Tải bản đầy đủ (.doc) (2 trang)

Làm gì với những học sinh chưa giỏi

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (94.76 KB, 2 trang )

Làm gì với những học sinh chưa giỏi?
Những học sinh yếu kém luôn khiến bạn phải nghĩ cách cải thiện
phương pháp giảng dạy, hướng dẫn học tập sao cho phù hợp. Khi học
sinh của bạn chưa giỏi, đó cũng là lúc bạn cảm thấy công việc giảng
dạy chưa thực sự thành công. Vậy chúng ta, những người giảng dạy
nên làm gì?
Một tình huống đặt ra là giáo viên cứ nhiệt tình dạy, song, một số học sinh yếu kém trong lớp không thể
tiếp thu bài. Và kết quả là khi kết thúc khóa học, trình độ của học sinh không hề tiến bộ so với lúc ban
đầu. Liệu trong trường hợp đó, bạn có tư tưởng mặc kệ học sinh? Trách nhiệm của những thầy cô giáo
là tìm ra phương pháp để giúp đỡ những học sinh yếu kém tiến bộ. Tiến bộ không chỉ đánh giá qua việc
đạt điểm qua trong môn học. Đôi khi, nó có nghĩa là học sinh học được những bài học về bản thân họ
và cách thức làm việc ở trường, lớp cũng như công việc sau này. Đôi lúc, sự giúp đỡ của bạn đối với
những học sinh đó dường như không đáng kể hoặc không đạt được kết quả gì, nhưng giúp đỡ học sinh
là trách nhiệm thiêng liêng của người thầy. Hi vọng 10 bước sau sẽ giúp bạn hoàn thành nhiệm vụ cao
quý của mình:
1. Sớm phát hiện ra những học sinh có lực học yếu hơn với các em khác trong lớp. Bằng nhiều hình
thức, giáo viên có thể đánh giá được trình độ và khả năng của học sinh trong tuần đầu giảng dạy, ví dụ
như thông qua bài kiểm tra, bài viết trên lớp và qua những trả lời ngắn trên lớp.
2. Gặp riêng các em để nói về bài kiểm tra, tinh thần ý thức học tập chưa tốt trong việc hoàn thành bài
tập về nhà, tuân thủ các quy tắc của lớp học bao gồm cả thời gian lên lớp, … Rất nhiều sinh viên luôn
trốn tránh, không chịu thừa nhận các khuyết điểm trong học tập của mình với những câu tương tự như:
“Dạ không có gì đâu thưa cô, cô đừng lo.” Những lúc đó, bạn phải chỉ ra cụ thể và thẳng thắn, ví dụ như
"Cô không tìm được một câu nào đúng trong bài viết của em.”
3. Yêu cầu học sinh tự nhận thấy nhược điểm trong việc học của riêng mình và tự đưa ra nguyên nhân
và hướng giải quyết. Chính sự tự nhận thức và quyết định khắc phục nhược điểm là chìa khóa thành
công cho bất kì học sinh nào. Bên cạnh đó, giáo viên cố gắng không cho phép học sinh coi nhẹ vấn đề,
và cùng các em phân tích các vướng mặc gặp phải.
4. Lắng nghe học sinh trình bày vấn đề với thái độ chăm chú nhất. Luôn tỏ thái độ tôn trọng và động
viên các em.
5. Giúp học sinh vạch ra kế hoạch hành động để đạt được mục tiêu mang tính thực tế. Hãy giúp các em
ôn tập lại những kiến thức căn bản và từng bước nâng cao trình độ. Chúng ta không nên đảm bảo với


các em là các em sẽ đạt điểm qua trong các kì thi và hãy cho các em cơ hội để tiến bộ.
6. Theo dõi sát sao việc thực hiện kế hoạch mà các em đã vạch ra và chắc chắn rằng các em đang làm
đúng theo kế hoạch đó. Hãy cho các em biết là bạn đang rất quan tâm đến thành công của các em. Và
cũng đừng tiếc khi khen ngợi sự tiến bộ của các em hàng ngày trước lớp nếu các em xứng đáng được
khen ngợi. Ví dụ như: “Ngữ pháp của em khá hơn nhiều trong bài viết này đấy!”, “Đây là điểm cao nhất
của em trong kì này” … Những lời động viên, khích lệ của có thể giảm dần khi mà bạn thấy rằng học
sinh đó thực sự tiến bộ.
7. Nhắc nhở các em ghi nhớ mục tiêu đề ra. Bạn có thể gợi ý các em gặp riêng mình để yêu cầu được
giúp đỡ thay vì đưa ra những lời phàn nàn về thái độ học tập của các em trước lớp.
8. Hãy là nguồn tài nguyên cho học sinh. Gợi ý cho học sinh mượn tài liệu phù hợp với trình độ của các
em, kèm dạy riêng nếu các em thực sự cần.
9. Thay đổi các phương pháp dạy học để học sinh cảm thấy hứng thú như tạo trò chơi, thảo luận nhóm,
phần thưởng… Hãy tạo cơ hội cho những học sinh yếu hơn được “tỏa sáng” và đánh giá cao khi các
em có ý kiến hay. Nhưng bạn cũng không nên hạ thấp các mức tiêu chuẩn để đánh giá một học sinh
chăm chỉ.
10. Hãy công nhận sự cố gắng của các em cho dù các em không vượt qua bài kiểm tra. Hãy dành một
vài phút trước giờ học để nói rằng “Dạng bài tập về bị động có vẻ vẫn khó khăn với em, nhưng cô nhận
thấy là em đã có học chúng.” Và hãy để học sinh tự nhận thấy sự tiến bộ của mình, “Em có thấy là kĩ
năng đọc của em tốt hơn nhiều so với 4 tuần trước đó không?”
Nếu bạn đã làm đúng như các bước gợi ý trên, điều đó nghĩa là bạn cố gắng hết sức
mình với lương tâm của người thầy để giúp đỡ học sinh thân yêu. Và khi đó, không phải là bạn
mà chính các em sẽ là người chịu trách nhiệm về sự thất bại hoặc là thành quả tiến bộ của
chính mình.

×