Các quốc gia cổ đại phương tây
I – Mục tiêu cần đạt
Giúp HS:
1. Nắm được:
- Tên, vị trí địa lí, điều kiện tự nhiên của các quốc gia cổ đại phương
Tây;
- Những đặc điểm về nền tảng kinh tế, cơ cấu xã hội và thể chế Nhà
nước Hi Lạp, Rô-ma cổ đại;
- Những thành tựu cơ bản của các quốc gia cổ đại phương Tây.
2. Có ý thức đầy đủ hơn về sự bất bình đẳng trong xã hội.
3. Bước đầu tập liên hệ điều kiện tự nhiên vói sự phát triển kinh tế.
II – phương tiện dạy học
- Tranh, ảnh (theo SGK).
- Lược đồ các quốc gia cổ đại.
- Tư liệu lịch sử về Hi Lạp, Rô-ma thời cổ đại.
III – Tổ chức các hoạt động
* Kiểm tra bài cũ
- ND: Kể tên và chỉ trên lược đồ các quốc gia cổ đại phương Đông.
Nêu thể chế chính trị và các tầng lớp xã hội chính ở các quốc gia này.
- HT: Kiểm tra miệng.
- Y/c: (x. tiết 4).
* Giới thiệu bài
- Sự xuất hiện Nhà nước không chỉ xảy ra ở phương Đông, nơi có
điều kiện tự nhiên thuận lợi, mà còn xuất hiện cả ở những vùng khó khăn
như ở phưng Tây.
- (?)
* Hoạt động dạy học
Hoạt động của thầy và trò kiến thức cần đạt
Hoạt động 1
* Giới thiệu (chỉ trên lược đồ).
* HD quan sát lược đồ và nghiên
cứu SGK:
- Kể tên, xác định vị trí địa lí và
thời gian hình thành của các quốc
gia cổ đại phương Đông.
- Điều kiện tự nhiên ở nơi đây có
đặc điểm gì? Điều kiện đó thuận
1. Sự hình thành các quốc gia cổ đại
phương Tây
- Hi Lạp và Rô-ma c
ổ đại: miền nam
châu Âu, vùng bán đảo Ban-căng và I-
ta-li-a (thiên niên kỉ thứ I TCN).
- Điều kiện tự nhiên: địa hình đồi
núi, ít đất trồng trọt, chỉ thích hợp trồng
lợi ch nghành kinh tế nào phát
triển?
- Như vậy, Nhà nước ở phương
Tây ra đời trên cơ sở nào?
Hoạt động 2
* Giảng (theo SGK, giải thích
thuật ngữ giai cấp).
* HD nghiên cứu SGK::
- Xã hội cổ đại phương Tây bao
gồm những giai cấp nào? Quan hệ
và địa vị của họ ra sao?
- Sự phân chia giai cấp trong xã
hội cổ đại phương Tây đã đưa tới
hệ quả gì?
Hoạt động 3
* Giảng (theo SGK, giải thích:
Chế độ chiếm hữu nô lệ).
cây lưu niên,
- Nền tảng kinh tế: thủ công nghiệp
và thương nghiệp.
2. Xã hội cổ Hi Lạp, Rô-ma gồm
những giai cấp nào?
- Giai cấp chủ nô (chủ xưởng, chủ
lò, nhà buôn): giàu có và có thế lực
chính trị.
- Nô lệ: lực lượng sản xuất chính
trong xã hội; là “công cụ” và là tài sản
riêng của chủ nô.
->Sự bất bình đẳng trong xã hội ->
nô lệ đấu tranh chống lại chủ nô.
3. Chế độ chiếm hữu nô lệ
* HD nghiên cứu SGK:
- Em hiểu như thế nào là xã hội
chiếm hữu nô lệ?
- Xã hội này có gì khác với xã
hội cổ đại phương Đông?
- Giai cấp cơ bản: chủ nô và nô lệ.
- Chế độ chính trị: Nhà nước dân chủ
chủ nô hoặc cộng hoà (do dân tự do và
quý tộc bầu ra, theo thời hạn).
(Về cơ cấu xã hội và thể chế Nhà
nước).
* Củng cố và hướng dẫn học ở nhà
1. Tổng kết
- Nền tảng kinh tế, cơ cấu xã hội và thể chế Nhà nước ở các quốc gia
cổ đại phương Đông khác với các quốc gia cổ đại phương Đông.
- Nhà nước cổ đại phương Tây theo thể chế dân chủ chủ nô hoặc cộng
hoà.
2. Câu hỏi, bài tập
- Câu hỏi ôn bài (SGK).
- Bài tập (Vở bài tập).
- Vẽ lược đồ Các quốc gia cổ đại phương Tây.
3. Chuẩn bị bài sau
- Nghiên cứu SGK và trả lời câu hỏi trong mỗi mục.
- Tham khảo tài liệu (Lịch sử 10; Những mẩu chuyện lịch sử Thế giới
cổ đại, ).
- Sưu tầm tư liệu (bài viết, tranh ảnh, Hi Lạp và Rô-ma cổ đại).
* Đánh giá, rút kinh nghiệm giờ dạy