Tải bản đầy đủ (.docx) (7 trang)

giá trị ứng dụng của tục của tục ngữ trong thực tiễn

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (115.18 KB, 7 trang )

GIÁ TRỊ ỨNG DỤNG CỦA TỤC NGỮ
TRONG THỰC TIỄN
ĐỀ CƯƠNG:
I) Một số câu tục ngữ tiêu biểu, giá trị ứng dụng trong xã hội xưa và nay.
1) Khái niệm về tục ngữ.
2) Các câu tục ngữ tiêu biểu.
3) Giá trị của những câu tục ngữ trong xã hội xưa.
4) Giá trị ứng dụng trong đời sống thực tiễn ngày nay.
II) Các câu tục ngữ hiện đại và các vấn đề cần bàn luận.
III) Kết luận.
I) Một số câu tục ngữ tiêu biểu, giá trị ứng dụng trong xã hội xưa và nay.
1) Khái niệm về tục ngữ.
Tục ngữ là những câu nói ngắn gọn hàm xúc có hình ảnh, vần nhịp, đúc kết kinh
nghiệm thực tiễn được dùng trong giao tiếp hàng ngày của nhân dân. Khác với ca dao
tục ngữ thiên về lí trí hơn là tình cảm. Ngoài ra còn có các định nghĩa khác về tục ngữ
“Tục ngữ là những câu hoàn chỉnh, có ý nghĩa trọn vẹn, nói lên hoặc một nhận xét về
tâm lý, hoặc một lời phê phán, khen hay chê, hoặc một câu khuyên nhủ, hoặc một kinh
nghiệm về nhận thức tự nhiên hay xã hội", Nguyễn Lân, “Từ điển thành ngữ và tục
ngữ Việt Nam”.
2) Các câu tục ngữ tiêu biểu.
Tục ngữ mang đậm tinh hoa văn hóa dân tộc, là linh hồn của dân tộc Việt
Nam. Tục ngữ cùng với những thành phần khác trong văn học dân gian Việt
Nam được coi là nền văn học khởi nguồn. Cũng giống như Kinh Thi và văn
học cổ Trung Hoa, không những khởi nguồn cho riêng văn học mà còn là
khởi nguồn cho cả các ngành khoa học tự nhiên, xã hội và nhất là cho việc
nghiên cứu về đạo đức, nhân văn.
Nếu nói dân tộc Việt Nam đã có 4000 năm lịch sử, thời tục ngữ Việt Nam
cũng đã có 4000 năm tuổi.
Tục ngữ phản ảnh mọi mặt cuộc sống của người dân Việt Nam, qua quá
trình lịch sử. Đó là một bức tranh sinh động, phong phú, đầy màu sắc Việt
Nam. Tục ngữ đã thể hiện được một cách sâu sắc rực rỡ thế giới quan, nhân


sinh quan của nhân dân Việt Nam từ thượng cổ cho đến sau này.
“Tục ngữ ca dao đã diễn đạt được rất hoàn hảo toàn bộ kinh nghiệm sống,
kinh nghiệm xã hội lịch sử của nhân dân lao động” .
Những câu tục ngữ đã dạy ta những đạo lí đẹp phải biết sống nhân nghĩa
đạo đức như:
• Ăn quả nhớ kẻ trồng cây.
• Cái nết đánh chết cái đẹp.
• Hổ chết để da, người chết để tiếng.
Đồng thời những câu tục ngữ còn dạy cho ta bài học quí báu về sự kiên
trì,
hun đúc ta ý chí phấn đấu để trở thành con người hoàn thiện:
• Ăn kĩ no lâu, cày sâu lúa tốt.
• Có công mài sắc có ngày nên kim.
• Giận quá mất khôn.
Không những thế tục ngữ mà ông cha ta để lại còn truyền dạy cho ta
những bài học về tự nhiên:
• Đêm tháng năm chưa nằm đã sáng
Ngày tháng mười chưa cười đã tối.
Ngoài những quan niệm về trời, đất, về nguồn gốc con người. Phản ảnh
công cuộc đấu tranh chống thiên nhiên, chống áp bức bốc lột và xâm lược.
Những kinh nghiệm trong sản xuất, chăn nuôi, gieo trồng mùa vụ. Những
kinh nghiệm trong sinh hoạt thường ngày. Những điều cần giáo dục, truyền
bá cho nhau về cách sống làm người. Chính những câu tục ngữ ấy đã thổi
hồn cho cả dân tộc bởi những kinh nghiệm được rút tỉa, lối xưa nếp cũ
những nét đẹp văn hóa thuần Việt.
3) Giá trị câu tục ngữ trong xã hội xưa.
Những câu tục ngữ được ông cha ta sáng tạo ra và lưu truyền đến ngày
nay. Sở dĩ người xưa dùng tục ngữ làm vũ khí sáng tác mang tính giáo dục
là vì:
- Tục ngữ rất ngắn gọn dễ sáng tác, dễ nhớ và dễ truyền miệng.

- Ngôn ngữ hàm súc, ít lời nhưng nhiều ý.
- Có hình ảnh phong phú.
- Có vần nhịp.
- Có nhạc điệu.
Tục ngữ là những kinh nghiệm sống có tính trí tuệ, thiên về lý tính. Tục
ngữ thường có nghĩa đen, nghĩa bóng, giá trị chủ yếu là ở nghĩa bóng, bởi
nghĩa bóng mới có sức hàm chứa được nhiều ý và mới nâng cao được tác
dụng giáo dục. Chính vì tính triết lí và được đúc kết từ kinh nghiệm sống
nên tục ngữ có giá tị to lớn trong xã hội ngày xưa. Nó là hình thức để răng
dạy con người “ Ăn quả nhớ kẻ trồng cây” khuyên ta sống phải có trước có
sau nhân nghĩa thủy chung. Ta được như hôm nay thì phải nhớ tới người đã
giúp ta. Trong cuộc sống đâu phải lúc nào cũng dễ dàng nên ông bà ta đã
khuyên răng “ Có công mài sắt có ngày nên kim”, “Giận quá mất khôn” phải
cố gắng vượt qua mọi khó khăn không nên buông xuôi từ bỏ lí tưởng và
trong cuộc sống không nên hồ đồ hành động không suy nghĩ để phải hối tiết
khi chuyện đã vỡ lỡ, tất cả rất đúng và phù hợp với xã hội ngày xưa, xã hội
của mái đình làng Việt. Xã hội của ông cha ta luôn coi trọng nét đẹp bên
trong, vì thế đã có câu “ Cái nết đánh chết cái đẹp”, “ Hổ chết để da, người
chết để tiếng” con người ngày xưa nhất là người con gái phải công dung
ngôn hạnh nết na thùy mị ông cha ta coi trọng cái nết, cái vẻ đẹp tâm hồn
gấp trăm lần vẻ đẹp bề ngoài. Coi trọng cái danh đến khi chết phải để danh
tiếng cho con cháu. Đặc biệt hơn nửa với xã hội khoa học chưa phát triển thì
những kinh ngiệm về thời tiết quan trọng biết mấy đối với những người lao
động sống chủ yếu dựa vào nông nghiệp dựa và tự nhiên.
“Đêm tháng năm chưa nằm đã sáng
Ngày tháng mười chưa cười đã tối.”
Qua một số câu tục ngữ trên cũng đủ thấy tầm quan trong của nó đối với
thế hệ cha ông ta như thế nào. Nó như hồi chuông cảnh tỉnh và nhắt nhở về
lối sống đạo đức, nhân nghĩa tao để góp phần hoàn thiên những vẻ đẹp về
vật chất lẫn tinh thần, là khinh nghiệm làm nông đúc kết từ thực tiễn cuộc

sống đã góp phần giúp việc đồng án trở nên suông sẽ hơn mang lại một vụ
mùa bội thu cho những con người sống gắn với con trâu, cái cài,với ruộng
đồng.
4)Giá trị ứng dụng trong đời sống thực tiễn ngày nay.
Giá trị là thế, nhân văn là thế trong xã hội xưa vậy còn đối với xã hội
ngày nay xã hội tiến bộ khoa học hiện đại thì sao?
Những lời răn dạy ấy là những bài học quý giá, rất phong phú đa dạng,
những chuẩn mực về lối sống và nhân cách Việt Nam, đậm đà bản sắc Việt
Nam. Đó là một cuốn sách giáo khoa có giá trị vào loại bậc nhất (nếu không
nói là độc nhất vô nhị) về luân lý và đạo đức học, vì đấy là cái nền để rồi
đến khi hấp thu được tư tưởng đạo đức mới của thời đại mới, mới có thể trở
thành được những con người Việt Nam vừa dân tộc vừa hiện đại. Đó là một
mẫu người Việt Nam đẹp nhất, những con Rồng cháu Tiên xuất hiện dưới
thời đại Bác Hồ, sẽ là những người Việt Nam có tâm hồn đạo đức đẹp nhất
từ xưa đến nay. Cái đẹp của người Việt Nam mới là sự hợp thành bởi hai sắc
thái đạo đức truyền thống và hiện đại. Hai yếu tố ấy như là hai phần trong
một cơ thể người - thiếu đi một phần sẽ trở nên “bất thành nhân dạng”,
không thể nào trở thành được một con người mới, của thời đại mới.
Những lời răn dạy này gần gũi với mọi mặt cuộc sống của con người từ
gia đình tới ngoài xã hội, đặc biệt là quan hệ giữa người và người. Những
lời răn dạy này thường rất sâu đậm, do đã được kiểm nghiệm qua thời gian,
thể hiện một nhãn quan sáng suốt, nhìn xa trông rộng, nêu ra được chân lý
để mọi người vươn tới, thấy cái xấu phải tránh và tốt phải theo, để xây dựng
được một tương lai tốt đẹp. Từng lời răn dạy đều toát lên một tình cảm yêu
thương nồng nàn chân thành tha thiết, chí nghĩa, chí tình, chất chứa, thấm
đậm một tâm hồn Việt Nam vô cùng cao xa và nhân hậu.
Xã hội ngày nay vẫn thế tục ngữ vẫn gần giũi nhu đã ăn sâu vào máu,
vào xương. “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây” ngày nay và ngày sau vẫn vậy đó
là chuẩn mực của đạo đức mà không thể nào thay đổi được. Nhớ những
lời dạy của cha ông “Có công mài sắt có ngày nên kim” bao nhiêu người

đã miêt mài cố gắng để có ngày thành “kim” như nhà Toán học Ngô Bảo
Châu nếu không có ngày khổ cực miệt mài đèn sách, nghiên cướu thì sẽ
có ngày nay chăn. Hay trong kinh doanh có cần nhớ câu “ giận quá mất
khôn” để suy ngẫm về hành động mình sắp sửa làm hay, làm theo bản
tính để có thể thành công, đã có không ít người quên câu nói ông bà ta đã
dạy mà dẫn đến tình huống dở khóc dở cười, như những vụ đánh ghen
thảm khóc hay chồng ghen mà giết chết vợ. Vậy hỏi răng ông bà ta dạy
có sai không những câu tục ngữ ấy ngày nay có còn giá trị không. Hay
câu nói ” cái nết đánh chết cái đẹp" có còn đúng không với “ bà mẹ nhí”
Angela Phương Trinh từng được xem là diên viên triển vọng ngày nay lại
ăn mặc phản cảm, lố lăng, khiêu gợi khiến dư luận đang lên án và bị Bộ
cấm diễn. Bao nhiêu đó thôi cũng đủ thấy tục ngữ có tầm quan trong như
thế nào trong việc giáo dục con người hiện đại ngày nay.Tục ngữ là kho
tàn vô giá mà cha ông ta đã để lại cho thế hệ sau, những kinh nghiệm đã
được đúc kết và chọn lọc tinh tế bây giờ và mai sau vẫn thế một giá trị to
lớn không thể nào thay thế được.
II)Các câu tục ngữ hiện đại và các vấn đề cần bàn luận.
Tục ngữ là loại văn chương truyền khẩu, biểu hiện nhiều mặt sinh hoạt
của người Việt Nam, nhất là về đời sống tinh thần, tình cảm. Ngày nay,
với một xã hội sôi động trong xu thế toàn cầu hóa, nhiều giá trị có thể bị
đảo lộn, giễu nhại trở thành một thái độ phổ biến, người Việt đang chứng
kiến sự xuất hiện của những câu nói có vần vè, thường được coi là của
giới trẻ, chế tác từ các sáng tác dân gian truyền thống (có người gọi là
tục ngữ hiện đại). Trong những “tác phẩm” chế đó, cũng không khó để
nhận ra sự xâm nhập của ngôn ngữ nước ngoài vào đời sống ngôn ngữ
dân tộc. Sự “hiện đại” thể hiện ngay ở hình thức sáng tạo:
"Nhiễu điều phủ lấy giá gương/ Mai sau có lúc ngoài đường “on sale”.
“Ta về ta tắm ao ta/Bây giờ bệnh SARS lây ba bốn đường”
“Ăn trông “mồi”/Ngồi trông phong bì”
“Làm trai cho đáng nên trai/Đi đâu cũng vác bộ bài sau lưng”

Khác với những câu tục ngữ thuần túy bởi những lời hay ý đẹp từ ngữ
trao chuốt với sự trong sáng trong tiêng Việt những câu tục ngữ hiện đại
thông qua ngôn ngữ đã có vai trò “là một tấm gương phản chiếu xã hội”,
giúp xã hội có thể nhìn nhận một cách thiết thực hơn, mang lại tiếng cưới
trào phúng châm biếm hiện thực của xã hội, nhắc nhở ta cần làm gì và
phải hành động như thế nào để có hướng khắc phục những hiện trạng
trên. Nhưng chính hiện tượng sử dụng ngôn ngữ một cách tùy tiện, phóng
tác theo trào lưu, theo cảm tính của một bộ phận giới trẻ, cách thể hiện
riêng mà theo họ đó là độc đáo - cách tân mới lạ của mình đã làm tiếng
Việt mất đi vẻ đẹp trong sáng vốn có, cách sử dụng từ ngữ trái quy tắc
ngữ âm tiếng Việt: Ziệt Nam, zô, zới, hok, nhìu chiện…, sự pha tạp ngôn
ngữ Tây - Ta trong sử dụng một cách vô lối: Boy (trai), on sale (bán), no
(không)…
Từ “chệch chuẩn” để nhìn về “chuẩn”, trong các chuẩn của đời sống xã
hội thì chuẩn ngôn ngữ là rất quan trọng. Trường học cần đặc biệt coi
trọng mục tiêu đào tạo những thiếu niên, thanh niên có khả năng giao tiếp
bằng ngôn ngữ, với ý thức về chuẩn ngôn ngữ. Nhưng rõ ràng là chuẩn
ngôn ngữ không đơn giản mà khá phức tạp. Bởi hoạt động ngôn ngữ, con
người chịu những bó buộc mà cũng có khả năng lựa chọn. Trong giáo dục
ngôn ngữ chúng ta gặp rất nhiều trường hợp “chệch chuẩn”. Tuy nhiên,
cũng thận trọng vì nó dễ sinh ra không nhất quán, ngôn ngữ không thể
nào cắt đứt mối liên hệ giữa hệ thống với thực tiễn đời sống và văn
chương. Mà văn chương thì biến đổi từ xưa tới nay, và nó rất đa dạng.
III)Kết luận.
Tục ngữ mà cha ông ta truyện dạy đều mang một giá trị văn hóa, một
bản sắc văn hóa dân tộc. Thế hệ trẻ hôm nay và mai sau vẫn thế vẫn cần
những bai học quí gía của cha ông vẫn, cần nền tảng gốc để phát triển. Sự
xuất hiện và sử dụng tục ngữ do cha ông ta sáng tác và rút tỉa trong thực
tế lặp đi lặp lại qua thời gian mà thành ra một cách tự nhiên, nhưng cũng
có khi là những bài học rút ra đã phải trả với một giá đắt, bằng mồ hôi,

công sức có khi bằng cả một cuộc đời. Vì thế những bài học này rất sống
động, chính xác và có những ý nghĩa rất thấm thía.
Dòng sông tục ngữ Việt Nam bao la bát ngát hương hoa, đem rút ra
những điều về đạo đức, thời đó là những hạt châu báu nhiều hình nhiều
vẻ, tất cả những châu báu ấy chung quy lại đều tập trung tô đậm nổi bật
một điều là giá trị thiêng liêng của con người, vì con người.

×