó, là vì vậy! Bởi "lên án" là hành vi "nói", còn "chống" là hành vi "làm".
Qua thế, đủ thấy rằng, "nói" dễ hơn "làm" thật, nhưng đúng là "nói" cũng có cái
khó của nói; "làm" có cái dễ của làm! Vâng! "nói phải đi đôi với làm", điều ấy ai cũng
thường nghe, ai cũng hiểu và ai... cũng nói được - mà làm thì mới khó làm sao?!.
“Nói đi đôi với làm” vừa là đạo lý vừa là yêu cầu của thực tiễn cuộc sống.
Trong xã hội chúng ta, nhiều bậc làm cha làm mẹ là những người biết điều hay lẽ
phải mà dạy con không được chủ yếu là chỉ nói mà không làm, không hành động
gương mẫu trước con cái. Do đó lời nói không có sức cảm hóa và thuyết phục.
Suy rộng ra, trong xã hội cũng vậy, nếu ở cơ quan nào, hoặc địa phương nào
mà cán bộ lãnh đạo chỉ “nói giỏi” mà không “làm giỏi” thì làm sao có sức thuyết phục
và lôi cuốn quần chúng.
Ai cũng biết Nói dễ hơn Làm, nhưng Làm mới là cái “thước đo” để đánh giá
thực chất giá trị của con người. Xã hội muốn tiến lên cũng phải do hành động thực
tiễn và tự giác của mọi người - tức là hành động có lý luận soi đường chứ không phải
là hành động mù quáng.
Nhưng suy cho cùng thì lý luận cũng bắt nguồn từ hoạt động thực tiễn và lấy thực
tiễn - kết quả của hành động - làm tiêu chuẩn của chân lý.
Câu 2. Gương sáng - người tốt, việc tốt.
Sau 5 năm công tác khác địa phương, với ngôi trường THCS Đức Phú, sự
cảm nhận về những đồng nghiệp tuy còn hạn chế; Song, bản thân đã không thể cản
lại sự đập vào mắt, vào tâm trí tôi là một đồng nghiệp cùng cơ quan mình - đồng chí
ấy đã và đang biểu hiện những gì là một gương sáng mà thế hệ trẻ như tôi phải học
tập và noi theo, từ chất lượng công việc đến phẩm chất đạo đức, từ lời nói đến việc
làm, và lối sống giản dị ấy sao cứ gợi mãi trong tôi. Hôm nay, tôi đã có dịp để nói một
chút về người đồng nghiệp - người tốt, việc tốt.
Đó là đồng chí Lê Ngọc Kim – Giáo viên chuyên trách phổ cập giáo dục trường
THCS Đức Phú – Tánh Linh.
Làm sao tả xiết được khi nhìn thấy hình ảnh ấy với những chiếc phiếu
vàng bên hông, lúc ẩn – lúc hiện đến với các hộ dân, đến với các em
thơ lứa tuổi đến trường.
Với mục tiêu đạt chuẩn PCGD, đồng chí kim không ngừng học tập, chịu
khó với biết bao những con số “biết nhảy múa” trước mắt anh cả khi ăn lẫn khi ngủ.
Hầu hết các anh em đồng nghiệp trong trường đều hết mình ủng hộ cho công tác PC,
rất cảm động trước những lời huy động mà đ/c Kim đã lên tiếng.
Với những học sinh thân yêu khó khăn đến với lớp học chính khoá, Thầy và trò
thật sự thể hiện sự gần gũi thân thiện trong những buổi tối trên lớp học phổ cập, khi
mà mọi người đã hết giờ công việc, về với gia đình sau một ngày căng thẳng.
Chất lượng công việc của đ/c Kim luôn được tuyên dương trong các đợt xét thi
đua cấp tổ, trường. Với tính cẩn thận, lối sống giản dị hoà nhã, đ/c đã quên mình với
trách nhiệm được giao. Là một đoàn viên trẻ, sự cống hiến kết hợp với sự ghi nhận,
đ/c đã sớm nhận thức và thật sự xứng đáng vào hàng ngũ của Đảng.
Trở thành Đảng viên trẻ, Đ/c Kim đã tiếp tục không ngừng với sự tin yêu của
nhà trường, sự công nhận đạt chuẩn Quốc gia PCGD của nhà trường bên cạnh sự
hợp tác của HĐSP, thì vai trò của đồng chí Kim không thể nào làm mờ được.
Với phạm vi nêu gương tốt bằng câu từ, khó để tả hết một con người, nên tôi
muốn nói trong mộc mạc, sơ khai đó thôi. Tôi xin nhắn nhủ: hy vọng mọi đồng
nghiệp, những ai được đọc bài viết này hãy tìm hiểu thêm về người đồng nghiệp,
người tốt việc tốt đang luôn bên cạnh và trước mắt chúng ta. Hãy chung tay cùng hoà
quyện vào lối sống đạo đức, lời dạy của Bác Hồ Chí Minh để xây dựng một xã hội tốt
đẹp, một đất nước thân yêu chúng ta.
Câu 3. Cảm nhận về việc thực hiện cuộc vận động học tập và làm
theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh trong .
Cuộc vận động "Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh" là đợt sinh hoạt
chính trị rộng lớn trong Đảng, hệ thống chính trị và toàn xã hội, đã được tiến hành trong thời gian
dài với nội dung phong phú và thiết thực. Chúng ta, đoàn viên Thanh niên hiện nay phải biết
rõ: "Theo Chủ tịch Hồ Chí Minh, đạo đức cách mạng là quyết tâm suốt đời đấu tranh cho Đảng, cho
cách mạng. Đó là điều chủ chốt nhất... Đặt lợi ích của Đảng và của nhân dân lao động lên trên lợi
ích riêng của cá nhân mình". "Do chưa thực hiện được tấm gương và cách làm của Chủ tịch Hồ
Chí Minh nên hiện nay những biểu hiện của chủ nghĩa cá nhân không những không giảm đi, mà
đang tiếp tục phát triển với những biến tướng mới, trở thành căn bệnh phổ biến và ngày càng trầm
trọng trong một bộ phận không nhỏ cán bộ, đảng viên, nhất là trong một số người có chức, có
quyền", Hậu quả nghiêm trọng của nó là làm xói mòn lòng tin của nhân dân đối với Đảng, Nhà
nước, tạo điều kiện cho các thế lực thù địch chống phá, thực hiện diễn biến hòa bình.
“Chúng ta cần thấy rõ rằng, trong tình hình hiện nay, những lời dạy của Chủ tịch Hồ Chí
Minh về nâng cao đạo đức cách mạng, quét sạch chủ nghĩa cá nhân vẫn giữ nguyên giá trị và tính
thời sự”. (Trích lời Tổng bí thư Nông Đức Mạnh)
Mục tiêu của cuộc vận động "Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh" trong
đoàn viên Thanh niên hiện nay là nhằm giáo dục, xây dựng đạo đức, lối sống trong thời kỳ
mới thông qua tấm gương đạo đức của Người; đấu tranh khắc phục sự suy thoái về đạo đức, lối
sống, chặn đứng, đẩy lùi tệ quan liêu, tham nhũng, lãng phí và các tệ nạn xã hội – có khả năng
sống sót trong thế hệ trẻ; xây dựng con người Việt Nam có nhân cách cao đẹp, bản lĩnh chính trị
vững vàng và lối sống văn minh, đặc biệt đoàn viên thanh niên của hiện nay./.
- - - HẾT - - -