Chương 1:
ĐẶT VẤN ĐỀ
1.1 TỔNG QUAN VỀ ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU:
Kết cấu thân tàu là một bộ phận rất quan trọng, quyết định đế
độ an to
àn, sức chở và khả năng đi biển của con tàu. Tuy nhiên
hi
ện nay, kết cấu của đa số các tàu đánh cá vỏ gỗ của Việt Nam nói
chung và Bình
Định nói riêng thường đóng theo kinh nghiệm dân
gian, chưa được tính toán, n
ên tính hợp lý của kết cấu chưa cao,
tình hình tai nạn trên biển đối với các tàu đánh cá vẫn thường
xuyên diễn ra, nhất là vào mùa mưa bão. Mặc dù đã có nhiều chủ
trương của Nhà nước l
à phải nâng cấp và hoàn thiện hơn cho đội
tàu đánh cá, như dự án phát triển đội t
àu câu cá ngừ đại dương
nhưng chỉ mới phát triển ở mức quy mô chưa chú trọng đến vấn đề
hợp lý kết cấu, do đó hiệu quả mang lại vẫn chưa cao, tai nạn cũng
tiếp tục diễn ra. Do đó vấn đề đặt ra là cần tính toán, thiết kế được
kết cấu thân tàu phù hợp, trên cơ sở đảm bảo được độ bền, mức độ
an toàn khi đi biển cao nhất, đồng thời tiết kiệm được vật liệu, nhờ
vậy làm giảm được trọng lượng kết cấu và nâng cao tính năng hàng
hải của tàu, nhất là về tốc độ.
Để có được kết cấu t
àu hợp lý, trong đề tài này chúng ta tiến
hành thiết kế theo quy phạm kết hợp với kinh nghiệm dân gian sau
đó kiểm tra lại sức bền kết cấu theo tính toán lý thuyết. Thông qua
tính toán có thể lựa chọn một kết cấu hợp lý hơn, đảm bảo độ bền,
nhất là tiết kiệm vật liệu, nâng cao sức chở và tính ổn định cho con
tàu.
1.2 TÌNH HÌNH ĐỘI TÀU ĐÁNH CÁ BÌNH ĐỊNH:
BẢN ĐỒ HÀNH CHÍNH TỈNH BÌNH ĐỊNH
Hình 1.1
Trong những năm gần đây, ngành đóng tàu của Bình Định phát
triển mạnh mẽ cả về số lượng lẫn chất lượng, số lượng tàu được
tàu được đóng mới hàng năm tăng cao. Người dân đ
ã mạnh dạn
đầu tư đóng những con t
àu có công suất lớn đánh bắt xa bờ, nhất là
s
ố lượng tàu câu cá ngừ đại dương tăng nhanh và đang được phát
triển khá mạnh mẽ. Hai nơi phát triển mạnh nhất là Quy Nhơn và
Tam Quan, vì ở đây có cảng nước sâu tàu thuyền có công suất lớn
có thể tự do ra vào mọi mùa, nghề câu mực phát triển rất mạnh tại
2 xã Cát Minh và Cát Khánh (thuộc huyện Phù Cát), nhưng do cửa
biển Đề Gi cạn và hẹp, tàu thuyền nhỏ thì có thể vào ra tự do, còn
tàu thuy
ền lớn khó vào ra và thường xảy ra tai nạn, do đó tàu ở đây
chỉ có công suất và kích thước nhỏ (dưới 16m). Đây chính là yếu
tố hạn chế phát triển ngành đóng tàu nơi này, hiện tại cảng biển Đề
Gi được nâng cấp v
à nạo vét luồng lạch, dự định khi đưa vào hoạt
động cho phép t
àu có công suất >150CV vào ra, lúc đó người dân
mới có thể mạnh dạn đầu tư phát triển những con tàu có công suất
lớn đánh bắt xa bờ. Điều đó lại có thêm một yếu tố mà chúng ta
c
ần quan tâm: là trong một thời gian ngắn mà thay đổi kết cấu từ
kinh nghiệm những con tàu nhỏ sang những con tàu lớn liệu kết
cấu có phù hợp hay không? Độ an toàn có cao không? trong khi
vương xa đánh bắt ngoài biển khơi. Nếu người dân cứ thay đổi dần
dần những kết cấu để kiểm nghiệm thì nó sẽ chậm phát triển đồng
thời cũng gặp không ít khó khăn trong quá trình đánh bắt, nhất là
tai n
ạn vì kết cấu chưa phù hợp. Để người dân ở đây bắt kịp với sự
phát triển, chúng ta cần thiết kế những mẫu kết cấu tốt, hợp lý và
khuy
ến khích mọi người hưởng ứng và làm theo
Bảng 1.1-Tàu thuyền Bình Định tính đến cuối 2005
Chia ra
TT Danh mục
ĐV
T
Toàn
tỉnh
Tp.
Qui
Nhơn
Huyệ
n
Phù
Cát
Huyện
Phù
Mỹ
Huyện
Hoài
Nhơn
Huyện
Tuy
Phước
1
Tổng số tàu
thuy
ền
ch
8.389 2.643 1.093 1.542 1.986 1.125
Trong đó:
Thuyền thủ công
ch
2.133 592 49 685 85 722
Tàu gắn máy
ch
6.256 2.051 1.044 857 1.901 403
2
Tổng công suất
cv
242.5
2
55.89 40.95 40.35 100.96 4.385
3
Công suất bình
quân
cv/c
h
38,77 27,25 39,22 47,09 53,11 10,88
4
Phân loại công
suất
Loại < 20 cv
ch
1.654 805 179 99 173 398
Loại 20 - <50 cv
ch
2.463 536 741 245 936 5
Loại 50 - <90 cv
ch
1.885 648 110 400 727
Loại 90 - <150 cv
ch
214 45 14 95 60
Loại 150 - 400 cv
ch
40 17 18 5
Loại > 400 cv
ch
5
Trang thiết bị trên
tàu
Số tàu có định vị
ch
3.618 701 856 625 1.436
Số tàu có máy dò
ch
1.062 295 89 426 252
Số tàu có máy
thông tin
ch
4.847 1.268 965 758 1.856
Phân loại tàu thuyền theo nghề đánh bắt của tỉnh Bình Định:
* Cơ cấu nghề nghiệp khai thác thuỷ sản Bình Định chủ yếu tập
trung vào 5 họ nghề chính như sau:
- Nghề lưới kéo: có 829 chiếc, chiếm 13,25% tàu gắn máy toàn tỉnh,
tập trung chủ yếu ở thành phố Qui Nhơn và huyện Phù Mỹ, gồm lưới kéo
đôi và lưới kéo đơn
.
-
Nghề lưới vây: có 1.153 chiếc, chiếm 18,43% tàu gắn máy
toàn tỉnh, phát triển ở tất cả các địa phương trong tỉnh nhưng tập
trung chủ yếu ở huyện Phù Mỹ và thành phố Qui Nhơn, gồm có lưới
vây ngày (vây thưa) và lưới vây đ
êm (vây ánh sáng).
-
Nghề lưới rê: có 537 chiếc, chiếm 8,58% tàu gắn máy toàn
t
ỉnh, phát triển chủ yếu ở thành phố Qui Nhơn và huyện Tuy Phước,
huyện Hoài Nhơn, gồm có lưới rê chuồn, lưới rê ni lon và lưới rê
cước.
- Nghề câu: có 2.634 chiếc, chiếm 42,10% tàu gắn máy toàn tỉnh,
phát triển ở tất cả các địa phương trong tỉnh nhưng tập trung ở huyện
Hoài Nhơn và huyện Phù Cát, gồm có nghề câu mực, câu cá ngừ đại
dương, câu mập, câu bủ
a…
-
Nghề khác: có 1.103 chiếc, chiếm 17,63% tàu gắn máy toàn
t
ỉnh, phát triển ở tất cả các địa phương trong tỉnh, gồm các nghề mành,
vó và ngh
ề cố định.
Biểu đồ thể hiện tỉ lệ phần % nghề cá của tỉnh Bình Định
18.43%
8.58%
42.10%
17.63%
13.25%
Nghề lưới kéo
nghề lưới vây
nghề lưới rê
Nghề câu
nghề khác
Hình 1.2
* Theo số liệu thống kê, số lượng tàu câu chiếm ưu thế và đang
được phát triển mạnh mẽ trong to
àn Tỉnh, trong đó tàu câu mực
chiếm đa số còn tàu câu cá ngừ đại dương chỉ mới xuất hiện trong
những năm gần đây. Tuy nhiên hiện nay, tàu câu cá ngừ đại dương
được khuyến khích v
à có nhiều dự án của tỉnh, nên đội tàu này đang
phát triển mạnh cả về số lượng lẫn chất lượng, hơn nữa đội tàu này
được trang bị những thiết bị đánh bắt hiện đại và có những quy trình
đánh bắt rất khoa học, cho nên đã mang lại lợi nhuận rất lớn cho
ngư dân. Mặc d
ù vậy, những con tàu của họ vẫn còn đóng theo kinh
nghiệm dân gian, không thông qua tính toán thiết kế kết cấu và vấn
đề tai nạn vẫn còn xảy ra. Vì thế đội ngũ tàu câu cần được đặc biệt
quan tâm hơn nữa, tôi thực hiện đề t
ài này cũng mong muốn đóng
góp một phần công sức vào vấn đề chung của tỉnh nhà.