Tải bản đầy đủ (.pdf) (2 trang)

Nứt hậu môn ở bé docx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (214.52 KB, 2 trang )

Nứt hậu môn ở bé


Nứt hậu môn có thể khó nhìn thấy vì những nếp da quanh hậu môn. Nguyên nhân
là vì vùng xung quanh hậu môn bé rất mỏng manh; khi bé rặn mạnh (do táo bón)
hoặc người lớn lau chùi mạnh (khi thay tã), vùng này sẽ bị tổn thương.



Dấu hiệu
Bé táo bón, bị nứt hậu môn sẽ đau khi đi tiêu. Bé càng sợ đi tiêu càng làm táo bón và nứt
hậu môn nặng hơn.
- Đau khi đi tiêu: Bé phải rặn mạnh (hay khóc) khi đi ngoài.
- Thấy máu đỏ dính trên phân, trong tã hoặc trên giấy lau hậu môn.
- Có thể có mẩu da thừa quanh vết nứt do da bị kích ứng.
Nếu nứt hậu môn nhiều lần, kéo dài có thể cần phẫu thuật
Đa số nứt hậu môn không gây nguy hiểm, chỉ với những chăm sóc đơn giản thì nứt hậu
môn sẽ khỏi hoàn toàn, đôi khi sẽ mất vài ngày đến vài tuần. Tuy nhiên, nếu nứt hậu môn
nhiều lần, kéo dài có thể cần phẫu thuật.
Phòng tránh và chăm sóc khi bé bị nứt hậu môn
- Quan trọng nhất vẫn là tránh táo bón, rặn mạnh vì nếu bé còn táo bón thì vết nứt sẽ khó
lành.
- Dùng thuốc làm mềm phân hay thuốc giảm nhu động ruột. Khi dùng cần có sự hướng
dẫn của bác sĩ.
- Giữ hậu môn thật sạch, khi lau rửa cần nhẹ nhàng.
- Cho bé ăn nhiều hoa quả, bé còn nhỏ có thể uống nước và ăn cả xác trái cây (tuy nhiên,
nước quả không đủ chất dinh dưỡng cho bé nên không thể dùng thay sữa).
Đối với bé lớn hơn:
- Cho bé uống nước đầy đủ.
- Thêm hoa quả tươi, rau, bột ngũ cốc vào bữa ăn của bé.
- Bôi vaseline làm mềm vùng hậu môn và bôi trơn để bé dễ đi tiêu.


- Khuyến khích bé đi tiêu để tránh táo bón.
Khi cần đưa bé đến bác sĩ
- Khi bé vẫn đi tiêu ra máu, nứt hậu môn không lành.
- Bé đau nhiều, tiếp tục chảy máu khi đi tiêu dù nứt hậu môn đã lành.

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×