Tải bản đầy đủ (.doc) (4 trang)

ĐÁP ÁN HỌC SINH GIỎI NGỮ VĂN LỚP 9 HAY

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (121.62 KB, 4 trang )

Chị Hương ơi có bài thơ hay quá.
Em gởi chị đáp án thi HSG Văn tỉnh này.
HƯỚNG DẪN CHẤM
ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI LỚP 9 THCS CẤP TỈNH
Năm học 2010 - 1011
Môn : NGỮ VĂN
Tổng điểm bài thi: 20 điểm
Câu Yêu cầu Điểm
Câu 1
(4,0 đ)
* Lần lượt chỉ ra và nêu hiệu quả nghệ thuật của từng phép tu từ từ
vựng trong đoạn thơ:
1,0
1,5
1,5
- Phép tu từ nói giảm nói tránh: Bác đã mất nhưng nhà thơ lại viết “Bác
nằm trong giấc ngủ bình yên”. Cách nói này vừa thể hiện tình cảm của
nhà thơ với Bác (trong lòng nhà thơ cũng như cả dân tộc luôn mong
muốn Bác chỉ như đang yên ngủ sau những tháng ngày bôn ba vì dân,
vì nước) vừa toát lên vẻ đẹp thanh thản, phong thái ung dung thanh cao
của Bác, đồng thời giúp làm dịu nhẹ đi nỗi đau quá lớn vì mất Bác.
- Phép tu từ ẩn dụ:
+ Hình ảnh ẩn dụ “vầng trăng” không chỉ gợi tả được không gian thanh
tĩnh với ánh sáng dịu nhẹ trong trẻo trong lăng Bác mà còn gợi chúng ta
nghĩ đến tâm hồn cao đẹp, sáng trong và những vần thơ tràn đầy ánh
trăng của Người.
+ “ trời xanh”: Hình ảnh ẩn dụ khẳng định tên tuổi, sự nghiệp và tấm
lòng cao cả của Bác mãi mãi trường tồn, bất diệt. Người đã hoá thân
thành thiên nhiên, đất nước, dân tộc. Không những thế, hình ảnh ẩn dụ
này còn tạo nên sự liên kết lôgíc với các hình ảnh ẩn dụ: mặt trời, vầng
trăng ở trên để tạo thành một chuỗi những hình ảnh ẩn dụ đẹp đẽ, kỳ vĩ


nối tiếp nhau xuất hiện gợi lên suy ngẫm về cái vô cùng lớn lao, cao cả
của một Con Người.
- Ý 1: chỉ ra đúng phép tu từ nói giảm nói tránh cho 0,25 điểm, phân
tích được hiệu quả nghệ thuật cho 0,75điểm.
- Ý 2 và 3: chỉ ra đúng phép tu từ ẩn dụ, cho 0,5 điểm, phân tích được
hiệu quả nghệ thuật cho 1,0 điểm.
Câu 2
(6,0 đ)
1. Yêu cầu về hình thức, kỹ năng:
- Biết cách viết đoạn văn nghị luận xã hội.
- Lập luận chặt chẽ, lý lẽ thuyết phục.
- Ngôn ngữ trong sáng, diễn đạt lưu loát.
- Đảm bảo số câu theo quy định (đoạn văn có thể từ 17 đến 21 câu).
2. Yêu cầu về nội dung:
- Câu chuyện ngắn gọn, giản dị nhưng ý nghĩa rất sâu sắc nói về việc
cho và nhận trong cuộc sống đồng thời ca ngợi những hành vi ứng xử
cao đẹp của con người.
- Từ đó, câu chuyện đã gợi cho chúng ta nhiều suy ngẫm về việc cho và
nhận cũng như những hành vi ứng xử trong cuộc sống:
+ Cái cho và nhận trong cuộc sống đâu phải là chỉ ở vấn đề vật chất mà
nhiều khi là tình cảm, tấm lòng, có khi chỉ là một lời nói, cử chỉ…
+ Trong cuộc sống con người, nhiều khi cho và nhận mang tính thực
dụng hoặc để ban ơn…Bởi vậy, thật đáng quý khi cho và nhận xuất
phát từ tấm lòng.
+ Cách cho và nhận cũng rất quan trọng: có cách cho khiến người nhận
chạnh lòng; cũng có cách nhận khiến người cho phật ý. Cách cho và
nhận cũng thể hiện văn hoá giao tiếp, ứng xử của con người.
- Bài học rút ra từ câu chuyện: phải biết quan tâm, chia sẻ, luôn luôn tôn
trọng và chân thành với mọi người, đặc biệt phải biết học hỏi, trau dồi
văn hoá giao tiếp, ứng xử.

* Lưu ý: Cần cân nhắc để đánh giá đoạn văn của HS trong tính chỉnh
thể. HS có thể trình bày đoạn văn một cách linh hoạt, sáng tạo nhưng
phải đảm bảo tính lôgíc. Ở mỗi ý phải đưa ra được những lý lẽ, dẫn
chứng thuyết phục mới cho điểm tối đa. Khuyến khích những bài viết
có suy nghĩ sâu sắc, thấm thía, chân thành, biết đưa ra những dẫn chứng
có sức thuyết phục từ thực tế cuộc sống , vốn kinh nghiệm của bản thân
và kiến thức đã học. Có thể thưởng từ 0,25 đến 0,5 điểm vào tổng điểm
của câu (nếu câu chưa đạt điểm tối đa).
1,0
1,0
3,0
1,0
1,0
1,0
1,0
Câu 3
(10,0đ)
Yêu cầu chung:
+ Về nội dung: Bài làm cần nêu bật được những điều mới mẻ trên
những trang văn viết về người nông dân sau cách mạng tháng Tám
thông qua phần trích truyện ngắn Làng trong SGK Ngữ văn 9, tập một.
+ Về hình thức: HS phải viết được bài văn NL về đoạn trích trong tác
phẩm văn xuôi, bố cục chặt chẽ, ngôn ngữ trong sáng, diễn đạt lưu
loát…
+ Về kĩ năng: HS có kỹ năng làm bài văn NLVH, biết định hướng làm
nổi bật nhận định thông qua việc triển khai hệ thống luận điểm, luận cứ
và lựa chọn dẫn chứng cũng như lý lẽ phân tích; biết so sánh, đối chiếu
với hình ảnh người nông dân trên các trang văn viết về họ trước và sau
Cách mạng tháng Tám.
Yêu cầu cụ thể:

Học sinh có thể trình bày bài viết theo nhiều cách khác nhau nhưng
cần đảm bảo các yêu cầu cơ bản sau:
1.1. Giải thích sơ lược về nhận định: (2,0 điểm)
- Những điều mới mẻ trên những trang văn viết về người nông dân sau
cách mạng tháng Tám là những nhận thức, tình cảm mới mẻ tiến bộ của
họ so với những người nông dân trên trang văn trước cách mạng tháng
Tám như chị Dậu (trong Tắt đèn của Ngô Tất Tố), lão Hạc (trong tác
phẩm cùng tên của Nam Cao),
- Những người nông dân trên trang văn trước cách mạng tháng Tám
chưa có được những nhận thức đúng đắn về cách mạng, tình cảm của họ
chủ yếu bó hẹp trong tình cảm gia đình, quê hương. Những điều mới
mẻ của những người nông dân trong phần trích truyện ngắn Làng là tình
yêu làng gắn liền với tình yêu nước và tinh thần kháng chiến.
1.2. Làm sáng tỏ nhận định thông qua việc phân tích phần trích
truyện ngắn “Làng” trong sách giáo khoa: (7,0 điểm)
- Những điều mới mẻ của những người nông dân trong phần trích
truyện ngắn Làng được thể hiện sâu sắc nhất ở nhân vật ông Hai:
+ Điều mới mẻ của ông Hai trước hết được thể hiện ở nỗi nhớ làng gắn
liền với nhớ phong trào cách mạng của làng: HS dùng lí lẽ và dẫn
chứng phân tích nỗi nhớ của ông Hai khi ông ở nơi tản cư để thấy tình
yêu làng quê của ông Hai luôn luôn hòa quyện với tình yêu nước và
tinh thần kháng chiến.
+ Điều mới mẻ của ông Hai còn thể hiện ở sự quan tâm tới cuộc kháng
chiến vĩ đại của dân tộc: lắng nghe tin tức, nắm bắt tình hình, vui cùng
niềm vui chiến thắng của cuộc kháng chiến (HS dùng lí lẽ và dẫn chứng
để phân tích thái độ của ông Hai khi ở phòng thông tin tuyên truyền).
+ Đặc biệt tình yêu làng, yêu nước và tinh thần kháng chiến của ông
Hai được thể hiện thật mới mẻ và đặc sắc khi nghe tin đồn làng Dầu
theo Tây (HS dùng lí lẽ và dẫn chứng để phân tích, chứng minh tình
yêu làng, lòng yêu nước và tinh thần kháng chiến của ông Hai được thể

hiện rất tiêu biểu, đặc sắc và mới mẻ).
+ Điều mới mẻ trong tình cảm và nhận thức của ông Hai còn thể hiện
trong cách khoe tin cải chính: Tây đốt nhà nhưng ông Hai vẫn vui
sướng đi khoe với khắp mọi người. Ông đã đặt tình yêu nước và tinh
thần gắn bó với cách mạng trên cả lợi ích của cá nhân, gia đình.
- Những điều mới mẻ của những người nông dân trong phần trích
truyện ngắn Làng còn được thể hiện ở nhân vật khác như bà Hai và
thằng con nhỏ, bà chủ nhà, những người dân tản cư.
- Bsung: Điều mới mẻ ở nghệ thuật
1,0
1,0
1,0
1,0
2,0
1,5
1,5
1.3. Đánh giá chung:
- Khái quát những điều mới mẻ của người nông dân trên trong phần trích và
rút ra những điều mới mẻ về người nông dân trên trang văn sau Cách mạng tháng
Tám nói chung. (có thể liên hệ mở rộng với những người nông dân khác)
- Ý nghĩa của những điều mới mẻ này đối với cuộc kháng chiến chống Pháp
của dân tộc.
- Đóng góp của tác phẩm đối với nền văn học kháng chiến và với người đọc.
Lưu ý:
- Trên đây chỉ là gợi ý, các giám khảo cần vận dụng linh hoạt khi cho điểm. Sau
khi chấm điểm từng câu, giám khảo cân nhắc để cho điểm toàn bài một cách hợp
lý, đảm bảo đánh giá đúng trình độ học sinh, cần khuyến khích những bài làm có
tính sáng tạo.
- Điểm toàn bài cho lẻ đến 0,25 điểm.
1,0

×