Tải bản đầy đủ (.pdf) (6 trang)

Nghiên cứu thiết kế quy trình công nghệ hàn tự động sử dụng trong chế tạo tàu vỏ thép, chương 9 ppt

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (258.63 KB, 6 trang )

Chương 9:
Đặc điểm của quá trình hàn hồ
quang dưới lớp thuốc
Trên hình 2-11 là sơ đồ cân
bằng nhiệt khi hàn dưới lớp thuốc.
So với hàn hồ quang tay, có sự khác
biệt đáng kể trong lượng nhiệt
truyền vào kim loại cơ bản. Một
phần thuốc hàn không sử dụng hết
sẽ được tái sử dụng thông qua hệ
thống thu hồi thuốc hàn. Hệ thống điều khiển đảm bảo cấp đều dây
hàn xuống vùng hồ quang thông qua cơ cấu cấp dây hàn.
V
ới phương pháp hàn tự động dưới lớp thuốc, các công đoạn
sau đây đều được tự động hóa: việc cấp
thuốc hàn xuống vùng phía
trước hồ quang, việc cấp dây hàn xuống đầu hàn và việc điều chỉnh
chiều dài hồ quang và dao động ngang của hồ quang (nếu cần).
Những ứng dụng tiêu biểu của hàn dưới lớp thuốc trong chế
tạo các kết cấu tấm dày là hàn bình áp lực, đường ống, bể chứa, kết
cấu lớn, tàu biển, toa xe lửa, dầm cầu thép, hàn đắp các lớp đặc
biệt lên bề mặt thép.
1) Ưu điểm chung của hàn tự động dưới lớp thuốc
Hình 2-11. Sơ đồ cân bằng nhiệt khi
hàn dưới lớp thuốc
1. Không phát sinh khói, hồ quang kín, do đó giảm thiểu nhu
cầu đối với trang phục bảo hộ của thợ hàn. Không đòi hỏi kỹ năng
cao của thợ hàn, điều kiện lao động thuận lợi.
2. Chất lượng kim loại mối hàn cao. Bề mặt mối hàn trơn và
đều. không có bắn tóe kim loại. Chất lượng mối hàn cao hơn so với
hàn hồ quang tay do hình dạng và bề mặt mối hàn tốt. Tiết kiệm


kim loại do sử dụng dây hàn liên tục
3. Tốc độ đắp và tốc độ hàn cao. Có năng suất cao hơn từ 5
÷ 10 lần so với hàn hồ quang tay (dòng điện hàn và tốc độ hàn cao
hơn, hệ số đắp lớn). Vùng ảnh hưởng nhiệt nhỏ, ít biến dạng sau
khi hàn. Dễ tự động hóa.
2) Những nhược diểm của hàn tự động dưới lớp thuốc
1. Đòi hỏi kim loại cơ bản và vật liệu hàn phải sạch hơn so
với hàn hồ quang tay. Chuẩn bị trước khi hàn công phu hơn.
2. Không thể quan sát trực tiếp vũng hàn. Chỉ hàn được ở tư
thế hàn sấp, với các đường hàn có hình dạng tương đối đơn giản
(thẳng, tròn quay).
3. Thi
ết bị có giá thành cao.
3) Tổ chức kim loại mối hàn
Tổ chức kim loại mối hàn và tính đồng nhất của nó có ảnh
hưởng quyết định đến tính chất của li
ên kết hàn. Tổ chức sơ cấp
(kim loại kết tinh) của mối hàn nói chung có dạng các tinh thể hình
tr
ụ như khi đúc; trục chính của nó có hướng trùng với hướng
truyền nhiệt tối đa. Các đường đẳng nhiệt kết tinh trên bề mặt mối
hàn có dạng parabol và nói chung trùng với biên dạng bên ngoài
c
ủa bề mặt mối hàn. Các gradient nhiệt độ tối đa cũng như các trục
chính của các tinh thể hình cột tại mỗi điểm đều vuông góc với các
đường đẳng nhiệt kết tinh. Các tinh thể h
ình trụ cũng có hình dạng
và hướng tương tự theo hướng tiết diện ngang.
Khi tốc độ hàn cao, tại vùng
gi

ữa bề mặt mối hàn không hình thành
các hình vòng cung liên t
ục đặc trưng
cho các đường đẳng nhiệt, m
à trong
đường hàn lại thấy xuất hiện sự gợn
sóng. Tiếp tục tăng tốc độ hàn sẽ làm
xu
ất hiện tại vùng giữa đó các khuyết tật và lẫn xỉ hàn.
2.3 LỰA CHỌN THIẾT BỊ HÀN TỰ ĐỘNG
Thiết bị cơ bản cho hàn tự động dưới lớp thuốc bao gồm:
Hình 2-12. Hướng kết tinh của
các tinh thể mối hàn
Hình 2-13. Các đường đẳng nhiệt
trên bề mặt mối hàn
Hình 2-14. Bề mặt mối hàn khi
t
ốc độ h
àn cao
1. Bộ phận cấp dây hàn có chức năng cấp dây hàn tới vùng
h
ồ quang thông qua ống tiếp xúc của đầu hàn.
2. Ngu
ồn điện hàn cung cấp dòng điện hàn cho dây hàn tại
ống tiếp xúc.
3. Bộ phận giữ và cấp thuốc cho hồ quang.
4. Bộ phận điều khiển dao động ngang.
2.3.1 Bộ thiết bị hàn hàn tự động dưới lớp thuốc.
 Nguồn hàn
Máy hàn tiêu biểu gồm biến áp

hàn, bộ chỉnh lưu, cuộn cản, quạt
làm mát, bộ phận bảo vệ, biến áp
điều khiển và contactơ d
òng hàn.
M
ọi điều khiển điều thực hiện ở mặt
trước máy.
 Xe hàn (xe tự hành chứa đầu hàn) có 2 bánh truyền
động phía sau, 2 bánh bị động phía trước và động cơ đẩy một chiều
có hộp giảm tốc. Tốc độ xe được đặt bằng tay từ 0,2 ÷ 2,0 m/phút

iều chỉnh điện từ). Hướng đi của
xe được đặt trước bằng công tắc. Xe
có thể làm cho đầu hàn thực hiện
dao động ngang.
 Cần đỡ đầu hàn và đầu
hàn.
Hình 2-15. Các khả năng chuyển
đ
ộng của đầu h
àn t
ự động tr
ên xe t

Có thể điều chỉnh chính xác chiều cao đầu hàn và góc
nghiêng c
ủa nó (cho hàn liên kết chữ T, nghiêng 45
o
). Đầu hàn
ch

ứa bộ phận nắn và cấp dây từ cuộn dây vào ống tiếp xúc (có
chức năng dẫn dòng điện hàn). Bộ cấp dây gồm động cơ một
chiều, 4 trục đẩy dây, hộp giảm tốc
và cuộn dây hàn. Có thể dùng núm
điều khiển trên bảng điều khiển để
thay đổi li
ên tục tốc độ cấp dây từ
0,1 ÷ 7,5 m/phút (tốc độ này được điều khiển bằng điện từ). Đầu
hàn thường bao gồm cả bộ phận dẫn hướng để d
ò vị trí rãnh hàn ở
phía trước mối h
àn. Một số thiết bị hiện đại còn sử dụng các đầu
dò laser. Ngoài ra đầu hàn còn được gắn phiễu chứa thuốc hàn.
 Bảng điều khiển nằm trên xe hàn; chế độ hàn được
điều khiển từ mặt trước của bảng. Bảng điều khiển bao gồm đồng
hồ chỉ tốc độ xe hàn (m/phút), ampe kế và vôn kế; chiết áp xoay để
đặt tốc độ xe h
àn và tốc độ cấp dây; công tắc đổi chiều đi của xe
hàn; cơ cấu điều chỉnh dây lên xuống; nút khởi động và tắt.
2.3.2 Trang thiết bị phụ trợ
Các trang thiết bị phụ trợ được dùng tùy trường hợp và có thể
bao gồm:
 Đường ray cho xe hàn – dùng cho mối hàn thẳng.
 Bộ gá lắp đặc biệt khi xe hàn chuyển động trực tiếp
trên vật hàn.
Hình 2-16. Sơ đồ nguyên lý xe hàn
v
ạn năng
1. xe tự hành; 2. trụ đứng; 3. tay ngang; 4. bảng
điều khiển; 5. hộp chứa cuộn dây hàn; 6. động cơ

cấp dây hàn; 7. các con lăn đẩy dây; 8. giá đỡ
ống tiếp xúc; 9. đầu dẫn hướng; 10. hộp chứa
thu
ốc h
àn
 Bộ thu hồi thuốc hàn chưa dùng hết (máy hút thuốc hàn
dư).
 Đồ gá vật hàn và xe hàn (đầu hàn)

×