Tải bản đầy đủ (.pdf) (3 trang)

Thoát vị đĩa đệm - căn bệnh thường gặp potx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (130.71 KB, 3 trang )

Thoát vị đĩa đệm - căn bệnh thường gặp


Thoát vị đĩa đệm (còn gọi là phình, l
ồi hay rách đĩa
đệm) xảy ra khi vòng xơ bên ngoài của đĩa liên đốt
sống bị rách.
Đĩa đệm bị kẹp chặt giữa 2 đốt sống cho nên không
thể trượt hay di chuyển ra ngoài, gọi là thoát vị đĩa
đệm chỉ là thói quen, thực chất chỉ phình phần mềm
bên trong của đĩa đệm.

Tổn thương rách hầu như bao giờ cũng ở phía sau vì trong rãnh cột sống luôn có giây
chằng dọc sau.

Rách vòng xơ có thể làm tiết ra chất trung gian hoá học và chính chất này gây đau rất
nặng ngay cả khi gốc thần kinh không bị chèn ép, đó là lý do mà thầy thuốc dùng thuốc
kháng viêm để chống đau trong trường hợp thoát vị đĩa đệm.

Trong trường hợp lồi đĩa đệm đã có từ trước và lớp ngoài cùng của vòng xơ vẫn nguyên
vẹn thì khi có áp lực tác động vào đĩa đệm sẽ phình thêm hoặc bị rách.

Khi đĩa đệm ở cột sống lồi ra phía sau và đụng chạm ống tuỷ gây đau rất nặng. Thoát vị
đĩa đệm hay xảy ra ở những đốt sống thắt lưng cuối cùng do m
ột động tác quá mạnh ở cột
sống hay do chấn thương gây chèn ép vào những gốc thần kinh của dây thần kinh toạ.

Nguyên nhân

Thoát vị đĩa đệm có thể do sự hao mòn cơ thể và bị tổn thương, ví dụ công việc phải ngồi
suốt ngày nhưng đặc biệt là những công việc đòi hỏi nâng bốc vật nặng. Những chấn


thương đột ngột đến đĩa đệm vùng thắt lưng thường xảy ra khi nâng vật nặng mà lưng
đang gấp.

Chứng đau lưng và mỏi lưng thường xuyên là dấu hiệu hao mòn toàn thân và có tổn
thương dễ gây ra thoát vị khi gặp cơ hội như cúi xuống nhặt chiếc bút chì hay mang nhấc
balô nặng để đeo lên vai. Khi lưng thẳng như đứng hay nằm áp lực lên đĩa đệm cân bằng
ở mọi điểm, nhưng khi nâng vật nặng ở tư thế ngồi hay gấp lưng thì áp lực lên đĩa đệm
tăng rất nhiều.

Triệu chứng

Đôi khi không có biểu hiện gì nhưng nếu có cũng rất đa dạng: Có thể đau vùng thắt lưng,
vùng lưng hay vùng cổ; Có khi đau theo kiểu thần kinh toạ, đau thần kinh vùng cổ và
cánh tay; Có khi chỉ là dị cảm, cảm giác bại, teo cơ hay vô cảm; Có khi thể hiện hội
chứng đuôi ngựa (chèn ép gốc thần kinh chi phối vùng niệu-sinh dục và trực tràng, bệnh
nhân không kìm giữ được nước tiểu, yếu và có cảm giác tê bì ở vùng cơ quan sinh dục).
Hội chứng đuôi ngựa được coi là tình trạng khẩn cấp, cần được quan tâm ngay và có thể
cần phải can thiệp ngoại khoa để giải phóng sự đè ép.

Bệnh cảnh lâm sàng như vậy đủ để nghĩ đến đau ở gốc thần kinh và cần nghi ngờ thoát vị
đĩa đệm nhưng chưa đủ để khẳng định cho nên cần tiến hành một số tét lâm sàng đơn
giản để xác định vị trí gốc thần kinh bị chèn ép (tét để định vị bệnh lý ở lỗ bịt, tét định vị
nguyên nhân đau do kéo giãn bó mạch thần kinh của đám rối cánh tay, tét chèn ép ống
tuỷ).

Điều trị

Đa số trường hợp thoát vị đĩa đệm tự lành trong khoảng 6 tuần và không phải can thiệp
ngoại khoa. Có nghiên cứu đã cho thấy "sau 12 tuần, 73% bệnh nhân tỏ ra đỡ và có cải
thiện rõ rệt".


Trước hết cần thử điều trị nội khoa, có nhiều biện pháp để giảm đau: Nằm nghỉ và dùng
thiết bị chuyên dụng để nâng đỡ vùng thắt lưng - cùng - Day bấm huyệt - V
ật lý liệu pháp
- Tập yoga (có những tư thế riêng để chữa đau lưng) - Xoa bóp - Thuốc chống viêm
không có nhân steroid - Uống prednisone hay methyprednisolone - Tiêm cortisone vào
cùng đau - Dùng thuốc an thần, chống đau - Giảm cân - Châm cứu - Tránh những cơ hội
gây chèn ép ở cột sống.

Trong trường hợp thất bại, can thiệp ngoại khoa là cách triệt để nhất và có nhiều cách
khác nhau do thầy thuốc cân nhắc.

×