Tải bản đầy đủ (.pdf) (10 trang)

XÃ HỘI PHONG KIẾN TÂY ÂU - Lịch sử lớp 10 pptx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (187.36 KB, 10 trang )

XÃ HỘI PHONG KIẾN TÂY ÂU


I. MỤC TIÊU BÀI HỌC
Sau khi học xong bài học yêu cầu HS cần :
1. Kiến thức
- Nắm được thế nào là tổ chức lãnh địa.
- Hiểu được đời sống chính trị trong lãnh địa và sinh hoạt của lãnh
chúa.
- Nắm được đời sống của nông nô và cuộc đấu tranh chống lãnh chúa
phong kiến của nông nô.
2. Tư tưởng
- Giáo dục cho HS thấy được bản chất của giai cấp bóc lột, tinh thần
lao động của quần chúng nhân dân.
3. Kỹ năng
- Rèn cho HS kĩ năng phân tích, tổng hợp đánh giá về đời sống chính
trị trong lãnh địa và vai trò của lãnh chúa, nông nô trong lãnh địa.
II. THIẾT BỊ, TÀI LIỆU DẠY - HỌC
- Tranh ảnh trong SGK.
- Sưu tầm một số tranh ảnh về các lâu đài, thành quách, cảnh sinh hoạt
buôn bán ở các chợ trong thời kì này.
III. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC DẠY - HỌC
1. Kiểm tra bài cũ
Câu hỏi 1: Các quốc gia phong kiến Tây Âu đã được hình thành như
thế nào?
Câu hỏi 2: Nêu quá trình phong kiến hóa ở vương quốc Phơ-răng.
2. Dẫn dắt vào bài mới
- GV khái quát nội dung phần kiểm tra bài cũ, dẫn dắt vào bài mới và
nêu nhiệm vụ nhận thức về bài mới cho HS như sau:
Sau khi đế quốc Sác-lơ-ma-nhơ tan rã hàng loạt các quốc gia phong
kiến ở Tây Âu ra đời, chế độ phong kiến tản quyền hoàn toàn ngự trị ở các


vương quốc này, với điểm nổi bật là sự ra đời của các lãnh địa và lãnh chúa -
những ông vua con nắm toàn bộ quyền hành. Để tìm hiểu tổ chức kinh tế của
lãnh địa? Đời sống chính trị và sinh hoạt của lãnh chúa và nông nô ra sao
chúng ta cùng tìm hiểu nội dung bài học hôm nay để trả lời cho những câu
hỏi nêu trên.
3. Tổ chức các hoạt động trên lớp


Hoạt động của thầy và trò Kiến thức cơ bản cần nắm vững
Hoạt động 1: Cả lớp 1. Tổ chức kinh tế của lãnh địa
- GV trình bày và phân tích: Đến giữa
thế kỉ IX phần lớn đất đai đã được các
quí tộc và nhà thờ chia nhau chiếm
đoạt xong, những vùng đất đai rộng
lớn đó đã nhanh chóng bị họ biến
thành khu đất riêng của mình gọi là
lãnh địa phong kiến. Lãnh địa chính là
đơn vị kinh tế cơ bản trong thời kì
phong kiến phân quyền ở Tây Âu.

- GV giải thích khái niệm về lãnh địa
bằng việc kết hợp khai thác tranh ảnh
trong SGK “Lâu đài và thành quách
kiên cố của lãnh chúa” hoặc với những
tranh ảnh sưu tầm được. Lãnh địa là
một khu đất rộng bao gồm đất của lãnh
chúa và đất khổ phần. Trong khu đất
của lãnh chúa có những lâu đài, dinh
thự, nhà thờ, nhà kho, chuồng trại có
- Lãnh địa là một khu đất rộng trong đó

có cả đất trồng trọt. Trong khu đất của
lãnh chúa có những lâu đài, dinh thự,
nhà thờ, nhà kho, chuồng trại có hào
sâu, tường cao, tạo thành những pháo
đài kiên cố.
hào sâu, tường cao, tạo thành những
pháo đài kiên cố.
- GV nêu câu hỏi: Sản xuất kinh tế
trong lãnh địa diễn ra như thế nào?

- HS đọc SGK tự trả lời câu hỏi.
- GV nhận xét và trình bày, phân tích:
Lãnh chúa chia ruộng đất thành từng
mảnh nhỏ giao cho nông nô cày cấy và
thu tô, nông nô còn dệt vải, may quần
áo, làm giầy dép, đóng đồ đạc, vũ khí
chỉ mua một vài hàng nhu yếu phẩm
như sắt, muối, tơ lụa, đồ trang sức.
- Nông nô nhận ruộng của lãnh chúa
cày cấy và nộp tô, ngoài ra còn dệt vải,
may quần áo, làm giầy dép, đóng đồ
đạc, vũ khí chỉ mua một vài hàng
nhu yếu phẩm như sắt, muối, tơ lụa, đồ
trang sức.
- GV nêu câu hỏi: Nêu nhận xét về kinh
tế lãnh địa?

- HS tự trả lời câu hỏi.
- GV nhận xét bổ sung và chốt ý: Lãnh
địa là đơn vị kinh tế riêng biệt và đóng

kín, người nông nô bị buộc chặt vào
ruộng đất phong kiến và lãnh địa.

- HS đọc đoạn nhỏ trong SGK để thấy
được hoạt động sản xuất nông nghiệp
trong lãnh địa.
- GV nêu câu hỏi: Hoạt động thủ công
nghiệp trong lãnh địa như thế nào?

- HS đọc SGK trả lời câu hỏi.
- GV nhận xét và kết luận: Thủ công
nghiệp cũng chỉ hoạt động trong lãnh
địa, nông nô làm các nghề phụ như dệt
vải, may quần áo, làm công cụ Lãnh
chúa có những xưởng thủ công riêng
như xưởng rèn, đồ gốm, may mặc.

- Cuối cùng GV nhấn mạnh: Lãnh địa
là đơn vị kinh tế tự nhiên, tự cấp, tự
túc, việc trao đổi buôn bán trong lãnh
địa đóng vai trò thứ yếu.

Hoạt động 1: Làm việc cá nhân
- GV nêu câu hỏi: Hãy cho biết đời
sống chính trị trong lãnh địa?
2. Đời sống chính trị trong lãnh địa
và sinh hoạt của lãnh chúa
- HS đọc SGK trả lời câu hỏi.
- GV nhận xét, bổ sung và trình bày
phân tích:

+ Mỗi lãnh địa là một đơn vị chính trị
độc lập, Lãnh chúa được coi là ông vua
con, có quân đội, tòa án, pháp luật
riêng, chế độ thuế khóa riêng, tiền tệ
riêng Lãnh chúa còn có thể buộc nhà
vua ban cho mình quyền miễn trừ
không can thiệp vào lãnh địa của mình.

+ Mỗi lãnh địa là một đơn vị chính trị
độc lập, Lãnh chúa được coi là ông vua
con, có quân đội, tòa án, pháp luật
riêng, chế độ thuế khóa riêng, tiền tệ
riêng
+ Mỗi lãnh địa như một pháo đài kiên
cố, bất khả xâm phạm, có quân đội bảo
vệ.

- HS đọc đoạn chữ nhỏ trong SGK để
thấy được mặc dù đóng kín nhưng ít
nhiều các lãnh địa có mối quan hệ với
nhau và mối quan hệ phong kiến bồi
thần.

Hoạt động 2: Cá nhân

- GV nêu câu hỏi: Đời sống của các
lãnh chúa phong kiến như thế nào?

- HS trả lời câu hỏi.
- GV nhận xét và chốt ý: - Đời sống lãnh chúa:

+ Lãnh chúa có cuộc sống nhàn rỗi, xa
hoa, sung sướng, thời bình chỉ luỵên
tập cung kiếm, cưỡi ngựa, dạ hội, tiệc
tùng.
+ Lãnh chúa có cuộc sống nhàn rỗi, xa
hoa, sung sướng, thời bình chỉ luỵên
tập cung kiếm, cưỡi ngựa, dạ hội, tiệc
tùng.
+ Đối với nông nô bóc lột nặng nề và
đối xử hết sức tàn nhẫn.
+ Đối với nông nô bóc lột nặng nề và
đối xử hết sức tàn nhẫn.
Hoạt động: Cá nhân và cả lớp
- GV nêu câu hỏi: Hãy cho biết đời
sống của nông nô trong các lãnh địa?
3. Đời sống của nông nô và cuộc đấu
tranh chống lãnh chúa phong kiến
- HS đọc SGK tìm ý trả lời.
- GV nhận xét và chốt ý:
+ Nông nô là người sản xuất chính
trong các lãnh địa. Họ bị gắn chặt và lệ
thuộc vào lãnh chúa. Bỏ trốn sẽ bị
trừng phạt rất nặng. Họ nhận ruộng đất
về cày cấy và phải nộp tô nặng, ngoài
ra họ còn phải nộp nhiều thứ thuế
khác. Song họ vẫn được tự do trong
sản xuất, có gia đình riêng, có nông cụ
- Đời sống nông nô:
+ Nông nô là người sản xuất chính
trong các lãnh địa. Họ bị gắn chặt và lệ

thuộc vào lãnh chúa, nhận ruộng đất về
cày cấy và phải nộp nhiều thứ thuế
khác.
+ Song họ vẫn được tự do trong sản
xuất, có gia đình riêng, có nông cụ và
và gia súc. gia súc.

+ Trong sản xuất họ biết dùng phân
bón, gieo trồng theo thời vụ, mọi thứ
dùng trong lãnh địa đều do nông nô tự
sản xuất ra, ít có sự trao đổi buôn bán
với bên ngoài.

- GV trình bày: Đời sống của nông nô
khổ cực, lại bị lãnh chúa đánh đập vì
vậy họ vùng dậy đấu tranh chống lại
lãnh chúa.

- GV hỏi: Nêu hình thức đấu tranh của
nông nô?

- HS đọc SGK trả lời câu hỏi. - Các cuộc đấu tranh của nông nô:
- GV nhận xét và chốt ý: Hình thức
đấu tranh của nông nô là đốt cháy kho
tàng, bỏ trốn vào rừng, khởi nghĩa,
điển hình là khởi nghĩa Giắc-cơ-ri ở
Pháp (1358), Oát Tay-lơ ở Anh năm
1381, song cuối cùng đều thất bại.
+ Do đời sống của nông nô khổ cực, lại
bị lãnh chúa đánh đập vì vậy họ vùng

dậy đấu tranh chống lại lãnh chúa.
+ Hình thức: Đốt cháy kho tàng, bỏ
trốn vào rừng, khởi nghĩa, như khởi
nghĩa Giắc-cơ-ri ở Pháp (1358), Oát
Tay-lơ ở Anh năm 1381

4. Sơ kết bài học
- GV kiểm tra hoạt động nhận thức của HS với việc yêu cầu giải thích
khái niệm thế nào là lãnh địa? Các giai cấp trong xã hội phong kiến Tây Âu
và địa vị của từng giai cấp trong xã hội.
5. Dặn dò, ra bài tập về nhà
- Học bài cũ, đọc trước bài mới và trả lời câu hỏi trong SGK.
- Bài tập: Lập bảng so sánh sự giống và khác nhau giữa chế độ phong
kiến phương Đông và Tây Âu.

×