Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

TUYẾN CẬN GIÁP ppt

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (128.04 KB, 5 trang )

TUYẾN CẬN GIÁP
1-Thiểu năng tuyến cận giáp (hypoparathyroidism):
1.1.Thiểu năng tuyến cận giáp và Chốc dạng herpes:
(hypoparathyroidism and impetigo herpetiformis)
*Căn nguyên và Sinh bệnh học: Chốc dạng herpes được Hebra mô tả đầu
tiên năm 1872 trên phụ nữ có thai. Sau đó, chúng có liên quan với thiểu năng
tuyến cận giáp và hạ Calcium huyết, xảy ra chủ yếu trong 3 tháng cuối của thai kỳ,
nhưng cũng quan sát thấy trên đàn ông và phụ nữ không có thai (Moynilan và
Ruppe, 1985). Sự xuất hiện chốc dạng herpes trong thời gian mang thai và kết hợp
với hạ Calcium huyết có liên quan với các yếu tố căn nguyên của bệnh, tuy nhiên
cơ chế sinh bệnh chưa xác định (Sahin, 2002).
*Các bệnh cảnh Da: tổn thương da thường khởi phát trên các nếp gấp và có
khuynh hướng ly tâm. Là các đốm đỏ phù nề có hình đa cung, bờ rõ với các mụn
mủ ở ngoại biên phân bố giống dạng herpes, các đốm củ khô đi và đóng mài vẩy
tróc, có màu đen trắng.
*Mô học: đặc trưng bởi mụn mủ dạng xốp ở trong thượng bì, tạo thành các
vi abscess của Kogoj. Nguồn gốc của mụn mủ từ sự di trú của neutrophil từ nhú bì
vào trong tầng cao của thượng bì. Các tế bào sừng ở trung tâm có mụn mủ bắt đầu
hoại tử và tạo thành hốc. Vùng kế cận thượng bì bắt đầu mỏng đi và nóc thượng bì
bị kéo dài ra. Tại bì, các mao mạch dãn ra, xoắn vặn gây ra bởi thâm nhiễm
lympho bào quanh mạch, đôi khi kết hợp với neutrophil.
*Chẩn đoán phân biệt: mụn mủ của nấm da, chốc nhiễm trùng, nhiễm
Candida và phát ban mụn mủ do thuốc.
* Điều trị: điều trị thành công chốc dạng heerpes với Glucocorticoids dùng
tại chỗ và toàn thân, Cyclosporine, Methotrexate, Etretinate.
1.2.Các biểu hiện Da khác:
-Da sưng phù, tróc vẩy, tăng sừng. Rụng tóc từng đốm với tóc thưa, mỏng.
Móng giòn, có các đường ngang (rãnh Beau).
-Thiểu năng tuyến cận giáp làm nặng thêm vẩy nến có sẵn.
-Giả thiểu năng tuyến cận giáp: ngoài các bất thường của thiểu năng tuyến
cận giáp còn có bất thường về hình thái, trí nhớ trì trệ, sự calci hóa và xương hóa


dưới da.
2-Tăng năng tuyến cận giáp (hyperparathyroidism):
2.1.Các triệu chứng da toàn thân: tăng năng tuyến cận giáp có thể hiện
diện với ngứa toàn thân. Stahle-Backdahl (1989) cho rằng PTH (parathyroid
hormone) tăng cao là nguyên nhân gây nên ngứa trong suy thận mạn tính. Chou và
cs (2000) lại thấy chính Ca2P ảnh hưởng trực tiếp lên ngứa, 22 /37 bệnh nhân tăng
tuyến cận giáp thứ phát có ngứa trong suy thận giai đoạn cuối được phẫu thuật cắt
bỏ hoàn toàn tuyến cận giáp và sau phẫu thuật, triệu chứng ngứa mất nhanh sau
vài ngày, kết hợp với chuẩn độ Calcium và Phosphor huyết thanh trở lại bình
thường.
2.2.Chứng ngấm vôi ở da (calcinosis cutis):
*Căn nguyên và Sinh bệnh học: tích tụ tại chỗ các muối Calcium trong da,
thường là hydroxyapatite. Tất cả các lớp da đêu bị tổn thương; ngoại trừ chỉ
thượng bì và nang lông sự calci hóa không cùng xảy ra như ở lớp bì. Bệnh xảy ra
tự phát, như là một biến chứng của viêm, hậu quả của sự tạo Calcium tự phát.
*Bệnh cảnh ở Da: là những u cứng, màu trắng vàng, kích thước khác nhau,
nằm ở trong da, phân bố đối xứng, gần các khớp lớn. Có những dạng lâm sàng
khác nhau: dạng giống hạt kê (milia-like) với tổn thương dạng sẩn, cứng, màu
vàng nhạt (thường xảy ra ở bệnh nhân có hội chứng Down); dạng u (tumourous)
với tổn thương là các u phẵng, cứng.
*Điều trị: không có điều trị đặc hiệu, chứng ngấm vôi ở da thường lành
tính. Điều trị sự Calci hóa các mô bằng Sodium sulphate hoặc Cellulose phosphate
đã được báo cáo. Tiêm tại sang thương Triamcinolone acetonide cũng làm giảm
sang thương. Một số trường hợp, cần can thiệp phẫu thuật lấy đi sang thương và
ghép da.

2.3.Calciphylaxis:
*Căn nguyên và Sinh bệnh học: được mô tả đầu tiên bởi Jackson và
Munkitrick năm 1962, các tên gọi khác là: viêm da mạch máu hoại tử (necrotic
angiodermatitis), bệnh lý tiểu động mạch liên quan calci-urea (calcific-uremic

arteriolopathy). Các yếu tố nguy cơ: suy thận mạn tính, tăng năng tuyến cận giáp
thứ phát, tăng albumin máu (ít gặp).
Đã có bằng chứng các protein ức chế sự calci hóa góp phần vào sinh bệnh
học calciphylaxis: protein Matrix Gla ( có nguồn gốc từ tế bào cơ của các mạch
máu) và fetuin-A (có nguồn gốc từ gan) [Ketteler, 2007].
*Các bệnh cảnh Da: đặc trưng là các tổn thương tím bầm (livid-reddish) và
hoại tử, rất đau, khu trú ở đầu ngón, quanh đùi, cổ chân, mông, thân mình. Có thể
diễn tiến thành các tổn thương hoại tử sâu và lành để lại sẹo co rút. Các vết loét có
thể do chấn thương da nặng và gây nhiễm trùng thứ phát. Tổn thương cũng có thể
xảy ra với hình ảnh của viêm mô mỡ dưới da calci hóa.
*Mô học: tích tụ Calcium ở thành lớp dưới nội mô các mạch máu nhỏ và
trong lớp lumina của các động mạch kích thước trung bình và các tiểu động mạch
ở phần dưới của bì hoặc dưới da kết hợp với tăng sản lớp giữa mạch máu. Thường
thấy tăng sinh các nguyên bào sợi và huyết khối mạch máu, có hồng cầu ngoại
mạch và hoại tử mỡ với nang mỡ thâm nhiễm lympho bào, mô bào. Cũng có hình
ảnh giống như hoại tử và loét mà trên lâm sàng có liên quan trực tiếp với co thắt
mạch máu (Lewis, 2006).
*Điều trị: Cắt bỏ tuyến cận giáp thì cần thiết trong trường hợp calciphylaxis
nặng (Tan và Cheong, 1996). Cần quản lý chăm sóc tốt các vết thương và tình
trạng nhiễm trùng.
2.4.Các bệnh cảnh Da khác:
-Mề đay mạn tính
-Các dấu hiệu của tăng năng tuyến cận giáp có liên quan với các bướu ở da
như: u sợi mạch máu (angiofibroma), u sợi collgen (collagenoma), u mỡ (lipoma).

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×