Tải bản đầy đủ (.doc) (7 trang)

Văn hay lớp 8 dành cho những người đam mê văn học đây

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (140.39 KB, 7 trang )

Chiếc nón lá Việt Nam
Chiếc nón lá xuất hiện ở Việt Nam vào thế kỉ thứ 13, tức là vào đời nhà Trần. Từ đó đến nay, nón luôn
gắn bó với người dân Việt Nam như là hình với bóng. Không phải là đồ vật phân biệt giới tính, tuổi tác
và địa vị… nón luôn đi theo như người bạn đường che nắng che mưa cho mọi hành trình. Phải chăng
như vậy mà nón đã từ lâu trở thành biểu tượng cho đất nước con người Việt Nam?
Trước hết, nón là một đồ dùng rất "thực dụng". Nó dùng để che mưa nắng. Nón chóp nhọn đầu, nón
thúng rộng vành, nón ba tầm như nón thúng nhưng mảnh dẻ hơn tất cả đều để che chắn che mưa. Dù
nón có nhiều loại, song nét đặc thù chung của nó là rộng vành (để chống nóng) và có mái dốc (để thoát
nước nhanh, che mưa). Ngoài chức năng ứng phó với môi trường tự nhiên, chiếc nón còn hướng tới mục
đích làm đẹp, làm duyên cho người phụ nữ và phù hợp với cảm quan thẩm mỹ của người Việt: đẹp một
cách tế nhị, kín đáo. Dưới vành nón, đôi mắt, nụ cười, lúm đồng tiền, những sợi tóc mai, cái gáy trắng
ngần của cô gái dường như được tôn thêm nét duyên dáng, kín đáo mà không kém phần quyến rũ
Người ta đội nón lá làm đồng, đi chợ, chơi hội. Tiễn cô gái về nhà chồng, bà mẹ đặt vào tay con chiếc
nón thay cho bao nhiêu lời nhắn gửi yêu thương Chiếc nón gợi nguồn cảm hứng cho thơ, cho nhạc. Đã
có hẳn một bài về hát về nón: "Nón bài thơ, em đội nón bài thơ, đi đón ngày hội mở" Giữa những kênh
rạch, sông nước chằng chịt ở miệt vườn Nam Bộ, ai đó đã phải ngẩn ngơ vì: "Nón lá đội nghiêng tóc dài
em gái xõa". Chiếc nón còn gợi nhớ dáng mẹ tảo tần: "Quê hương là cầu tre nhỏ/Mẹ về nón lá nghiêng
che ". Trong những năm chiến tranh, tiễn người yêu ra chiến trường, các cô gái thường đội nón với cái
quai mầu tím thủy chung. Chỉ như vậy thôi đã hơn mọi lời thề non, hẹn biển, làm yên lòng người ra
trận
Nón lá thường được đan bằng các loại lá, cây khác nhau như lá cọ, rơm, tre, lá cối, lá hồ, lá du quy
diệp chuyên làm nón v.v. Có hoặc không có dây đeo làm bằng vải mềm hoặc lụa để giữ trên cổ.
Nón lá thường có hình chóp nhọn hay hơi tù, tuy vẫn có một số loại nón rộng bản và làm phẳng đỉnh.
Nón lá có nhiều loại như nón ngựa hay nón Gò Găng (sản xuất ở Bình Định, làm bằng lá dứa, thường
dùng khi đội đầu cưỡi ngựa), nón quai thao (người miền Bắc Việt Nam thường dùng khi lễ hội), nón bài
thơ (ở Huế, là thứ nón lá trắng và mỏng có lộng hình hoặc một vài câu thơ), nón dấu (nón có chóp nhọn
của lính thú thời phong kiến); nón rơm (nón làm bằng cọng rơm ép cứng); nón cời (loại nón xé te tua ở
viền); nón gõ (nón làm bằng tre, ghép cho lính thời phong kiến); nón lá sen (còn gọi là nón liên diệp);
nón thúng (nón là tròn bầu giống cái thúng, thành ngữ "nón thúng quai thao"); nón khua (nón của người
hầu các quan lại thời phong kiến); nón chảo (nón mo tròn trên đầu như cái chảo úp, nay ở Thái Lan còn
dùng).v.v.


Đối với người phụ nữ Huế chiếc nón bài thơ luôn là một người bạn đồng hành. Trong cuộc sống
thường nhật, chiếc nón đối với người phụ nữ Huế rất thân thiết. Chiếc nón không chỉ có chức năng che
mưa che nắng, mà người phụ nữ Huế còn dùng nó để làm đồ đựng, phương tiện quạt mát và cao hơn hết
là chức năng làm đẹp, góp phần làm tăng thêm nét duyên dáng phụ nữ Huế.
Giờ đây chiếc nón lá được phổ biến khắp đất Việt Nam là nét đặc trưng văn hóa riêng của đất nước.
Khi người ngoại quốc nào đến Việt Nam cũng muốn có trong hành lí của mình vài chiếc nón làm quà
khi về nước.
Cây bút bi
Suốt quãng đời cắp sách đến trường, người học sinh luôn bầu bạn với sách, vở, bút, thước… và coi đó
là những vật dụng không thể thiếu được. Trong số những dụng cụ học tập ấy thì tôi yêu quý nhất là cây
bút bi, một vật đã gắn bó với tôi nhiều năm và chắc trong tương lai sẽ còn hữu ích với tôi lắm!
Hồi còn ở cấp một, tôi dùng bút máy viết mực và chữ tôi khá đẹp, nhưng khi vào cấp hai thì nó lại gây
cho tôi khá nhiều phiền toái. Tôi phải vừa viết vừa nghe Thầy, cô giảng bài với tốc độ khá nhanh nên bút
máy không thể đáp ứng được yêu cầu này. Chữ viết lộn xộn và lem luốc rất khó coi! Lúc ấy thì Ba mua
tặng tôi một chiếc bút bi với lời khuyên: “con hãy thử xài loại bút này xem sao, hy vọng nó có ích với
con”. Kể từ đó tôi luôn sử dụng loại bút này để rồi hôm nay có dịp nhìn lại, tìm hiểu đôi điều về nó.
Chiếc bút bi đầu tiên, được một nhà báo Hungary làm việc tại Anh tên Laszlo Biro giới thiệu vào năm
1938. điều khiến Ông nghĩ ra việc sáng chế ra loại bút này là vì những cây bút máy luôn gây cho Ông
thất vọng, chúng thường xuyên làm rách, bẩn giấy tờ, phải bơm mực và hay hư hỏng… Vào ngày 15
tháng 6 năm 1938 ông Biro được nhận bằng sáng chế Anh quốc. Từ khi bút bi được ra đời nó đã được
cải tiến nhiều để phù hợp với người dùng và đã trở nên thông dụng khắp thế giới. Tuy có khác nhau về
kiểu dáng như chúng đều có cấu tạo chung giống nhau. Bút bi có ruột là một ống mực đặc, đầu ống
được gắn với một viên bi nhỏ có đường kính khoảng từ 0,7 đến 1 milimet, được coi như là ngòi bút. Khi
ta viết mực được in lên giấy là nhờ chuyển động lăn của viên bi này và loại mực dùng cho bút khô rất
nhanh.
Con người thường ít nghĩ đến những gì quen thuộc, thân hữu bên mình. Họ cố công tính toán xem
trung bình một đời người đi được bao nhiêu km hay một người có thể nhịn thở tối đa bao nhiêu phút
nhưng chắc chưa có thống kê nào về số lượng bút họ dùng trong đời! Một cây bút cũng giống như cơ thể
con người vậy, ruột bút là phần bên trong cơ thể, đầu bi chính là trái tim và mực chứa trong bút được ví
như máu, giúp nuôi sống cơ thể. Còn vỏ bút giống như đầu, mình, tứ chi vậy… chúng phải cứng cáp thì

bút mới bền, hoạt động tốt cũng như tạo cho người sử dụng cảm giác thoải mái. Màu sắc và hình dáng
bên ngoài giống như quần áo, làm tăng thêm vẽ đẹp cho bút. Các chi tiết của bút dù quan trọng hay thứ
yếu đều góp phần tạo nên một cây bút. Như một kiếp tằm rút ruột nhả tơ, âm thầm giúp ích cho đời để
rồi khi cạn mực, chúng bị vứt bỏ một cách lạnh lùng. Mấy ai nhớ đến công lao của chúng!
Bước vào năm học mới, các nhà sản xuất bút bi như Bến Nghé, Đông Á, Thiên Long, Hán Sơn… đã
lần lượt cho ra đời hàng loạt mẫu mã từ đơn giản cho đến cầu kỳ như bút bấm, bút xoay, bút hai màu, ba
màu… đủ chủng loại khác nhau nhằm đáp ứng như cầu người sử dụng. Các cậu nam sinh thì chỉ cần giắt
bút lên túi áo đến trường nhưng nhiều bạn gái lại thích “trang điểm” cho bút các hình vẽ, hình dáng xinh
xắn lên thân hay đầu bút còn được đính thêm con thú nhỏ ngộ nghĩnh… Thế là những chiếc bút bi lại
theo chân trò nhỏ đến trường, giúp các cô, cậu lưu giữ những thông tin, kiến thức vô giá được thầy cô
truyền đạt lại với cả tấm lòng!
Có cây bút vẻ ngoài mộc mạc, đơn giản song cũng có cây được mạ vàng sáng loáng. Nhìn bút, người
ta biết được “đẳng cấp” của nhau, nhưng nhìn vào nét chữ người ta mới đoán được tính cách hay đánh
giá được trình độ của nhau. “Một chiếc áo cà sa không làm nên ông thầy tu”, một cây bút tuy tốt, đắt
tiền đến cỡ nào cũng chỉ là vật để trang trí nếu vào tay kẻ đầu rỗng mà thôi! Bút là vật vô tri, nên nó
không tự làm nên những câu chữ có ý nghĩa nhưng nếu trong tay người chủ chuyên cần, hiếu học nó sẽ
cho ra đời những bài văn hay, những trang viết đẹp. Để trở thành người chủ “tài hoa” của những cây bút,
người học sinh cần rèn luyện cho mình thói quen vở sạch, chữ đẹp và luôn trau dồi kiến thức học tập…
hãy biến chúng thành một người bạn thân thiết, một cánh tay đắc lực trong việc học tập bạn nhé!
Cùng với sách, vở… bút bi là dụng cụ học tập quan trọng của người học sinh, vì vậy chúng ta cần phải
bảo quản bút cho tốt. dùng xong phải đậy nắp ngay để tránh bút rơi làm hư đầu bi, bộ phận quan trọng
nhất của bút. Đặc biệt là luôn để bút ở tư thế nằm ngang giúp mực luôn lưu thông đều, không bị tắc. Một
số loại bút bi có thể thay ruột khi hết mực và mình xin mách các bạn một mẹo nhỏ là nếu để bút bi lâu
ngày không xài bị khô mực thì đừng vội vứt bỏ mà chỉ cần lấy ruột bút ngâm trong nước nóng độ 15
phút… cây bút của bạn có thể được phục hồi đấy!
Có thể nói rằng bút bi là một trong những phát minh quan trọng của con người. Ngày nay cứ 1 giây lại
có 57 cây bút bi được bán ra trên thế giới, chứng tỏ tầm ảnh hưởng quan trọng của nó. Khoa học tiến bộ,
nhiều công cụ ghi chép tinh vi hơn, chính xác hơn lần lượt xuất hiện nhưng bút bi vẫn được nhiều người
sử dụng bởi nó rẽ và tiện lợi. Cầm cây bút bi trên tay, nắn nót từng chữ viết cho người thân yêu, chúng
ta mới gửi gắm được trong đó bao nhỉ.

Cây chuối
Nói đến cây chuối, đã là người Việt Nam thì không ai là không biết. Cây chuối đã tồn tại cùng con
người như một người bạn thân thiết.Có thể nói, cây chuối đã trở thành một thứ không thể thiếu trong đời
sống người Việt Nam xưa và nay.Chuối có tới năm bảy loại, nào là hương chuối, chuối ngự, chuối
mường, chuối tiêu Mỗi loại chuối đều có hương vị thơm ngon riêng, tạo ra nét đặc biệt không thể lẫn
với những loại khác. Thế nhưng các loại chuối lại mang một vẻ bề ngoài giống nhau.
Thân cây tròn, thấp, trơn bóng, và có cây còn to bằng cả cái cột đình. Lá cây xanh non, to, dài và các
gân đối xứng nhau. Thế nhưng lá chuối khô lại có màu nâu, giòn là cứng. Bắp chuối có màu đỏ, thuôn
dài, còn gọi là hoa chuối. Nõn chuối xanh non, mịn và mỏng. Mỗi cây chuối trưởng thành đều có thể
cho ta một buồn chuối. Tùy theo từng loại, có loại cho ta hàng trăm quả một buồng, có cả loại mỗi
buồng cho ta hàng nghìn quả. Nhiều cây còn trĩu trịt quả từ ngọn xuống gốc.
Để có được vai trò quan trọng như hiện nay trong đời sống con người Việt Nam, chuối đã "cống hiến"
cho đời sống vật chất không biết bao nhiêu. Thân cây thái nhỏ ra có thể làm thức ăn cho lợn hoặc hươu
nhà, trâu bò rất tốt. Còn lá cây thì giúp ta trong các việc như là để gói xôi, gói bành rất tiện lợi và dễ
kiếm. Lá chuối khô có thể làm chất đốt, để quấn bánh gai hoặc ở nông thôn ta còn thấy là chuối khô còn
có thể quấn làm nút chai rượu.
Không chỉ thế, hoa chuối còn dùng để làm rau. Món nộm hoa chuối được rất nhiều người ưa thích, đặc
biệt sinh viên vì nó vừa ngon lại vừa rẻ. Thái một ít nõn chuối ra cho vào đĩa rau muống xanh mướt là ta
đã cso được một đãi rau vừa ngon vừa đẹp mắt. Quả chuối có lẽ là nhiều công dụng nhất. Các chị, các
cô, các bà hay ăn chuối vì chủ yếu chuối thường chứa rất nhiều vitamin rất tốt cho một làn da mịn màng.
Và chủ yếu chuối thường dùng để ăn nhiều hơn vì nó rất ngon. Người ta còn dùng chuối thắp hương như
một lễ vật dâng cho thần linh để thể hiện lòng tôn kính.
Chính vì vậy, chuối là một loại cây khá quan trọng, nhất là trong hoàn cảnh kinh tế còn nhiều eo hẹp.
Ở nông thôn, mỗi khi chuối chín, người ta thường cắt thành từng nải đem đi bán, những nải chuối đó
đều rất rẻ nên nhiều người mua. Còn trong đời sống văn hóa của người Việt, cây chuối cũng như bưởi
hay hồng, nóc ũng là một trong năm loại quả dâng lên tổ tiên, nhất là các dịp lễ Tết. Trong tâm thức mỗi
người, cây chuối là một loại cây tượng trưng cho sự thanh bình của làng quê, nhất là thời thơ ấu.
Cây chuối từ lâu đã chiếm một phần to lớn trong cộc sống của người Vệt Nam. Đối với mỗi người, cây
chuối đã trở thành một loại cây vô cùng gần gũi, thân thiết.
Con chó

Chó là một loài động vật rất có ích cho con người. Nó trung thành, dễ gần và là bạn của con người.
Cũng có thể vì thế mà người ta gọi nó là “linh cẩu”.
Chó có rất nhiều loại và từ đó người ta đặt tên cho chúng. Cho là một trong số những loài động vật được
thuần dưỡng sớm nhất. Trung bình chó có trọng lượng là từ một đến tám mươi ki-lô-gam.
Chó là giống vật nuôi đầu tiên được con người thuần hóa được cách đây 12.000 năm vào thời kỳ đồ đá.
Tổ tiên của loài chó bao gồm cả cáo và chó sói (một loài động vật có vú gần giống như chồn sinh sống ở
các hốc cây vào khoảng 400 triệu năm trước). Còn loài chó như chúng ta thấy ngày nay được tiến hóa từ
một loài chó nhỏ, màu xám.
Lúc mới ra đời, chó con không có răng nhưng chỉ sau 4 tuần tuổi đã có thể có 28 chiếc răng. Bộ hàm
đầy đủ của loài thú này là 42 chiếc.
Mắt chó có đến 3 mí: một mí trên, một mí dưới và mí thứ ba nằm ở giữa, hơi sâu vào phía trong, giúp
bảo vệ mắt khỏi bụi bẩn. Tai của chúng thì cực thính, chúng có thể nhận được 35.000 âm rung chỉ trong
một giây. Khứu giác của chúng cũng rất tuyệt vời. Người ta có thể ngửi thấy mùi thức ăn ở đâu đó trong
nhà bếp nhưng chó thì có thể phân biệt từng gia vị trong nồi, thậm chí những chú chó săn còn tìm ra
những cây nấm con con nằm sâu trong rừng, vì chúng có thể phân biệt gần 220 triệu mùi. Chó phân biệt
vật thể đầu tiên là dựa vào chuyển động sau đó đến ánh sáng và cuối cùng là hình dạng. Vì thế thị giác
của chúng rất kém. Ta có thấy vào mùa đông lạnh, thỉnh thoảng chó hay đuôi che lấy cái mũi ướt át, đấy
là cách chúng giữ ấm cho mình.
Chó có đến 2 lớp lông: lớp bên ngoài như chúng ta đã thấy, còn lớp lót bên trong giúp cho chúng giữ
ấm, khô ráo trong nhũng ngày mưa rét, thậm chí còn có nhiệm vụ “hạ nhiệt” trong những ngày oi bức.
Chó là loài động vật có bốn chân, mỗi bàn chân đều có móng vuốt sắc nhưng khi đi thì cụp vào. Chó có
bộ não rất phát triển, xương quai hàm cứng. Đặc biệt, tai và mắt chó rất thính và tinh vào ban đêm. Chó
vẫy đuôi để biểu hiện tình cảm. Chó là loài động vật có bộ phận tiêu hóa rất tốt.
Chó có đặc tính là chạy rất nhanh bằng bốn chân, tốc độ lao về phía trước khoảng từ bảy mươi đến tám
mươi km một giờ. Hơn nữa, chó cũng có khả năng đánh hơi rất tài. Hiện nay chó hoang dã vẫn còn tồn
tại, nhưng chó được thuần dưỡng như chó nhà, chó cảnh thì phổ biến hơn.
Chó thuần dưỡng có nhiệm vụ trông, giữ nhà và thường nặng từ mười lăm đến hai mươi ki-lô-gam, có
tuổi thọ trung bình từ mười sáu đến mười tám năm. Loại chó bắt được tội phạm được gọi là chó nghiệp
vụ, trinh thám, và thường rất to, cao, tai vểnh, hoạt động nhanh nhẹn, linh hoạt và thông minh. Chúng
được nuôi rất công phu. Một số loại chó khác như chó săn thường rất khôn. Chó cứu hộ được dùng trong

việc cứu nước ở các bến cảng, sân bay,… nơi xảy ra sự cố.
Ở một số nước trên thế giới, chó còn chuyên để kéo xe. Nhưng không hẳn là chỉ có ích, nó còn rất dễ bị
bệnh, đó là bệnh “dại”. Thường là thời gian đầu chó rất bình thường, ít người phát hiện ra để đề phòng.
Khi bị chó dại cắn, lúc bấy giờ mới thấy rõ việc nguy hiểm đến tính mạng con người. Vì vậy cần phải
tiêm phòng cho chó thường xuyên theo định kì để tránh bị mắc bệnh.
Chó là loài động vật rất có ích trong mọi lĩnh vực. Chó còn là bạn của con người bởi sự thông minh,
lanh lợi, trung thành và nhiều tác dụng của nó. Chó được coi là loài động vật rất quan trọng và giúp việc
đắc lực cho con người.
Con chó luôn ở bên cạnh ta trong phú quý cũng như trong lúc bần hàn, khi khoẻ mạnh cũng như lúc ốm
đau. Nó ngủ yên trên nền đất lạnh, dù đông cắt da cắt thịt hay bão tuyết lấp vùi, miễn sao được cận kề
bên chủ là được.
Hãy viết thư để nói tại sao nước là quý?
Việt Nam, ngày 3 tháng 3 năm 3000
Harry Potter thân mến!
Hôm nay mình viết thư này cho cậu mong cậu hãy giúp mình chuyện này với. Nguồn nước mà loài
người đang sử dụng đã bị ô nhiễm nặng nề, bốc mùi hôi thối khó chịu không thể sử dụng được. Mọi sinh
vật đang bên bờ tuyệt chủng.
Tất cả ao, hồ, sông suối đều bị nhiễm chất độc thải ra từ các công ty, nhà máy, xí nghiệp do con
người dựng nên. Giờ đây các loài sinh vật đang thoi thóp thở, kể cả loài người vì thiếu nước sạch trầm
trọng. Với nền công nghiệp hoá mà con người tạo ra đã vô tình huỷ hoại đi nguồn tài nguyên nước sạch,
thay vào đó là sự ô nhiễm nguồn nước không thể cứu vãn. Rừng thì bị tàn phá, đất trống đồi núi trọc bao
la, do đó thiên thai hạn hán kéo dài, đất đai nức nẻ, cây trồng khô cháy, một số ít rừng còn lại cũng bị
thiêu rụi, một số loài sinh vật đã chết. Con người trở nên tàn bạo với chính đồng loại để giành từng
ngụm nước ngọt, có người khát quá môi khô nức đã phải uống nước tiểu của chính mình. Không có
nước khiến loài người lâm vào cảnh khốn cùng, bệnh tật bùng phát, nhất là các bệnh viêm da, viêm mắt,
sỏi thận, Thảm cảnh này do chính bàn tay con người gây nên.
Hôm nay mình đã hiểu vì sao nước là nguồn tài nguyên quý giá, bởi lẽ ngay trong cơ thể con người
nước chiếm khoảng 70% khối lượng, nó có vai trò đặc biệt quan trọng với cơ thể, con người có thể nhịn
ăn được vài ngày, nhưng không thể nhịn uống nước. Con người nhịn ăn 6-8 tuần mới có thể bị chết đói,
nhưng chỉ cần mất 5-10% nước đã lâm vào tình trạng tính mạng bị đe dọa, mất đến 15-20% là coi như

hết hy vọng cứu chữa. Suy rộng ra những sinh vật khác cũng đều cần nước vậy.
Harry Potter ơi! Cậu mau mau đến đây sử dụng phép phù thuỷ nhiệm màu cho nguồn nước trở nên
trong sạch, bầu không khí trong lành mới hy vọng cứu sống những sinh linh trên trái đất này. Mình biết
rằng bảo bối của cậu có hạn, cậu không thể một tay che cả bầu trời, nên điều quan trọng là con người
phải tự cứu lấy mình đúng không cậu. Mình hứa rằng từ nay con người đã biết sai và sửa chữa ngay. Các
chất độc hại phải được xử lý an toàn mới thải ra ngoài môi trường, mọi loại rác thải đều được thu gom
và xử lý triệt để. Con người sẽ trồng cây gây rừng, không phá hoại rừng đầu nguồn để giảm đi phần nào
thiên tai hạn hán, Đảm bảo nguồn nước sạch được tồn tại mãi mãi cho trái đất của chúng ta luôn xanh
tươi và sự sống trường tồn với thời gian.
Chúc cậu năm mới nhiều sức khoẻ!
Bạn thân của cậu,
Vina Potter.
Năm 3000 chưa tới, nhưng không phải là không tới, sự sống sẽ bị huỷ diệt nếu ngay từ bây giờ chúng
ta không biết bảo vệ nguồn tài nguyên nước sạch.
Cảm nhận về bài thơ Đập đá ở Côn Lôn của Phan Châu Trinh
Con người ấy hiện lên thật đẹp, thật lẫm liệt, ngang tàng trong bà ithơ Đập đá ở Côn Lôn được viết
khi tác giả bị đày ở Côn Đảo.Côn Đảo – nơi trước kia được mệnh danh là “địa ngục trần gian”, nơi mà
thực dân Pháp đã lập nên nhà tù giam cầm những người chiến sĩ yêu nước và cách mạng vcới tất cả
những kiểu đày ải, tra tấn con người tàn nhẫn nhất. Chúng quyết tâm làm lung lay, tiêu tan ý chí, lý
tưởng của những người tù yêu nước. Chúng nhầm tưởng rằng sẽ dễ dàng khuất phục được lòng yêu
nước của những người tù An Nam.
Nhưng những con người ấy với dòng máu nóng của hồn Việt, với tinh thần quả cảm, ý chí kiên
cường luôn tỏ rõ được thế đứng bất khuất trước kẻ thù. Dù lúc nào họ cũng phải đối mặt với những đày
ải, lao động khổ sai nặng nhọc, dã man nhất. Dù phải chống chọi với cái khắc nghiệt giữa nơi đảo xa trơ
trọi, giữa biển khơi, giữa cái ngột ngạt nơi nhà tù kìm hãm, bó buộc thể xác con người, những người tù
yêu nước như Phan Chu Trinh vẫn luôn dõng dạc thể hiện chính mình trước kẻ thù, trước trời đất:
Làm trai đứng giữa đất Côn Lôn
Lừng lẫy làm cho lở núi non.
“Làm trai” – Phan Chu Trinh đầy tự hào khi được là một đấng nam nhi đứng giữa trời đất. Rất kiêu
hãnh, người anh hùng đã tự khẳng định mình với tất cả khát vọng mãnh liệt được cống hiến cho đời.

Hình ảnh người trai sừng sững đứng giữa đất Côn Lôn, đầu đội trời chân đạp đất, hiên ngang ngẩng mặt
trước thiên nhiên rộng lớn làm ta chợt gặp lại một Nguyễn Công Trứ cũng với ý chí ấy:
Đã mang tiếng ở trong trời đất
Phải có danh gì với núi sông.
Tiếp nối với quan niệm truyền thống, Phan Chu Trinh đã thể hiện rõ bản lĩnh của những con người
đất Việt anh hùng. Vẻ đẹp hùng tráng của ông còn được thể hiện qua hành động, qua sức mạnh của kẻ
làm trai: “Lừng lẫy làm cho lở núi non”.,
Đấng nam nhi không hề e ngại trước công việc đập đá nặng nề, mệt nhọc mà quyết chí làm cho “lở
núi non”, quyết chí thể hiện cái tôi bản lĩnh, cái chí làm trai mong mỏi, khao khát được “lừng lẫy”, vang
danh trong trời đất. Người anh hùng ấy với tư thế chủ động vượt lên cả thân phận của người tù để thể
hiện chính mình, khẳng định sức mạnh bản thân:
Xách búa đánh tan năm bảy đống
Ra tay đập bể mấy trăm hòn
Đập đá giờ đây không còn là công việc khổ sai, không còn là nỗi ám ảnh nặng nề trong công việc
của người tù. Đập đá đối với Phan Chu Trinh bỗng chốc trở thành một cuộc chiến đấu chinh phục thiên
nhiên. Và hiện ra trong cuộc chiến đấu ấy là tư thế hùng dũng của người anh hùng trong thần thoại, lẫm
liệt, phi thường. Vận dụng lối khoa trương trong văn chương truyền thống, việc đập đá thể hiện một sức
mạnh ghê gớm “đánh tan năm bảy đống” – “đập bể mấy trăm hòn” với hành động hết sức dứt khoát,
nhanh lẹ, nhẹ nhàng “xách búa” – “ra tay”. Hai câu thực đã thật sự làm choáng ngợp trong tâm trí người
đọc hình ảnh người tù yêu nước thật đẹp, thật kỳ lạ trong cái tư thế ngạo nghễ hiên ngang giữa vũ trụ đất
trời với tất cả lòng ngưỡng mộ và kính phục.
Bên trong con người anh hùng đầy hiên ngang đầy kiêu hãnh, bên trong cái giọng điệu hùng dũng
hào sảng là cả một con người son sắt niềm tin, bền gan vững chí, một con người mang đầy tâm trạng
trước thời cuộc với giọng điệu lãng mạn:
Tháng ngày bao quản thân sành sỏi
Mưa nắng càng bền dạ sắt son
Đã bước vào con đường cứu nước, giải phóng dân tộc nghĩa là người anh hùng Phan Chu Trinh đã
chấp nhận chịu đựng mọi khó khăn, gian khổ, vậy thì sá gì tháng ngày – mưa nắng, sá gì thử thách cuộc
đời. Để rồi càng vất vả, càng thử thách thì người anh hùng càng chịu đựng dẻo dai, càng kiên cường bất
khuất. Và việc chịu cảnh tù đày, lao động khổ nhọc chỉ làm cho phẩm chất cao đẹp của người chiến sĩ

cứu nước được khắc hoạ rõ nét hơn mà thôi. Lời khẳng định đầy khí phách, đầy rắn rỏi của người tù
khiến ta hiểu thêm, yêu thêm, phục thêm cho một con người xem thường mọi gian lao thử thách và luôn
vững niềm tin, vững lòng vững dạ không nguôi đi ý chí chiến đấu của mình.
Không phải ai cũng như Phan Chu Trinh, giữa hoàn cảnh đầy khắc nghiệt như vậy mà lại có khẩu khí
ngang tàng:
Những kẻ vá trời khi lỡ bước
Gian nan chi kể việc con con
Thần thoại Trung Quốc đã có một bà Nữ Oa đội đá vá trời thì trong công việc cứu nước ngày nay, có
những con người gan dạ, anh hùng đã tự nhận, tự khẳng định mình là “những kẻ vá trời” để nói lên chí
lớn của bản thân trước những thử thách gian nan trên đường chiến đấu. Phan Chu Trinh đã biến công
việc “đập đá” khổ sai trở thành một hình tượng thơ thật đẹp, thật ý nghĩa. Đập đá đối với ông là cuộc
chiến đấu chinh phục thiên nhiên, còn là công việc gian nan chiến đấu, thực hiện lý tưởng cách mạng,
một hành trình đầy chông gai.
Tự nhận là những kẻ vá trời còn là thể hiện một chỗ đứng quyền uy, một công việc chính nghĩa để
đối chọi với kẻ thù. Và khi sa vào chốn đầy ải tù đày, thì người anh hùng chỉ xem là lúc lỡ bước thường
tình, là việc con con thì có gì đáng kể. Người anh hùng đã xem thường hoàn cảnh, không chịu khuất
phục trước “gian nan” tầm thường để giữ vững được ý chí, niềm tin, để cất lên câu thơ đầy tự hào mang
khẩu khí ngang tàng đáng nể phục. Ta thấy được, cảm nhận được một tâm hồn thật đẹp của người tù yêu
nước, một tâm hồ nthanh cao, kiên cường, quyết chí vì công cuộc cách mạng, vì tự do của dân tộc.
Vẻ đẹp tâm hồn và vẻ đẹp của tầm vóc Phan Chu Trinh đã làm nên một hình tượng người anh hùng
vừa oai phong lẫm liệt vừa sâu sắc tình cảm. Bài thơ vừa mang cái không khí hào hùng sôi nổi của
người chiến sĩ cách mạng, vừa chứa đựng cả một tấm lòng, một tinh thần đẹp đẽ, giàu xúc cảm. Vì vậy
mà hình ảnh người tù yêu nước Phan Chu Trinh đã hằn sâu vào tâm trí người đọc tự nhiên, nhẹ nhàng,
trong niềm cảm phục khôn nguôi.
Đập đá ở Côn Lôn – nói đến chuyện đập đá mà không chỉ là đập đá, nói đến chuyện đày ải cực nhọc
mà không thấy chút tiều tụy khổ sở của người tù khổ sai. Bài thơ hiện lên trước mắt ta là một bức chân
dung rất thực về ý chí, tinh thần người làm trai không nề hà gian nguy, vất vả, luôn đặt mình lên trên cái
ngột ngạt, khổ sở chốn “địa ngục trần gian” để khẳng định một tư thế hiên ngang của người anh hùng
Việt Nam.

×