Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

BỆNH DA TRONG TIỂU ĐƯỜNG (Kỳ 5) ppsx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (167.57 KB, 5 trang )

BỆNH DA TRONG TIỂU ĐƯỜNG
(Kỳ 5)
oooOOOooo


*Nhiễm liên câu nhóm A: trong nghiên cứu trên dân số nền, nhiễm liên cầu
nhóm A xâm lấn gấp 3,7 lần trong tiểu đường. Nhiễm trùng mô mềm rất thường
gặp.
*Nhiễm tụ cầu: nhiễm Staphylococcus aureus trên da thường liên quan với
tiểu đường. Các khuyến cáo trong quá khứ thậm chí nhận thấy trên các bệnh nhân
tiểu đường có viêm nang lông và nhọt tái phát. Tuy nhiên hiện nay, theo nghiên
cứu của Breen và Karchmer, các dữ liệu không cho phép lượng giá tỷ suất nguy cơ
nhiễm tụ cầu trên bệnh nhân tiểu đường. Chỉ vài phân nhóm bệnh nhân tiểu đường
có gia tăng tỷ suất nhiễm tụ cầu.
*Viêm tai ngoài nặng (malignant external otitis): không thường gặp, nhiễm
trùng của phần ống tai ngoài với xu hướng tổn thương xương sọ và nội sọ.
Pseudomonas aeruginosa thường gặp, nút tai với nước có thể giữ vai trò sinh bệnh.
Nhiễm trùng gây đau tai, xảy ra ở người già bị tiểu đường, đặc trưng bởi tiết dịch
mủ, phù nề một bên mặt, nghe kém, có mô hạt trong ống tai, nhưng không sốt.
Bệnh xảy ra hầu như riêng biệt trong tiểu đường. Chẩn đoán thường muộn, tỷ lệ tử
vong cao (20-40%) bất chấp có dùng kháng sinh. Phẩu thuật lấy đi các mảnh mô
hoại tử thì rất quan trọng. Phạm vi tổn thương mô có thể phát hiện qua MRI hoặc
CT scanner, việc hội chẩn với chuyên gia Tai-Mũi-Họng là cần thiết.
*Viêm mạc cơ hoại tử (necrotizing fasciitis): 10-60% các trường hợp viêm
mạc cơ hoại tử là do tiểu đường. Là nhiễm trùng mô mềm với sự lan tràn đến vùng
cân mạc. Vùng đáy chậu, thân mình, bụng, chi trên thường bị tổn thương. Lâm
sàng gồm đỏ da, phù nề, cứng, hoại tử và tạo thành bóng nước. Mức độ đau và
nhiễm độc thường nằm ngoài mức độ nặng của bệnh. Phần lớn do nhiễm nhiều
loại vi khuẩn (Escherichia coli, Bacteroides, Peptostreptococcus, Clostridium sp.),
10% do một loại vi khuẩn (thường là chủng Liên cầu). Điều trị bao gồm nhanh
chóng phẩu thuật lấy đi các mảnh mô và dùng kháng sinh phổ rộng. Tỷ lệ tử vong


chiếm khoảng 40%.
6.2. Nhiễm vi nấm:
*Nhiễm nấm Candida: đa số các tác giả tin rằng nhiễm Candida da-niêm
mạc thường xảy ra trong tiểu đường, đặc biệt khi không kiểm soát tốt bệnh. Viêm
kẽ (nách, bẹn, vùng nếp gấp), viêm âm hộ-âm đạo, viêm da quy đầu, viêm quanh
móng, nấm móng, viêm lưỡi, viêm góc miệng rất thường gặp. Trong một nghiên
cứu, chẩn đoán lâm sàng viêm quanh móng do Candida chiếm 9,6% trong 250 phụ
nữ tiểu đường, so với chỉ 3,4% ở nhóm phụ nữ không tiểu đường.Ngoài các triệu
chứng nhiễm nấm vùng âm đạo, cũng có một tỷ suất mắc bệnh không có triệu
chứng được nhận thấy ở người tiểu đường. Phụ nữ sau mãn kinh có nhiễm
Candida âm hộ-âm đạo tái phát được nhận thấy có mắc tiểu đường. Điều trị bằng
thuốc kháng nấm thoa hoặc uống; bệnh nhân viêm quanh móng do Candida cần
tránh tiếp xúc móng với ẩm ướt và dùng các được phẩm làm khô (Sulfacetamide
15% trong Ethanol 50%, 3-4 giọt/lần dùng 4 lần/ngày).
*Nhiễm nấm Dermatophyte: mặc dù có hai nghiên cứu chưa rõ ràng nhận
thấy có sự gia tăng lưu hành nhiễm nấm Dermatophyte trên bệnh nhân tiểu đường;
Gupta và cs đã xác định tỷ suất nấm móng chân chiếm 2,77 lần nhiều hơn ở người
tiểu đường so với nhóm chứng. Nấm móng thường xác định trên các vết loét chân
của người tiểu đường. Ở người tiểu đường, chẩn đoán sớm và điều trị nấm bàn
chân rất quan trọng bởi vì chúng là động lực dẩn đến các nhiêm trùng khác.
*Nhiễm nấm Mucor mũi-não (Rhinocerebral Mucormycosis): do nhiễm
Zygomycetes (Mucor và Rhizopus sp), thường xuất hiện với nhức đầu, sốt, ngủ
lịm (lethargy), xung huyết mũi và đau, phù nề mặt-tai. Các triệu chứng khác gồm
lồi một bên mắt, liệt mắt, hoại tử vòm khẩu cái và da mũi. 70-80% các trường hợp
xảy ra trong tiểu đường, và tiếu đường nhiễm toan keto-acid là yếu tố nguy cơ rất
quan trọng (do nhiễm toan gây phá vỡ tác động ức chế bình thường trong huyết
thanh chống lại Rhizopus). Amphotericine B và phẩu thuật lấy đi các mãnh mô là
điều trị được lựa chọn. Voriconazole, Caspofungin và các thuốc Azoles khác
không hiệu lực kháng lại Zygomycetes. Triazole đường uống, như Posaconazole,
có hiệu quả trong nhiễm Zygomycetes. Tỷ lệ tử vong chiếm ≥ 50%; chủng Mucor

thường gây biến chứng loét da trên bàn tay và chân ở người tiểu đường.
7.Loét do Tiểu đường (diabetic ulcers):
*Dịch tể học: là một vấn đề thường gặp, chiếm 15-25% bệnh nhân tiểu
đường. Người bị tiểu đường được đánh giá gia tăng nguy cơ cắt cụt chi gấp 10-30
lần so với quần thể dân số chung. Loét chi dưới gây cắt cụt chi chiếm 84% (theo
Pecoraro và cs). Loét bàn chân chiếm 14-24% bị cắt cụt.
*Căn nguyên và sinh bệnh học: bệnh lý thần kinh ngoại biên, sự chèn ép,
chấn thương giữ vai trò gây phát triển loét do tiểu đường. Bệnh lý thần kinh (kết
hợp với không kiểm soát tốt tăng đường huyết) là một trong các yếu tố dự báo loét
do tiểu đường; người bị tiều đường thường giảm cảm giác da, chuỗi các viêm
nhiễm thần kinh thông qua các neuropeptides đến các tế bào sừng, nguyên bào sợi,
các tế bào nội mô và các tế bào viêm có thể gây nên các vết thương. Tăng áp lực
lòng bàn chân gây ra do các biến dạng bàn chân (bệnh khớp của Charcot), như
LJM liên quan với NEG (noenzymatic glycosylation), và từ sự hình thành các cục
chai ở chân. Mang giày, vớ chật cũng thường là lý do gây loét bàn chân (trong một
nghiên cứu trên 314 bệnh nhân có loét chân), nếu họ mang giày vừa vặn, họ sẽ
giảm các cục chai ở chân. Sự tạo thành các cục chai là một dấu hiệu cảnh báo và
thường diễn tiến đến loét. Khi vết loét phát triển, bệnh lý mạch máu ngoại biên và
vết thương nội tại sẽ gây nên các hiệu ứng phụ. Các yếu tố kết hợp với loét bàn
chân trong tiểu đường bao gồm loét bàn chân trước đó, tiến căn có cắt cụt ở chi
dưới, chu kỳ tiểu đường dài (>10 năm), suy giảm thị lực, nấm móng, kém kiểm
soát đường huyết.

×