Tải bản đầy đủ (.doc) (2 trang)

Công chúa Ngọc Hân suýt bị xóa tên khỏi dòng họ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (64.51 KB, 2 trang )

Ngọc Hân công chúa suýt bị xóa tên trong Hoàng tộc


-Bắc Bình vương Nguyễn Huệ, đánh một trận diệt tan cơ đồ hơn 200 năm của họ
Trịnh (6/1786), trả lại nước cho vua Lê. Để tỏ lòng cảm ơn người anh hùng, theo kế
của Nguyễn Hữu Chỉnh, vua Lê Hiển Tông đã gả người con gái yêu của mình là công
chúa Ngọc Hân cho ông.

Năm đó Ngọc Hân mới 16 tuổi, là một nàng công chúa tài sắc vẹn toàn. Vua Lê
Hiển Tông đã từng nói với quần thần rằng: "Con bé này ngày sau nên gả làm vương
phi, chứ không nên gả cho bọn phò mã tầm thường". Ngọc Hân công chúa thật xứng
đáng với anh hùng Nguyễn Huệ.
Tiếc thay, vua Lê Hiển Tông lúc ấy đã già, ốm yếu, bệnh tật. Công chúa về nhà chồng
được 6 ngày thì nhà vua băng hà. Triều đình nghị bàn, tôn Lê Duy Kỳ lên nối ngôi. Lê
Duy Kỳ là con trưởng của Thái tử Lê Duy Vĩ, là cháu đích tôn của vua Lê Hiển Tông.
Trước đây, Thái tử vì bất đồng với chúa Trịnh Sâm mà bị giết hại, vì vậy, ngôi vua về
tay Lê Duy Kỳ là hợp lệ.
Duy chỉ có một điều, Lê Duy Kỳ là kẻ nhỏ nhen, tầm thường, không đủ tư cách
để đứng đầu triều đình. Trước khi Lê Hiển Tông mất, ông có dặn lại tả hữu rằng, mỗi
khi có công việc quan trọng của triều đình, đều phải xin ý kiến của Nguyễn Huệ. Khi
phái đoàn của Hoàng tộc nhà Lê đến gặp Nguyễn Huệ và Ngọc Hân để xin ý kiến về
việc lập Duy Kỳ làm vua, Nguyễn Huệ thông qua nhận xét của Ngọc Hân đã biết tư
cách của Duy Kỳ nên kiên quyết không chấp nhận.
Quan hệ giữa Nguyễn Huệ và Hoàng tộc nhà Lê gay gắt đến mức một vị Hoàng thân
là chú của Ngọc Hân đã phát biểu: "Tự tôn (tức Duy Kỳ) không được làm vua, thiên
hạ chắc sẽ loạn ấy là lỗi tại công chúa Ngọc Hân. Công chúa thực đã làm hại đến việc
lớn xã tắc. Hãy xóa tên công chúa trong sổ họ đi, để công chúa về nước Tây Sơn mà
yên hưởng giàu sang" (Hoàng Lê nhất thống chí).
Sợi dây căng tưởng chừng sắp đứt. Đã đến nước ấy thì Ngọc Hân công chúa và
Nguyễn Huệ đành phải nhượng bộ. Hoàng tôn Lê Duy Kỳ lên nối ngôi, tức vua Lê
Chiêu Thống.


Sau khi được đặt lên ngôi báu, Lê Chiêu Thống đã có những hành động phản bội lại
nhà Tây Sơn, trả thù những người trước đây đã từng cộng tác với nhà Tây Sơn, thậm
chí có những người phụ nữ thuộc Hoàng tộc kết hôn với các tướng lĩnh Tây Sơn, có
thai, còn bị mổ bụng lấy thai ra! Nhưng tội ác lớn nhất của Lê Chiêu Thống đó là rước
29 vạn quân Thanh sang xâm lược nước ta.
Giá như Hoàng tộc nhà Lê đừng quá bảo thủ, nghe lời Ngọc Hân và Nguyễn Huệ thì
đâu có cái vạ Chiêu Thống "cõng rắn cắn gà nhà"? Tất nhiên, Nguyễn Huệ mới chân
ướt chân ráo đến Thăng Long thì không thể biết được nội tình Hoàng tộc nhà Lê. Việc
ông kiên quyết phản đối Chiêu Thống lên nối ngôi là căn cứ vào ý kiến đánh giá của
Lê Ngọc Hân. Thật đáng khâm phục con mắt tinh đời của công chúa Ngọc Hân.

Kỳ sau: Số phận đặc biệt của Lê Ngọc Hân
Lê Ngọc Hân (1770 - 1799) là con gái của vua Lê Hiển Tông và là hoàng hậu của vua
Quang Trung. Một nàng công chúa tài sắc vẹn toàn, làm vợ một vị anh hùng cái thế,
cuộc đời tưởng chừng như hạnh phúc đến tột cùng. Ấy thế mà kết cục lại thật bi thảm.

×