Tải bản đầy đủ (.pdf) (9 trang)

Tại sao bạn đầu tư thua lỗ? (Phần 1) doc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (112.91 KB, 9 trang )

Tại sao bạn đầu tư thua
lỗ? (Phần 1)
Nhiều nhà đầu tư vẫn thua lỗ từ lần này đến lượt khác và luôn tìm
kiếm cách đầu tư thế nào để thành công nhưng tìm mãi vẫn
không thấy bí quyết thành công ở đâu và tiếp tục đầu tư thua lỗ.
Tại sao chúng ta không có một quyển nhật ký giao dịch và tự rút
kinh nghiệm trong những lần đầu tư thua lỗ của mình rồi từ đó
tránh mắc phải những sai lầm đấy. Điều quan trọng trong đầu tư
quan trọng nhất không phải tìm cách đầu tư thành công mà là
trách cách đầu tư thất bại. Người ta vẫn thường nói “thất bại là
mẹ thành công” nên biết điều mình sai mà sửa thì thành công sẽ
đến với những ai có tính kiên nhẫn, chăm chỉ và cẩn thận.
Thực vậy, Nguyên nhân đầu tư thua lỗ thì có nhiều song tôi cũng
mạo phạm chỉ ra một số điều mà nhà đầu tư thất bại trên thị
trường Vàng, Bạc, Ngoại tệ nói chung:
Thứ nhất, Sai lầm về chiến lược.
Sai lầm về chiến lược thường xảy ra đối với những người mới
vào thị trường và còn ít kinh nghiệm, những người có kinh
nghiệm nhiều hơn vẫn mắc lối này song ít hơn mà thôi. Theo bạn
đây có phải là sai lầm quan trọng nhất không? Theo tôi đây là một
sai lầm lớn nhưng không phải là điều quan trọng nhất. Bởi nhiều
người có chiến lược rất tốt, khả năng phân tích rất giỏi nhưng vì
sao họ vẫn thua? Tôi sẽ nói đến sai lầm quan trọng nhất sau
nhưng trước hết sai lầm về chiến lược là một sai lầm cơ bản và
có một số các sai lầm sau:
1, Sai lầm về phân tích cơ bản.
+ Đối với thị trường Vàng, Bạc, Ngoại hối thì lượng phân tích
thông tin cơ bản không nhiều như chứng khoán song vẫn mắc
nhiều sai lầm từ việc phân tích cơ bản là do:
- Phân tích chưa đủ với thông tin: Tôi lấy ví dụ thông thương trên
forexfactory.com là trang phân tích chính đối với những nhà đầu


tư về thị trường Vàng, bạc, Ngoại hối nhưng phân tích chừng đấy
vẫn chưa đủ mà chúng ta phải có thông tin tổng hợp từ thị trường
và kể cả thông tin về thị trường chứng khoán, đầu mỏ và các tin
về các quỹ đầu tư, các thông tin về ngân hàng nhà nước của các
quốc gia trong việc dự trữ ngoại hối cũng như mua, bán và dự trữ
về trữ lượng vàng, ngoại hối.
- Phân tích có tính một chiều: Chúng ta cứ nghĩ đơn giản một
điều rằng cái gì tăng cũng tốt cho nền kinh tế đó nhưng thực tế
không phải như vậy ví dụ tỷ lệ thất nghiệp tăng thì thế nào? Hay
tỷ lệ CPI tăng ít thì tốt nhưng tăng quá nhiều thì lại không tốt. Chỉ
một số các thông tin tăng mới gọi là tốt thôi chứ không phải mọi
điều tăng đều tốt cả.
- Chưa có sự so sáng hợp lý: Điều này là điều mà nhà đầu tư khó
nắm bắt được và có sự phân tích chính xác nhất. Nó thường xảy
ra khi có nhiều thông tin trái chiều nhau chẳng hạn cùng một lúc
có 2 thông tin quan trọng đều ra nhưng một thông tin tác động
đến giá Vàng giảm, một thông tin tác động đến giá Tăng thì
chúng ta phải làm sao? Và cân đo đong đếm nó thế nào? Và
chiến lược của mình như thế nào? Điều này tường xảy ra đối với
thị trường ngoại hối. Ví dụ EUR/USD thì chúng ta thường quan
tâm đến sức khỏe của nền kinh tế Châu Âu mà quên đi rằng nó là
sự so sánh giữa nền kinh tế Châu Âu và thị trường Mỹ, cùng với
sự tắc động khác đến 2 đồng tiền đó. Đây là kinh doanh chỉ số
chứ không phải kinh doanh một đồng tiền nên trong cùng một
thời gian, thời điểm chúng ta nên quan tâm đến nền sức khỏe
của Châu Âu và cả nền Kinh tế của Mỹ nữa. Nhà đầu tư phải xác
định cán cân nặng về phía nào để có chiến lược hợp lý
- Không có tính kịp thời: Trong giới đầu tư có 2 trường phái cơ
bản là phân tích cơ bản và phân tích kỹ thuật, những người theo
trường phái phân tích cơ bản thực sự và chuyên nghiệp thì đòi

hỏi phải có tính cập nhật thông tin nhanh, nhạy và đầy đủ. Song
nhược điểm của phân tích cơ bản là chúng ta không thể có thông
tin đầy đủ trong một khoảng thời gian nào đó. Chẳng hạn một quỹ
đầu tư nào đó mà mua Vàng chẳng hạn, hay ngân hàng trung
ương Trung Quốc mua ngoại tệ nào đó thì thị trường đã biến
động rồi và những người không có thông tin kịp thời thường dẫn
đến thua lỗ.
2, Sai lầm từ phân tích kỹ thuật.
Những người theo trường phái phân tích kỹ thuật hoặc những
người có sự kết hợp giữa phân tích kỹ thuật và phân tích cơ bản
thường mắc những lỗi nào trong vẫn đề phân tích kỹ thuật tôi
mạo phạm xin chỉ ra một số sai lầm sau:
- Chưa có sự phân tích cho riêng mình: Các công cụ phân tích kỹ
thuật rất rất nhiều nhưng bạn phải chọn công cụ phân tích nào
cho sự phân tích của bạn mới là điều quan trọng chứ không phải
Adua theo người này hay người nọ. Nhiều nhà đầu tư thấy một
công cụ mới nên cũng muốn học hỏi theo và áp dụng vào việc
đầu tư. Thực vậy, theo tôi học thêm các công cụ khác cũng tốt
thôi nâng cao thêm kiến thức của mình nhưng áp dụng vào đầu
tư ngay lập tức mà mình chưa có sự qua sát cũng như kinh
nghiệm về nó mà áp dụng vào đầu tư thì bạn rất dễ gặp thất bại.
Sau đó bạn không tin vào công cụ đó nữa và tìm học các công cụ
khác và lại áp dụng vào. Như vậy bạn sẽ gặp phải một chuỗi
những thất bại như anh “Đẽo cày giữa đường vậy”.
- Sự dụng quá nhiều công cụ phân tích cùng một lúc hoặc sự
dụng quá ít công cụ:
Sự dụng quá nhiều công cụ cũng sẽ thất bại trong lĩnh vực đầu tư
vì sao vậy?
Bởi khi sử dụng quá nhiều công cụ thì mỗi công cụ sẽ cho một xu
hướng và một chiến lược khác nhau nên bạn sẽ mất sự tin tưởng

vào bản thân bạn và mất định hướng cho việc đầu tư. Chúng ta
sẽ thiếu có sự quan sát tỉ mỷ về một vài công cụ phân tích kỹ
thuật điều đó dẫn đến lạc trong ma trận và thiếu chính xác cũng
như mất định hướng
Sự dụng một công cụ chỉ phù hợp với các công cụ như Sóng
Elliot, Các mô hình giá… Chứ nó ít khi phù hợp với các công cụ
Indicator, Khi sử dụng 1 công cụ Indicator thì sẽ dẫn đến sự thiếu
chính xác. Thực vậy, Indicator là công cụ hỗ trợ và nó thường
chạy chậm sau giá nên chúng ta sẽ khó lòng mà dự đoán được
nó sẽ theo xu hướng nào nếu sử dụng 1 công cụ.
Theo tôi chúng ta nên sử dụng 2,3 và nhiều nhất là 4 công cụ
phân tích kỹ thuật.
- Sự kết hợp giữa các công cụ chưa đúng. Muốn có sự kết hợp
này thì phải có quá trình quan sát nó cũng như phải dành nhiều
thời gian nghiên cứu mới thấy được sự kết hợp tốt nhất giữa các
công cụ. Không phải công cụ nào cũng kết hợp với nhau được
mà phải biết được điểm mạnh và điểm yếu của các công cụ để có
sự kết hợp hoàn hảo.
3, Có cái nhìn thiện cận
- Đầu tư trong lĩnh vực này chứa đầy những rủi ro song nó cũng
là cơ hội kiếm tiền rất tốt nếu chúng ta biết đầu tư. Vì vậy, trước
hết nhà đầu tư cũng như các nhân viên tư vấn phải có cái nhìn
tổng thể sau đó mới nhìn cái chi tiết cái nhỏ nhặt. Chẳng hạn
Chúng ta phải có sự phân tích trong dài hạn từ đó phân tích trong
ngắn hạn và chọn thời điểm vào thị trường. Chúng ta không nên
có cái nhìn ngắn hạn để đầu tư vào và kiếm lời liên tục. Điều này
cũng dễ dẫn đến thất bại. Chúng ta nên “đánh chắc thắng chắc”
hơn là “đánh nhanh thắng nhanh”.


×