Tải bản đầy đủ (.pdf) (9 trang)

Công cụ nào bảo vệ nhà đầu tư trong giao dịch M&A? pdf

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (111.85 KB, 9 trang )

Công cụ nào bảo vệ nhà đầu tư trong
giao dịch M&A?
Khi thực hiện các giao dịch mua bán công ty, thông thường các
nhà đầu tư sẽ sử dụng các trung gian tài chính như công ty kiểm
toán hoặc các công ty chứng khoán để tiến hành các công việc
chuẩn bị như định giá doanh nghiệp (Valuation), rà soát tài chính
(Due Diligence) hoặc các luật sư để thương thảo hợp đồng…

Tuy vậy, vẫn có một nội dung quan trọng trong các giao dịch mua
bán và sáp nhập doanh nghiệp thường bị các nhà đầu tư bỏ sót
chính là các trách nhiệm phát sinh từ những rủi ro về vấn đề bảo
hiểm tiềm ẩn nội tại trong doanh nghiệp hoặc dự án được mua
bán.

Rủi ro thứ nhất có thể phát sinh chính là những chi phí về bảo
hiểm hàng năm mà bên bán ước tính thường rất nhỏ so với thực
tế sẽ phát sinh. Điều này sẽ làm cho bên mua có nguy cơ phải
gánh chịu chi phí bổ sung không lường trước được cho những rủi
ro mà doanh nghiệp sẽ phải chi trả sau khi giao dịch M&A được
tiến hành. Đối với nhiều doanh nghiệp thuộc các lĩnh vực hoạt
động có chuyên môn cao như y tế, tư vấn luật, tư vấn thiết kế, tư
vấn tài chính , chi phí bảo hiểm hàng năm có thể rất lớn, lên tới
hàng trăm nghìn, thậm chí cả triệu đô lô.

Ở Việt Nam cũng đã có quy định bảo hiểm bắt buộc đối với các
ngành nghề trên. Do vậy, doanh nghiệp không thể hoạt động nếu
không được bảo hiểm đầy đủ. Đặc biệt, những chi phí này cao
hay thấp sẽ tùy thuộc vào lịch sử hoạt động của doanh nghiệp
trong những năm quá khứ. Ví dụ, một bệnh viện hoạt động không
có khiếu nại về lỗi của các bác sĩ trong quá khứ thì chi phí bảo
hiểm có thể không lớn. Nhưng ngược lại, nếu bệnh viện đó có


vấn đề về tiêu cực, chi phí bảo hiểm hàng năm sẽ rất đáng kể và
chắc chắn phải bỏ ra vì không thể lường trước rủi ro đến từ các
khiếu nại của bệnh nhân

Vấn đề thứ hai là nguy cơ đến từ việc doanh nghiệp đối tượng có
thể không được bảo hiểm, hoặc được bảo hiểm không đầy đủ
trước giao dịch M&A. Do vậy, không thể bảo vệ được doanh
nghiệp trước những khiếu nại đã hoặc chưa phát sinh…Trong
nhiều trường hợp, nếu “khổ chủ” mua phải một doanh nghiệp như
vậy không khác gì mua một cỗ máy trông bên ngoài còn đẹp
nhưng bên trong thì đã hở điện, chỉ chạy là sẽ gây nguy hiểm cho
người sử dụng. Về kỹ thuật trong bảo hiểm, ở đây có một vấn đề
tiềm tàng, đó là đôi khi doanh nghiệp đối tượng có thể có một
chương trình bảo hiểm đầy đủ nhưng nội dung của hợp đồng bảo
hiểm lại hở và có thể đem đến thiệt hại cho nhà đầu tư. Một minh
chứng xoay quanh mức miễn thường (deductible) trong hợp đồng
bảo hiểm. Đây là mức mà doanh nghiệp mua bảo hiểm sẽ tự chịu
khi xảy ra sự cố. Công ty bảo hiểm chỉ trả bồi thường khi xảy ra
sự cố tính từ mức miễn thường này trở lên. Chính vì vậy mà mức
miễn thường càng cao, phí bảo hiểm càng thấp, vì trách nhiệm
của nhà bảo hiểm sẽ thu hẹp lại. Khi một doanh nghiệp mua bảo
hiểm với mức miễn thường cao (để được hưởng khoản giảm
phí), thì cần trích lập dự phòng đủ cho trường hợp sự cố xảy ra
dưới mức miễn thường. Khi doanh nghiệp không lập được mức
dự phòng đủ lớn và nhà đầu tư không phát hiện được khi tiến
hành giao dịch M&A sẽ phải chịu nhiều rủi ro.

Một vấn đề nữa có thể phát sinh, đó là các trách nhiệm bảo hiểm
đã phát sinh từ trước khi giao dịch, nay sẽ chuyển sang cho nhà
đầu tư. Thông thường, một giao dịch M&A đã được thực hiện thì

toàn bộ tài sản, quyền lợi cũng như các khoản nợ, nghĩa vụ của
doanh nghiệp đối tượng sẽ chuyển sang doanh nghiệp đi mua
(nhà đầu tư). Rủi ro này có thể phát sinh khi điều kiện, điều khoản
của hợp đồng mua bán không được rõ ràng, hoặc được soạn có
lợi cho bên bán. Đối với một công ty tư vấn, nếu sự cố về trách
nhiệm nghề nghiệp xảy ra, trong một môi trường hội nhập quốc tế
và sự tham gia đáng kể của Việt Nam vào các công ước quốc tế,
các khoản đền bù có thể vượt qua con số nhiều triệu USD, gấp
hàng chục lần mức vốn điều lệ của công ty đó. Đây là thực tế mà
nhiều doanh nghiệp Việt Nam đã phải gánh chịu trong thời gian
qua.

Để xử lý các vấn đề này, hiện nay trên thế giới, các nhà đầu tư
thường phải thực hiện việc rà soát về rủi ro và bảo hiểm
(Insurance Due Diligence) song song với các rà soát về tài chính
và pháp luật khác. Đơn vị thực hiện việc rà soát này thông
thường có thể là các công ty tư vấn bảo hiểm, các hãng luật hoặc
các trung gian tài chính khác. Đồng thời, các nhà đầu tư và các
doanh nghiệp muốn thực hiện việc mua bán và sáp nhập công ty
sử dụng hình thức bảo vệ thông qua các hợp đồng bảo hiểm
chuyên biệt dành cho giao dịch M&A. Các bảo lãnh này sẽ giúp
nhà đầu tư an tâm bỏ vốn thực hiện các giao dịch mua bán doanh
nghiệp trước những bất ngờ không lường trước nói trên. Việc
bảo lãnh này đồng thời hỗ trợ cho các giao dịch M&A phát triển,
vượt qua những rủi ro tiềm ẩn mà cả hai bên đối tác nhiều khi
không ngờ để hiện thực hóa dự án kinh tế của mình.

Một số loại bảo lãnh này là:

Bảo hiểm cho các cam kết và bồi thường (Warranty & Indemnity

Insurance). Đây là hình thức bảo lãnh cho hai bên giao dịch bảo
đảm cho những cam kết (toàn bộ hoặc chỉ một số cam kết đích
danh) mà bên bán đưa ra với bên mua (cho những vấn đề chưa
phát sinh). Đối với những vấn đề đã phát sinh do việc gian lận
của bên bán, chỉ bên mua mới có thể có được loại hình bảo hiểm
này.

Bảo hiểm cho các vấn đề pháp lý dở dang (Litigation Buy Out
Insurance). Loại hình hợp đồng bảo lãnh này sẽ bảo vệ cho nhà
đầu tư (bên mua) về mặt tài chính trước những thiệt hại phát sinh
khi vụ việc được phán quyết thiệt hại cho doanh nghiệp được
mua bán.

Một loại hình hợp đồng bảo lãnh nữa là bảo hiểm trách nhiệm
cáo bạch (Prospectus Liability/ I.P.O Insurance). Hợp đồng này
sẽ giúp bảo vệ doanh nghiệp, các giám đốc và quan chức điều
hành của doanh nghiệp, các cổ đông lớn của công ty phát hành
và thậm chí cả tổ chức bảo lãnh phát hành trước những khiếu nại
của nhà đầu tư về những sai sót và lỗi nhầm lẫn trong bản cáo
bạch khi chào giá mở rộng ra công chúng lần đầu (IPO).

×