Tải bản đầy đủ (.pdf) (6 trang)

Tính toán định mức chi phí hàn cho một phân đoạn tàu vỏ thép, chương 19 potx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (219.68 KB, 6 trang )

-1-
Chương 19 :
THẢO LUẬN KẾT QUẢ
4.1. Thảo luận kết quả
Trong quá trình tính toán của đề tài, tôi đã sử dụng kết hợp các
công thức lý thuyết đã được kiểm nghiệm qua thời gian cùng một số
định mức theo thực nghiệm vừa bảo đảm độ chính xác tương đối,
vừa giảm được thời gian tính toán và đơn giản hóa bài toán phức
tạp.
Nhà máy đóng tàu Phú Yên mới đi vào hoạt động chưa lâu,
đang vừa sản xuất vừa xây dựng, nhân lực còn hạn chế, hơn nữa vấn
đề định mức chi phí hàn rất phức tạp. Vì vậy, hiện tại nhà máy chưa
có điều kiện tính toán định mức chi phí hàn cho từng phân đoạn mà
chỉ mới tính toán chi phí hàn mang tính án trừng, ước lượng cho cả
con tàu và sau khi đóng xong mỗi phân đoạn thì có tổ chức nghiệm
thu.
So sánh bảng kết quả tính toán chi phí hàn theo lý thuyết với
bảng kết quả chi phí hàn thực tế đã nghiệm thu được của phân đoạn
đáy Đ12 tàu hàng 4000 DWT ta thấy chi phí thực tế lớn hơn mọi chi
phí đã tính toán. Điều này có thể giải thích bằng vài lý do cơ bản
sau:
- Do điều kiện thời tiết không đảm bảo yêu cầu qui trình hàn:
gió, mưa, độ ẩm cao…
-2-
- Do trình độ thợ hàn còn yếu kém, điều chỉnh chế độ hàn chưa
hợp lý.
- Do sửa chữa các mối hàn bị khuyết tật.
- Do quản lý còn yếu…
Điều này chứng tỏ, nếu nhà máy không tính toán cụ thể chi tiết
chi phí hàn cho từng phân đoạn, quản lý không chặt thì sẽ tạo một
sự thất thoát lớn chi phí cho nhà máy (bởi chi phí hàn chiếm một


phần lớn trong đóng tàu và hàn chiếm hầu hết thời gian đóng tàu).
Với những lý do trên, đề tài này: “Tính toán định mức chi phí
hàn cho một phân đoạn tàu vỏ thép” có thể dùng làm tài liệu tham
khảo rất tiện ích cho các kỹ sư tàu thủy trong khi tính toán định
mức.
4.2. Đề xuất ý kiến
Qua thời gian thực tập tổng hợp và quá trình thực hiện đề tài,
tôi thấy các công tác ngành công nghệ hàn tàu như các vấn đề thiết
kế qui trình hàn, giám sát, kiểm tra hàn, định mức chi phí hàn…gắn
liền với mỗi kỹ sư tàu thủy và thực sự quan trọng, cần thiết trong
đóng tàu. Đặc biệt, định mức chi phí hàn tàu rất phức tạp.
Trong khi đó, chúng tôi khi còn ngồi trên ghế nhà trường lại
không được trang bị gì về vấn đề định mức chi phí hàn tàu, do đó,
tôi kính đề nghị nhà trường, khoa kỹ thuật tàu thủy nên có một học
phần chuyên sâu về lý thuyết hàn tàu và định mức chi phí hàn tàu để
giúp kỹ sư mới ra trường dễ dàng nắm bắt các công việc này hơn.
-3-
-4-
PHỤ LỤC
-5-
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Cẩm Nang Hàn - Hoàng Tùng, Nguyễn Thúc Hà, Ngô Lê
Thông, Chu Văn Khang - NXB Khoa Học Và Kỹ Thuật 2002.
2. Sổ Tay Định Mức Tiêu Hao Vật Liệu và Năng Lượng Điện
Trong Hàn - PGS.PTS Hoàng Tùng -NXB Khoa Học Và Kỹ Thuật
Hà Nội - 1999.
3. Công Nghệ Hàn Điện Nóng Chảy (Tập 1: Cơ Sở Lý Thuyết) -TS
Ngô Lê Thông - NXB Khoa Học Và Kỹ Thuật Hà Nội - 2004 .
4. Sổ Tay Kỹ Thuật Đóng Tàu Thủy (Tập 3) - Nguyễn Đức Ân,
Hồ Quang Long, Dương Đình Nguyên - NXB Khoa Học Và Kỹ

Thuật.
5. Kỹ Thuật Hàn - Trương Công Đạt - NXB Giáo Dục.
6. Một Số Tài Liệu Kỹ Thuật Của Nhà Máy Đóng Tàu Phú
Yên.
7. Rules For Materials and Welding 2006 (Section 6) - Tiêu
chuẩn IACS on 192.168.55.58
8. Quy phạm phân cấp và đóng tàu biển vỏ thép 2003 - phần 6.
9. Giáo trình Công Nghệ Hàn (Phần I) - Trường Đại Học Bách
Khoa 2006
-6-

×