Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

THAY ĐỔI SẮC TỐ DO THUỐC (DRUG-INDUCED PIGMENTATION) (Kỳ 3) ppt

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (98.84 KB, 5 trang )

THAY ĐỔI SẮC TỐ DO THUỐC
(DRUG-INDUCED PIGMENTATION)
(Kỳ 3)
oooOOOooo

III-CHẨN ĐOÁN PHÂN BIỆT:
-Bệnh gai đen (acanthosis nigricans)
-Các bệnh lý khác: Lymphoma ở da ; Di căn ác tính ở da; Thiểu năng tuyến
giáp; Vàng da; Bệnh bạch cầu (leukemia); phản ứng thuốc dị ứng ánh sáng; bệnh
thiếu vitamine C (scurvy); giảm sắc tố sau viêm; viêm mạch.
IV-NGUYÊN NHÂN:
Có một lượng lớn các nhóm thuốc được biết rõ gây rối loạn sắc tố ở da-
niêm mạc. Các thuốc chống sốt rét, các thuốc hóa trị liệu, các kim loại nặng
(heavy metal), các dược phẩm khác như: amiodarone, zidovudine, minocycline,
clofazimine, psoralens , các thuốc hướng tâm thấn là những dược phẩm thường
gặp nhất gây nên rối loạn sắc tố mắc phải.
1-Các thuốc chống sốt rét (antimalarials):
-Tăng sắc tố xem như là một trong những tác dụng xấu và có tần suất
thường gặp trong các tác dụng phụ trên da,
-Các thuốc này có hiệu quả tuyệt vời chống sốt rét, chống viêm và thích
ứng miễn dịch (immunomodulating), có hiệu quả và được dùng điều trị các rối
loạn tự miễn dịch khác nhau như Lupus ban đỏ hệ thống, viêm khớp dạng
thấp Các loại thuốc chống sốt rét thường gây ra rối loạn sắc tố được biết là
chloroquine, hydroxychloroquine, amodiaquine, quinacrine,
-Các thuốc này có ái tính liên quan với sắc tố ở thượng bì, và có 25% trong
tổng số bệnh nhân dùng một trong các loại thuốc chống sốt rét đã nói trên
(aforementioned) trên 4 tháng sẽ phát triển sắc tố có màu xanh lá cây-xám (bluish-
gray) hoặc đỏ tía (purple),
-Rối loạn sắc tố thường xảy ra ở các vùng trước xương chày (pretibial) của
chi dưới nhưng cũng có thể có ở giường móng, mũi, hai má, trán, hai tai, vòm
khẩu cái cứng (hard palate) của niêm mạc miệng,


-Các tổn thương có bờ không rõ, là các dát hình bầu dục lan rộng ; khảo sát
mô học ở các vùng rối loạn sắc tố thấy có sự gia tăng melanin ở lớp thượng bì và
tích tụ hemosiderin ở lớp bì,
-Hiệu ứng sắc tố của các thuốc này có sự trái ngược, màu sắc da mất đi
chậm trong nhiều tháng sau khi ngưng thuốc gây bệnh lý,
-Các biểu hiện khác cần của rối loạn sắc tố là vàng da ở các bệnh nhân sử
dụng quinacrine; khi dùng thuốc này, có một tỷ lệ phần trăm lớn bệnh nhân phát
triển các rối loạn sắc tố đặc trưng với màu vàng chanh (lemon-yellow) và có thể
thấy ở kết mạc mắt và và niêm mạc miệng. Rối loạn sắc tố màu vàng không nhận
thấy trên lâm sàng ở các người có màu da sậm, mặc dù củng mạc mắt của họ có
thể ảnh hưởng. Xét nghiệm định lượng bilirubin có thể giúp phân biệt vàng da và
các rối loạn sắc tố da do thuốc. Tác dụng phụ này trở về bình thường trong 1-4
tháng khi thuốc được loại bỏ.
2-Các thuốc dùng trong Hóa trị liệu (chemotherapeutic):
-Các thuốc dùng trong Hóa trị liệu ung thư có thể gây các tác dụng phụ
khác nhau trên da, bao gồm nhạy cảm ánh sáng và tăng sắc tố ở da, móng, niêm
mạc khu trú hoặc lan tỏa,
-Sinh bệnh học của rối loạn sắc tố liên quan đến các thuốc Hóa trị liệu chưa
được biết rõ, nhưng có một số cơ chế của sự tăng sắc tố này là kích thích trực tiếp
sự sản xuất melanin và tăng sắc tố sau viêm sau khi nhiễm độc do thuốc ở lớp tế
bào sừng,
-Các thuốc được biết gây ra rối loạn sắc tố da là : bleomycin, busulfan,
doxorubicin, daunorubicin, fluorouracil, cyclophosphamide và carmustine.
2.1. Bleomycin là loại kháng sinh gây độc tế bào sử dụng trong điều trị các
biến đổi ác tính như là carcinoma tinh hoàn và lymphoma Hodgkin; chúng liên
quan đến nhiều tác dụng phụ trên da, gồm tăng sắc tố ở trên 20% bệnh nhân,
Tăng sắc tố xảy ra trong 1-9 tuần khi mà thuốc được dùng với liều lượng
thấp 10-30mg và kèm theo ngứa, có các đường băng sắc tố ở móng, hoặc cả hai.
Rối loạn sắc tố da thay đổi từ tăng xạm da toàn thân đến tăng sắc tố từng điểm,
nằm ở dưới các đường nếp da, thành các dải hoặc thành đường trên thân mình.

Dạng sắc tố như các dải giống như vệt roi, hình ảnh lâm sàng có liên quan đến
thuốc, thường do các chấn thương nhỏ gây ra do trầy xước hoặc kích thích bởi
quần áo; tuy nhiên, một số bệnh nhân phủ nhận họ có ngứa.
Khảo sát mô học thấy sự gia tăng melamin ở lớp thượng bì mà không có
tăng hắc tố bào và có một ít sắc tố ở lớp bì.
2.2. 5-fluoroueracil là một chế phẩm hóa trị liệu chống chuyển hóa dùng
trong các tổn thương tiền ác tính ở da và trong điều trị ung thư vú, ung thự dạ dày-
ruột. Khi dùng đường toàn thân, trên 5% bệnh nhân phát triển một phản ứng nhạy
cảm ánh sáng khi da tiếp xúc ánh nắng, kèm theo tăng sắc tố ở các vùng này. Hơn
nửa, tăng xạm da có thể cũng có thể phát triển trên vùng da tiêm truyền hoặc tại
các vị trí chiếu tia hoặc mặt lưng của bàn tay, lòng bàn tay, lòng bàn chân, thân
mình.
2.3. Adriamycin có thể gây các dát tăng sắc tố ở niêm mạc miệng, đạc biệt
ở mặt bên của lưỡi.
2.4. Hydroxyurea và Zidovudine có thể gây các thay đổi sắc tố tương tự,
bao gồm tăng sắc tố ở giường móng và/hoặc liềm móng (lunula nail) và sắc tố ở
lưỡi.

×