Tải bản đầy đủ (.doc) (2 trang)

THAM LUẬN KHỐI 2

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (93.7 KB, 2 trang )

Khối 2 - Trường Tiểu học Triệu Trung - Triệu Phong - Quảng Trị Năm học 2009-2010
BẢN THAM LUẬN VỀ VIỆC CHIA SẺ CÁCH LÀM ĐDDH
KHỐI 2, NĂM HỌC 2009 - 2010
Kính thưa quý vị đại biểu, kính thưa các thầy cô giáo.
Hôm nay, nhà trường tổ chức Hội thảo chia sẻ cách làm đồ dùng dạy học phục
vụ cho việc đổi mới phương pháp dạy học theo hướng tích cực. Hưởng ứng phong
trào này, khối Hai xin chia sẻ hai sản phẩm sau:
1, Trò chơi: Đầu cá, đuôi cá.
2, Trò chơi: Mèo uống sữa.
Mỗi đồ dùng dạy học đều có một ưu điểm riêng của nó. Sau đây, tôi xin chia
sẻ với các đồng nghiệp về từng sản phẩm.
I, Trò chơi: Đầu cá, đuôi cá.
Đây là một sản phẩm rất dễ làm. Chúng ta lấy giấy bìa rồi vẽ đầu cá riêng,
đuôi cá riêng. Sau đó phôto ra thành nhiều đầu cá đuôi cá rồi ép để có thể giữ được
lâu và dạy được nhiều bài.
Sản phẩm này được dùng để dạy được rất nhiều bài, nhiều môn và nhiều lớp.
Trò chơi này đa số được chơi theo nhóm. Cụ thể như sau:
Đối với lớp Hai
Trong môn Tiếng Việt:
+ Trong phân môn chính tả: Trò chơi này được dùng để dạy các bài tập chính
tả: Ví dụ: Khi làm bài tập: Điền vào chỗ trống đổ /đỗ, nghĩ /nghỉ. GV cho HS chơi
trò chơi Đầu cá, đuôi cá bằng cách cho HS ghép những đầu cá có tiếng đỗ /đổ với
đuôi cá có tiếng nào đó để tạo thành những con cá có từ ngữ đúng.
+ Trong phân môn luyện từ và câu: Trò chơi này được áp dụng trong bài: Từ
ngữ về học tập. Dấu chấm hỏi. GV cho HS ghép đầu cá có tiếng học hoặc tiếng tập,
còn đuôi cá là những tiếng để tạo thành con cá có từ có tiếng học có nghĩa về học tập.
Hoặc trong bài: Từ trái nghĩa, GV cho HS ghép những tiếng ở đầu cá và những tiếng
ở đuôi cá tạo thành những con cá có cặp từ trái nghĩa.
Trong môn toán: Đây là một trò chơi được áp dụng rất nhiều ở môn Toán. Cụ thể như
sau:
+ Trò chơi này được áp dụng để củng cố nội dung các bài về Phép cộng , phép


trừ có nhớ trong phạm vi 100 như: 26 + 4, 36 + 24; 9 cộng với một số 9 + 5; 8 cộng
với một số 8 + 5;… Ví dụ: Khi học bài 9 cộng với một số, GV cho HS chơi ghép đầu
cá có ghi sẵn các phép tính với đuôi cá có kết quả đúng với phép tính ở đầu cá để tạo
thành những con cá có phép tính đúng.
+ Không những thế, trò chơi này còn được HS chơi trong các tiết học về phép
nhân và phép chia. Ví dụ: Khi dạy bài: Bảng nhân 5, GV cho HS chơi trò chơi ghép
đầu cá có ghi những phép tính nhân với đuôi cá có kết quả đúng với phép tính ở đầu
cá.
Đối với các lớp khác
+ Lớp 1: Trò chơi này được áp dụng trong các tiết học Tiếng Việt như ghép
tiếng thành từ. Trong môn Toán được áp dụng trong các tiết về phép cộng, phép trừ
không nhớ trong phạm vi 100.
Chia sẻ cách làm đồ dùng dạy học
Khối 2 - Trường Tiểu học Triệu Trung - Triệu Phong - Quảng Trị Năm học 2009-2010
+ Lớp 3: Được áp dụng trong các tiết Toán như củng cố các bảng nhân chia từ
6 đến 9, cộng, trừ các số có 3 hoặc 4 chữ số.
+ Lớp 4: Được áp dụng trong các tiết dạy Toán như: Phép cộng, phép trừ,
phép nhân, phép chia các số tự nhiên. Phép cộng, phép trừ, phép nhân, phép chia về
phân số.
+ Lớp 5: Được áp dụng trong các bài cộng trừ, nhân, chia các số thập phân,

II, Trò chơi: Mèo uống sữa.
Đây cũng là một trò chơi rất sinh động và hấp dẫn. Chúng ta có thể tìm trên
mạng một hình ảnh con mèo thật ngộ nghĩnh hoặc vẽ ra bìa. Sau đó photo ra cho đủ
mỗi nhóm một con rồi ép để bảo quản được lâu. Tiếp theo chúng ta vẽ những chén
sữa và một khung nhỏ ở bên dưới miệng chén sữa đủ cho các nhóm hoặc các nhân
trong lớp chơi. Sau đó ép những chén sữa đó để được chơi nhiều tiết. Trò chơi có thể
như sau: GV yêu cầu HS cho mèo uống những chén sữa có những phép tính có kết
quả bằng 25, thì HS có thể tìm những phép tính nào đã học có kết quả bằng 25 rồi
viết vào chén sữa. Nhóm nào có nhiều chén sữa đúng cho mèo uống thì nhóm đó

thắng cuộc. Sau khi chơi xong chúng ta có thể xoá những phép tính ở chén sữa để có
thể chơi ở những tiết khác. Trò chơi này được sử dụng trong các môn sau:
+ Phân môn: Luyện từ và câu.
Khi dạy bài: Từ ngữ về họ hàng; Từ ngữ chỉ đặc điểm; Từ ngữ về muông thú;
Từ ngữ về biển cả Từ ngữ về Bác Hồ;
Ví dụ: Khi dạy bài: Từ ngữ về họ hàng. Gv yêu cầu: Con mèo uống những li
sữa chứa những từ ngữ chỉ người trong họ nội ( họ ngoại). HS trong nhóm tìm rồi
viết các từ đó vào li sữa. Nhóm nào có nhiều li sữa đúng thì nhóm đó thắng cuộc.
+ Môn Toán:
Trò chơi này được áp dụng để củng cố nội dung các bài về Phép cộng , phép
trừ có nhớ trong phạm vi 100 như: 26 + 4, 36 + 24; 9 cộng với một số 9 + 5; 8 cộng
với một số 8 + 5;… Ví dụ: Khi học bài 9 cộng với một số, GV cho HS chơi: Cho con
mèo uống những li sữa có kết quả bằng 12, HS chon những phép tính đã học có kết
quả bằng 12 rồi viết vào dưới chén sữa. Không những thế, trò chơi này còn được HS
chơi trong các tiết học về phép nhân và phép chia. Ví dụ: Khi dạy bài: Bảng nhân 5,
GV cho HS chơi trò chơi: Cho mèo uống những li sữa có phép nhân có kết quả bằng
35, HS tìm phép nhân có kết quả bằng 35 rồi viết vào chén sữa.
+ Cũng tương tự như trò chơi: Đầu cá, đuôi cá. Trò chơi này cũng được áp
dụng rất nhiều tiết học như ở trò chơi đầu cá, đuôi cá. Chúng ta nghĩ ra nhiều trò chơi
khác nhau nhằm để cho HS khỏi nhàm chán. đặc biệt là tất cả các HS đều được chơi
và hoạt động rất tích cực.
Trên đây là những chia sẻ của tổ khối hai. Có gì thiếu sót đề nghị các đồng
nghiệp góp ý, bổ sung.
Chia sẻ cách làm đồ dùng dạy học

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×