Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

"Giữ chồng" khi mang thai ppt

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (110.02 KB, 5 trang )

"Giữ chồng" khi mang thai

Mang thai, người vợ bắt
đầu có những thay đổi về
thể chất lẫn tâm lý. Một
trong những vấn đề nảy
sinh là chuyện sinh hoạt
vợ chồng. Tâm lý không
muốn ông xã “ăn vụng”
đã khiến các bà vợ bầu tìm mọi cách để giữ chân chồng.
Vợ “ham” quá mức, chồng phát sợ
Đọc quá nhiều sách báo nói đến hiện tượng chồng đi "ăn
chả" khi vợ mang thai nên chị Ly rất lo lắng. Đặc biệt là
trong giai đoạn đầu mang thai, chị không có một chút ham
muốn gần chồng. Chị đành cố gắng chăm lo cho anh từng
bữa ăn, là cho anh từng chiếc áo.
Nhưng bỗng nhiên, sau ba tháng, tâm trạng của chị Ly thay
đổi hẳn. Chị bắt đầu quan tâm đến chồng nhiều hơn. Có


những hôm chị chủ động đòi hỏi “chuyện ấy”. Lúc này cơ
thể chị bắt đầu có những ham muốn dữ dội. Vừa để đáp
ứng nhu cầu của mình, lại vừa giữ được chồng nên nhiều
hôm chị đòi anh “chiều” đến hai ba lần. Cứ nghĩ như vậy
anh chồng sẽ sung sướng mà quên việc sẽ đi “ăn vụng”
nhưng chị nào ngờ anh thấy khổ sở vô cùng.
Một vài ngày nghỉ anh còn chịu đựng được, đến những
ngày đi làm, anh tỏ ra rất mệt mỏi. Chỉ sau một tuần, anh
đã không còn giữ được sự năng động, nhanh nhẹn trong
công việc nữa. Mỗi lần về đến nhà anh lại… sợ. Mọi
chuyện chỉ được hạn chế khi trong một lần “yêu”, chị Ly bị


động thai. Sợ hãi, lo lắng, chị đi khám thai ngay lập tức.
May là cái thai vẫn khoẻ mạnh, phát triển bình thường.
Sau hôm đó, hai vợ chồng chị cũng trao đổi thẳng thắn mọi
chuyện với nhau. Và lúc này gánh nặng tâm lý của hai
người mới được tháo gỡ hoàn toàn.
Mệt mỏi vì chiều chồng mà không có ham muốn

Mặc dù, không có ham muốn nhiều “chuyện ấy” nhưng
thấy người ta nói, trong giai đoạn người vợ mang thai,
chồng sẽ dễ đi ngoại tình, nên chị Tân tìm mọi cách để
chiều chồng.
Chị lên mạng, đọc báo chí, sách vở để tìm hiểu về các tư
thế “yêu” khi mang thai sao cho an toàn. Khi thai mới được
hơn hai tháng, biết quan hệ vẫn an toàn nên chị cũng chăm
chỉ chiều chồng.
Nhưng khổ nỗi, trong giai đoạn này, ham muốn “yêu”
chồng của chị không có, lại thêm lo lắng sẽ làm ảnh hưởng
đến cái thai trong bụng nên mỗi khi “yêu”, chị gần như
không thấy cảm giác gì.
Sợ chồng “ăn vụng” bên ngoài, nên chị cứ “chiều” như vậy
cho đến tháng thứ sáu. Lúc này, chị không thể chịu đựng
thêm được nữa nên đành nói thật với chồng. Nghe xong
chuyện chị Tân chiều anh vất vả như thế nào, rồi tâm trạng
lo anh “ăn vụng” ra sao, đã khiến anh chồng phì cười
nhưng cũng thông cảm với vợ.
Từ đấy, chồng chị cũng không đòi hỏi “chuyện ấy” nữa.
Thay vào đó, anh quan tâm đến vợ con hơn. Mỗi khi có
thời gian anh lại ở bên cạnh vợ để chị được an tâm cho
chuyện sinh nở. Chị Tân nhờ vậy mà cảm thấy thoải mái để
chăm lo cho thai nhi nhiều hơn.

Không chiều mà kiểm soát chặt chẽ
Khi mang thai đứa con đầu tiên, vốn là người có sức khoẻ
không được tốt nên Hà rất chăm chút cho thai nhi. Cô làm
tất cả mọi thứ từ việc ăn uống, trang phục làm sao cho phù
hợp để con sau này lớn lên thật khỏe mạnh. Và tuyệt nhiên,
cô hoàn toàn không chiều chồng “chuyện ấy”.
Mặc dù chịu thiệt thòi nhưng anh Hùng cũng không kêu ca
gì. Anh rất hiểu rằng vợ cần giữ gìn để có một đứa con
khỏe mạnh. Nhưng Hà ngày càng trở nên quá quắt khi kiểm
soát anh mọi lúc mọi nơi.
Anh đang ở cơ quan cô cũng gọi điện anh hỏi xem anh ở
đâu, làm gì. Khi biết rõ rồi cô mới để anh yên. Có hôm anh
đi họp để điện thoại ở bàn làm việc không mang theo, cô
tìm mọi cách gọi cho thư ký để được gặp anh. Anh Hùng
phải bỏ dở cả cuộc họp ra ngoài nghe điện.
Về đến nhà, bao nhiêu bực dọc, anh Hùng trút hết lên đầu
vợ. Hà ngồi khóc bù lu bù loa nói rằng cô sợ anh đi ngoại
tình. Lúc này Hùng mới hiểu Hà đang mang nặng tâm lý sợ
chồng ‘ăn vụng” khi vợ mang thai. Anh nhẹ nhàng, từ tốn
giảng giải cho Hà những điều cô suy nghĩ là vô căn cứ và
những khó khăn mà cô gây ra cho anh sẽ mang lại những
kết quả không tốt cho công việc. Dần dần Hà cũng bắt đầu
hiểu ra. Lúc này cô lại xin lỗi chồng rối rít.
Thẳng thắn để giữ hạnh phúc gia đình
Những người vợ trong các trường hợp trên đều may mắn
khi có một người chồng tâm lý và yêu thương vợ con.
Nhưng để có được sự hòa thuận trong cuộc sống gia đình
thì việc trò chuyện trao đổi thẳng thắn là điều vô cùng quan
trọng, đặc biệt là trong thời kỳ mang thai.
Vì vậy người vợ không nên chịu đựng hi sinh hay kiểm

soát chồng quá chặt chẽ mà làm cho cuộc sống gia đình trở
nên căng thẳng và mệt mỏi. Hạnh phúc sẽ chỉ đến khi có sự
cảm thông, chia sẻ giữa cả hai vợ chồng mà thôi.

×