Tải bản đầy đủ (.doc) (4 trang)

ỨNG DỤNG PHƯƠNG PHÁP PEER READING VÀO GIỜ HỌC ĐỌC HIỂU CỦA SINH VIÊN TIẾNG NHẬT NĂM THỨ 3

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (148.43 KB, 4 trang )

ỨNG DỤNG PHƯƠNG PHÁP PEER - READING
VÀO GIỜ HỌC ĐỌC HIỂU CỦA SINH VIÊN TIẾNG NHẬT NĂM THỨ 3

VŨ THỊ PHƯƠNG CHÂM
Khoa Ngôn ngữ và Văn hóa Phương Đông
1. Thực trạng và những vấn đề nảy sinh trong việc dạy đọc hiểu tiếng Nhật tại
trường đại học
Khác với kỹ năng nói, nghe, đọc hiểu vốn được coi là một kỹ năng mang tính cá
nhân. Khi đọc một đoạn văn, hay một câu chuyện, bằng vốn kiến thức sẵn có, bằng sự
suy đoán của bản thân, người đọc xây dựng cho mình một bức tranh, một thế giới về
câu chuyện, đoạn văn đó. Chính vì vậy, trong khi đọc, người đọc suy nghĩ gì, sử dụng
những phương pháp gì để suy đoán, để tìm hiểu nội dung của đoạn văn từ ngoài không
thể biết được.
Mặt khác, hầu hết các giờ đọc hiểu hiện nay thường được tiến hành theo trình tự
giáo viên giới thiệu từ mới, sau đó học sinh tự đọc, rồi trả lời các câu hỏi của giáo
viên. Những giờ đọc hiểu như vậy chỉ coi trọng kết quả của việc đọc, nhưng quá trình
đọc đó được diễn ra như thế nào, học sinh đã sử dụng những phương pháp, những
chiến lược nào để tìm hiểu nội dung của bài thì không được coi trọng. Vì vậy, trong
giờ dạy đọc hiểu việc bồi dưỡng những phương pháp, những kỹ năng cần thiết để học
sinh có thể đọc nhanh, chính xác chưa được quan tâm đúng mức.
Hơn thế nữa, với cách tiến hành như vậy trong giờ học đọc hiểu giáo viên là trung
tâm, là người hoạt động chính, còn học sinh sẽ thụ động chờ giáo viên giới thiệu từ
mới, hay đưa ra câu hỏi để học sinh trả lời. Các hoạt động, hợp tác giữa người học với
nhau diễn ra rất ít. Trong quá trình dạy ngoại ngữ, những hoạt động, sự hợp tác giữa
người học đem lại hiệu quả rất lớn, đặc biệt trong xu hướng mới của việc dạy ngoại
ngữ ngày nay đó là coi trọng tính tự lập của người học.
Ngoài ra, từ thực tế các giờ học đọc hiểu cho thấy người học thường thụ động, và
phụ thuộc quá nhiều vào từ điển. Mỗi khi gặp những từ, những cụm từ chưa biết thì
người học rất lúng túng, không biết cách suy đoán để tìm hiểu nội dung của văn bản.
Nói các khác, khả năng suy đoán ý nghĩa của từ mới, cũng như suy đoán nội dung của
văn bản của người học là rất kém.


Xu thế chung của giảng dạy ngoại ngữ ngày nay là hướng tới một giờ học ngoại
ngữ mà người học có thể chủ động, phát huy được hết năng lực của mình, một giờ học
coi trọng mục đích giao tiếp, kết hợp nhiều kỹ năng như đọc hiểu kết hợp với nói, hoặc
viết.
2. Mục đích nghiên cứu
Để giải quyết vấn đề nêu trên cần áp dụng một phương pháp dạy đọc hiểu mới
nhằm nâng cao khả năng hợp tác giữa người học trong giờ học, đồng thời làm tăng khả
năng suy đoán của người học trong quá trình tìm hiểu nội dung văn bản. Phương pháp
dạy đọc hiểu giải quyết được vấn đề trên đó là Pea-reading. Trong nghiên cứu này, tác
giả giải quyết 2 nhiệm vụ chính:
17
1. Áp dụng phương pháp dạy Peer-reading vào giờ dạy đọc hiểu, đồng thời tìm
hiểu những phán ứng của người học đối với phương pháp giảng dạy mới này.
2. Làm rõ tác dụng của phương pháp giảng dạy Peer- reading đối với việc nâng
cao khả năng suy đoán, từ đó giúp người học có thể hiểu được 1 cách chính xác
nội dung của văn bản.
3. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng được đưa vào nghiên cứu này là 60 sinh viên tiếng Nhật năm thứ 3 khoa
NN & VH Phương Đông, những người có trình độ tiếng Nhật trung, trung- cao cấp.
4. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Trong một vài năm gần đây, cùng với xu hướng giảng dạy ngoại ngữ đề cao tính
tự lập của người học, phương pháp giảng dạy Peer- reading được áp dụng nhiều tại
Nhật Bản. Tại Nhật Bản cũng đã có những công trình nghiên cứu rất lớn về phương
pháp giảng dạy này. Tiêu biểu cho các nhà nghiên cứu về Peer- reading là Tateoka
Yoko giảng viên trường đại học Tokai, người đã nhiều năm theo đuổi phương pháp
giảng dạy này. Đến nay, “Chuyển từ hoạt động đọc 1 mình sang Peer- reading, quá
trình đọc của người học tiếng Nhật và việc học theo nhóm ” là cuốn sách mà trong đó
giới thiệu toàn bộ những nghiên cứu của bà về Peer- reading.
Tuy nhiên, tại Việt Nam các công trình nghiên cứ về phương pháp giảng dạy môn
đọc hiểu tiếng Nhật chưa nhiều. Đặc biệt là việc ứng dụng và nghiên cứu những ứng

dụng của phương pháp dạy Peer- reading vào việc dạy đọc hiểu tiếng Nhật tại Việt
Nam đến nay chưa có.
5. Giới thiệu sơ lược về phương pháp dạy đọc hiểu Peer-reading
Phương pháp dạy đọc hiểu Peer-reading được sử dụng trong bản nghiên cứu này
có thể tạm dịch là phương pháp luyện tập đọc theo nhóm. Tuy nhiên, từ “ peer” ở đây
mang ý nghĩa là 1 nhóm bạn, hoạt động đọc ở đây diễn ra hết sức thoải mái giữa
những người bạn thân thiết. Những người bạn chia sẻ cho nhau những thông tin,
những kiến thức mà mình đã biết. Do vậy nếu sử dụng tên dịch ra tiếng Việt như vậy
sẽ không thể hiện hết được ý nghĩa của Peer-reading mà còn có thể gây nhầm lẫn với
hoạt động đọc thông thường khác có tổ chức theo nhóm. Do vậy, trong bản nghiên cứu
này vẫn gĩư nguyên tên gọi của phương pháp này là Peer-reading.
5.1 Hiệu quả của phương pháp Peer-reading đối với giờ học đọc hiểu
- Tính hợp tác: Trong giờ học Peer-readig người học sẽ là trung tâm, hoạt động của
người học sẽ là chủ đạo. Hoạt động chính của trong lớp học sẽ xoay quanh hoạt động
của các nhóm học sinh. Cơ hội để người học hợp tác với nhau, cùng nhau học rất lớn.
- Đề cao quá trình đọc: Trong giờ học Peer-reading, không chỉ quan tâm đến kết
quả của việc đọc, mà còn đề cao quá trình đọc diễn ra như thế nào. Từ đó người học có
thể học ở nhau các phương pháp, kỹ năng tìm hiểu, phân tích nội dung văn bản.
- Kết hợp với các kỹ năng khác: Trong giờ học Peer-reading nhiệm vụ chính của
hoạt động theo nhóm đó là truyền đạt thông tin mà mình đọc được, hay biết được cho
những người khác trong nhóm. Như vậy, nhu cầu giao tiếp giữa các thành viên trong
nhóm được hình thành một cách tự nhiên, khi đó kỹ năng đọc hiểu đã được kết hợp
với kỹ năng nói.
18
- Tạo cho người học thói quen tự tập trong việc học: Thay vào việc chờ đợi hướng
dẫn từ giáo viên, người học chủ động tìm hiểu những kiến thức, những kỹ năng mà
mình chưa biết bằng việc tham khảo ý kiến của các thành viên trong nhóm.
5.2 Những lưu ý khi áp dụng phương pháp Peer-reading
- Để tạo được sự hấp dẫn của giờ học, và khơi gợi trí tò mò, kích thích suy đoán của
người học, nội dung của bài đọc được phải là câu chuyện có cốt chuyện, có sự tiến

triển của các tình tiết trong bài.
- Trong phương pháp giảng dạy này, có rất nhiều hoạt động theo nhóm. Để các
nhóm hoạt động có hiệu quả, những người học kém không quá phụ thuộc vào người
học khá, khi chia nhóm giáo viên phải phân chia sao cho hợp lý.
- Vì trong giờ học này, người học sẽ đóng vai trò chính, chủ động tìm kiếm thông
tin, truyền đạt thông tin, vì vậy cần phải xác định rõ vai trò của giáo viên. Cuối mỗi
buổi học vẫn cần có feedback từ giáo viên
6. Phương pháp nghiên cứu
Thủ pháp nghiên cứu chủ yếu được áp dụng trong nghiên cứu này là thực nghiệm
giờ dạy Peer-reading, sau đó phân tích những dữ liệu thu được từ giờ thực
nghiệm( băng video quay giờ dạy, các bài tập…) đó để tìm ra được hiệu quả của
phương pháp giảng dạy mới này.
6.1 Giờ dạy thực nghiệm
Giờ dạy thực nghiệm được tiến hành trong vòng 2 tuần cho 3 lớp J1, J2, J3 năm
thứ 3. Mỗi giờ học được giảng trong vòng 3 tiết theo trình tự như sau:
Hoạt động cá nhân Hoạt động theo nhóm
Bước 1
Kiểm tra khả năng hiểu biết của sv
đối với những từ xuất hiện trong
bài đọc
Bước 2
Cho sv đọc từng đoạn bài đọc theo
từng nhóm khác nhau. Sau đó đưa
ra bài tập để kiểm tra độ hiểu của
sv đối với từng đoạn
Bước 3
Các thành viên trong cùng 1 nhóm,
có nội dung của bài đọc giống nhau
cùng nhau tìm hiểu nội dung bài
bằng việc đưa ra những suy đoán

về những từ mới, những suy đoán
về ý nghĩa của văn bản.
Bước 4
Tạo thành các nhóm sao cho mỗi
thành viên trong nhóm đã đọc các
đoạn khác nhau của bài đọc. Cho
các em tiến hành trao đổi những
thông tin mà mình đã đọc được.
Ghép các đoạn đã đọc thành 1 câu
chuyện hoàn chỉnh, rồi suy đoán
đoạn kết của câu chuyện.
19
Bước 5
Đưa bài tâp chọn đúng sai để kiểm
tra xem sau khi tiến hành hoạt động
nhóm, sv hiểu nội dung văn bản
như thế nào.
6.2 Văn bản( bài đọc) sử dụng trong giờ thực nghiệm Peer- reading
Văn bản sử dụng trong giờ dạy thực nghiệm là 2 bài đọc “ 誘拐 ”, “ ぼッコちゃ
ん” trong giáo trình “ 中・上級者ための速読の日本語” . Đây là 2 bài đọc có cốt
chuyện khá thú vị, các tình tiết diễn ra khá bất ngờ, khơi gợi được trí tò mò của người
học.
Nội dung của 2 bài đọc phù hợp với trình độ của sinh viên năm thứ 3. Tuy nhiên
bài đọc cũng không phải quá dễ, vẫn có xuất hiện nhiều từ mới , nhiều cách hành văn
cần sự suy luận của người học.
7. Kết quả của nghiên cứu và những vấn đề còn tồn đọng
Sau khi tiến hành 6 buổi dạy thực nghiệm với 60 sinh viên năm thứ 3 tại 3 lớp J1,
J2, J3 đã thu được những kết quả nhất định trong việc ứng dụng phương pháp giảng
dạy mới Peer-reading vào giờ dạy đọc hiểu.
Qua quan sát các giờ học, đã thấy những thay đổi rõ rệt trong hoạt động của người

học. Người học đã rất tích cực và hứng khởi tham gia vào hoạt động nhóm, tích cực
đưa ra ý kiến và bảo vệ ý kiến của cá nhân mình khi tham gia hoạt động nhóm. Ngoài
ra nhờ sự hỗ trợ của những thành viên trong nhóm, người học đã hiểu được rõ nội
dung của bài đọc hơn mà không cần có sự trợ giúp của từ điển. Nội dung của bài đọc
được truyền đạt và hiểu một cách chính xác.
Tuy nhiên, phương pháp Peer-reading là phương pháp giảng dạy mới được áp
dụng trong một thời gian ngắn (chỉ có 6 buổi học) nên chưa thể kết luận chính xác
được kỹ năng đọc hiểu của người học có được nâng cao hay không. Do vậy, cần áp
dụng một thời gian dài mới có thể kết luận được điều này.
Tài liệu tham khảo
1. 『読むことを教える』国際交流基金日本語教授法シリー có ズ 7
2. 三牧陽子、1996「読解教育」『日本語教授法を理解する本実践編解説と
演習』
3. 舘岡洋子(2000)「読解過程における学習者間の相互作用-ピア・リーディ
ング の可能性をめぐってー」『アメリカ・カナダ大学連合日本研究セン
ター紀要』 23 号 25-50
4. 舘岡洋子(2003)「読解授業における協働的学習」『東海大学紀要』23

5. 池田玲子・舘岡洋子『ピア・ラーニング入門 創造的な学びのデザインの
た めに』ひつじ書房
20

×