ỨNG DỤNG CNTT TRONG DẠY HỌC: THUẬN LỢI VÀ KHÓ KHĂN
1. Tại sao Ứng dụng CNTT trong dạy học diễn ra rầm rộ trong giai đoạn hiện nay
• Xuất phát từ các văn bản chỉ đạo của Đảng, nhà nước và đặc biệt chỉ đạo của
ngành về chủ đề năm học: “Ứng dụng CNTT trong dạy học và truyền thông”…
• Hiện nay các trường đều đã trang bị phòng máy, phòng đa chức năng, nối mạng
Internet và tin học được giảng dạy chính thức. Một số trường còn trang bị thêm máy chụp
hình, quay phim, máy quét… tạo cơ sở cho GV sử dụng vào quá trình dạy học của mình.
• CNTT mở ra triển vọng to lớn trong việc đổi mới các phương pháp và hình thức
dạy học. Những phương pháp dạy học theo cách tiếp cận kiến tạo, dạy học theo dự án, nêu và
giải quyết vấn đề càng có nhiều điều kiện ứng dụng rộng rãi. Các hình thức dạy học đồng loạt,
nhóm, cá nhân cũng có những đổi mới trong môi trường CNTT và truyền thông. Như vậy,
việc chuyển từ “lấy GV làm trung tâm” sang “lấy HS làm trung tâm” dễ dàng hơn.
• Công nghệ phần mềm phát triển mạnh, trong đó các phần mềm GD cũng đạt
được những thành tựu đáng kể như: bộ Office, Cabri, Crocodile, Chem Win, ViOLET… Do
sự phát triển của CNTT và truyền thông mà mọi người đều có trong tay nhiều công cụ hỗ trợ
cho quá trình dạy học nói chung và phần mềm dạy học nói riêng. Những khả năng mới mẽ và
ưu việt của CNTT và truyền thông đã nhanh chóng làm thay đổi cách sống, làm việc, tư duy
và quan trọng hơn là cách ra quyết định của con người.
Do đó, mục tiêu cuối cùng của ứng dụng CNTT trong dạy học là nâng cao 1 bước cơ bản
chất lượng học tập của HS, tạo ra môi trường GD tương tác, HS được khuyến khích và tạo
điều kiện để chủ động tìm kiến thức, sắp xép hợp lý quả trình tự học tập, tự rèn luyện của bản
thân mình.
2. Thực trạng, thuận lợi và khó khăn
2.1. Thực trạng
Qua hơn 2 năm thực hiện “Ứng dụng CNTT và truyền thông” trong dạy học đã thu được
một số kết quả nhất định:
• Đa số các giáo viên đã biết vi tính, soạn và dạy được bài giảng điện tử trong bộ
Office Powerpoint.
• Mỗi giáo viên trung bình 1 năm học soạn và dạy 3 bài giảng có ứng dụng
CNTT, số giáo viên trẻ 5-7 bài giảng điện tử.
• Cơ sở vật chất: máy tính, đầu chiếu, máy ảnh… phòng máy của nhà trường đã
trang bị đầy đủ tạo điều kiện hết sức thuận lợi cho GV-HS sử dụng.
2.2. Thuận lợi
Qua tìm hiểu cũng như thực tế giảng dạy, bản thân nhận thấy việc “Ứng dụng CNTT và
TT” trong dạy học có thuận lợi và ưu điểm nổi bật:
• Môi trường đa phương tiện kết hợp với hình ảnh video, camera, âm thanh, văn
bản, biểu đồ… được trình bày qua máy theo kịch bản vạch sẳn nhằm đạt hiệu quả tối đa một
quá trình dạy học đa giác quan.
• Kỹ thuật đồ hoạ nâng cao có thể mô phỏng nhiều quá trình, hiện tượng trong tự
nhiên xã hội mà không thể hoặc không nên để xảy ra trong điều kiện trường học.
• Những ngân hàng đề, thí nghiệm, tài liệu được cung cấp bằng nhiều kênh: hình,
chữ, âm thanh sống động làm cho HS đẽ thấy, đễ tiếp thu và bằng suy luận các em có thể dự
đoán được các tính chất, những quy luật mới.
• Nhờ có sử dụng các phần mềm dạy học mà học sinh trung bình, thậm chí học
sinh yếu cũng có thể hoạt động tốt trong môi trường học tập. Phần mềm dạy học được sử
dụng ở nhà cũng sẽ nối dày cánh tay của GV đến từng gia đình HS thông qua mạng. Nhờ có
máy tính mà việc thiết kế giáo án và giảng dạy trên máy trở nên sinh động hơn, thông qua bài
giảng điện tử, GV có nhiều thời gian đặc các câu hỏi gợi mở (đặc biệt câu hỏi trắc nghiệm
khách quan..) tạo điều kiện cho HS hoạt động nhiều hơn trong giờ học.
Có thể khẳng định rằng, môi trường CNTT và truyền thông chắc chắn sẽ có tác động tích
cực tới sự phát triển trí tuệ của HS và điều này làm nảy sinh những lí thuyết học tập mới.
2.3. Khó khăn
Theo nhận định, bước đầu đưa CNTT và TT vào lĩnh vực GD-ĐT bước đầu đã có những
kết quả tốt. Tuy nhiên, những gì đạt được còn hết sức khiêm tốn. Khó khăn, vướng mắc đang
ở phía trước bởi những vấn đề nảy sinh từ thực tiễn:
• Tuy máy tính điện tử mang lại rất nhiều thuận lợi cho việc dạy học nhưng trong 1
mức độ nào đó, thì công cụ hiện đại này không thể hỗ trợ hoàn toàn cho trong các bài giảng
của họ. Nó chỉ thực sự hiệu quả đối với một số bài giảng chứ không phải toàn bộ chương trình
do nhiều nguyên nhân. Những mạch kiến thức “vận dụng” đòi hỏi GV phải kết hợp phấn trắng
với bảng đen và các phương pháp truyền thống mới luyện được kỹ năng cho các em.
• Bên cạnh đó, kiến thức kỹ năng về CNTT ở 1 số Gv vẫn còn hạn chế, chưa đủ vượt
ngưỡng để đam mê sáng tạo, thậm chí còn né tránh. Mặt khác, phương pháp cũ vẫn còn như 1
lối mòn khó thay đổi. Khó kết hợp hài hoà các phương pháp để phát huy thế mạnh của phương
pháp này và hạn chế nhược điểm của phương pháp kia.
• Việc sử dụng CNTT để đổi mới phương pháp dạy học chưa được nghiên cứu kỹ,
dẫn đến việc ứng dụng nó không đúng chỗ, không đúng lúc. Nhiều khi lạm dụng nó.
• Việc đánh giá 1 tiết dạy có ứng dụng CNTT còn lúng túng, chưa xác định hướng
ứng dụng CNTT trong dạy học. Chính sách, cơ chế quản lí chưa được đồng bộ trong thực
hiện.
• Công tác đào tạo, bồi dưỡng, tự bồi dưỡng đội ngũ Gv chỉ mới dừng lại ở việc xoá
mù tin học nên Gv chưa đủ kiến thức, mất nhiều thời gian và công sức để sử dụng CNTT
trong lớp học 1 cách hiệu quả.
3. Bài học kinh nghiệm và đề xuất
Qua hơn 2 năm ứng dụng và trãi nghiệm ở trường THCS Trần Hưng Đạo, bản thân cùng
các Gv rút ra 1 số bài học kinh nghiệm sau:
• Gv cần mạnh dạn, không ngại khó tự thiết kế và sử dụng bài giảng điện tử của
mình sẽ giúp cho Gv rèn được nhiều kỹ năng và phối hợp tốt các phương pháp dạy học tích
cực khác.
• Khi thiết kế BGĐT càn chuẩn bị trước kịch bản, tư liệu (Video, hình ảnh, thí
nghiệm, bản đồ…) sau đó mới bắt tay vào soạn giảng. Sử dụng Powerpoint làm công cụ chính
cần chú ý Font chữ, màu chữ và hiệu ứng thích hợp (đơn giản, nhẹ nhàng) tránh gây mất tập
trung vào nội dung bài giảng.
• Nội dung bài giảng, hệ thống câu hỏi cần cô động, súc tích. Các mô phỏng cần xác
định chủ đề. Cần khai thác thế mạnh CNTT trong kiểm tra đánh giá, kiểm chứng kết quả và
mô phỏng những hiện tượng, thí nghiệm khó.
• Không lạm dụng CNTT nếu chúng không tác động tích cực đến quá trình dạy học
và sự phát triển của HS. Công nghệ mô phỏng nếu không phản ánh đúng thì không nên sử
dụng. Chuẩn kiến thức ở mức độ vận dụng cần kết hợp bảng đen-phấn trắng và sử dụng các
phương pháp dạy học tích cực khác mới hiệu quả.
• Gv cần học tập, tập huấn các lớp soạn-giảng BGĐT. Thường xuyên truy cập vào
các trang Web và thành viên của diễn đàn: bachkim.vn, giaovien.net, dayhocintel.org, … Mỗi
trường cần có câu lạc bộ “Bài giảng điện tử” để trao đổi và rút kinh nghiệm, tiếp thu những
công nghệ mới trao đổi cho nhau các cách làm hay.
• Phòng, Sở GD-ĐT, các chuyên gia, các nhà quản lí GD sớm đưa ra tiêu chí đánh
giá tiết dạy có sử dụng CNTT, chuẩn BGĐT để có cơ sở thẩm định, tạo ngân hàng BGĐT có
chất lượng. Hàng năm cần tổ chức hội thi “Bài giảng điện tử tốt” hay “Giáo viên sử dụng
công nghệ giỏi” để kích thích lòng đam mê sáng tạo của Gv phục vụ cho sự nghiệp GD.
Trên đây là 1 số ý kiến của bản thân về “Ứng dụng CNTT trong dạy học và truyền thông”
mang tính chủ quan. Hy vọng đóng góp 1 phần nhỏ trong kế hoạch hoạt động của trường
THCS Trần Hưng Đạo nói riêng và chủ đề năm học nói chung.
Một lần nữa, xin chúc quí vị đại biểu mạnh khoẻ. Chúc hội nghị thành công tốt đẹp!
Xin cảm ơn!
Cam Lộ, ngày 19 tháng 9 năm 2008
Trần Hữu Khương