Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

Giáo án Vật lý lớp 9 - MẮT potx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (163.12 KB, 5 trang )


MẮT
I – MỤC TIÊU BÀI DẠY:
1.Nêu và chỉ ra được trên hình vẽ (hay trên mô hình) hai bộ phận quan trọng nhất
của mắt là thể thuỷ tinh và màng lưới.
2.Nêu được chức năng của thể thuỷ tinh và màng lưới, so sánh được chúng với các
bộ phận tương ứng của máy ảnh.
3.Trình bày được khái niệm sơ lược về điều tiết, điểm cực cận và điểm cực viễn.
4.Biết cách thử mắt.

II – CHUẨN BỊ
Đối với cả lớp:
1 tranh vẽ con mắt bổ dọc.
1 mô hình con mắt.
1 bảng thử thị lực của y tế (nếu có).

III – TIẾN TRÌNH TIẾT DẠY:
1 - Ổn định lớp: (1 phút)
2 - Kiểm tra bài cũ: ? Nu cấu tạo của máy ảnh ? Nêu đặc điểm của ảnh trên phim
trong máy ảnh ? Vẽ hình ? (5ph)
3 - Giảng bài mới:

HOẠT ĐỘNH CỦA HS HOẠT ĐỘNG CỦA HS KIẾN THỨC


Hoạt động 1: Tìm hiểu
cấu tạo của mắt(5 phút)

Tên hai bộ phận quan
trọng nhất của mắt là gì?
Bộ phận nào của mắt là


một thấu kính hội tụ?
Tiêu cự của nó có thể thay đổi
được không? Bằng cách nào?


Ảnh của vật mà mắt nhìn
thấy hiện ở đâu?
Yêu cầu một, hai HS trả
lời từng câu hỏi nêu trong C1.







Từng HS đọc
mục 1, phần I SGK về
cấu tạo của mắt và trả
lời các câu hỏi của GV.




So sánh về cấu tạo của
mắt và máy ảnh.
Từng HS làm C1 và
trình bày câu trả lời
trước lớp khi GV yêu
cầu.





I.CẤU TẠO CỦA MẮT
1.Cấu tạo
Hai bộ phận quan trọng
nhất của mắt là thể thuỷ tinh
và màng lưới.

thể thuỷ tinh của mắt là một
thấu kính hội tụ có thể thay
đổi tiêu cự bằng cách phồng
lên hay xẹp xuống
Màng lưới nằm ở đáy mắt,
ảnh hiện lên trên màng lưới

2.So sánh mắt và máy ảnh
Thể thuỷ tinh đóng vai
trò như vật kính trong máy
ảnh, còn màng lưới như phim.
Ảnh của vật mà ta nhìn hiện
trên màng lưới.




Hoạt động 2: Tìm hiểu sự
điều tiết của mắt(18 phút)


Đề nghị một vài HS trả lời
câu hỏi sau:
Mắt phải thực hiện quá
trình gì thì mới nhìn rõ các vật?
Trong quá trình này có sự
thay đổi gì ở thể thuỷ tinh?

Hướng dẫn HS dựng ảnh
Đề nghị HS căn cứ vào tia
qua quang tâm để rút ra nhận xét
về kích thước của ảnh trên màng
lưới khi mắt nhìn cùng một vật ở
gần và ở xa mắt.



Từng HS đọc phần II
SGK.
Từng HS làm C2:







Từ đó rút ra nhận xét về
kích thước của ảnh trên
màng lưới và tiêu cự
của thể thuỷ tinh trong

hai trường hợp khi vật ở
gần và khi vật đó ở xa.




II.SỰ ĐIỀU TIẾT
Trong quá trình điều
tiết thì thể thuỷ tinh bị co
giãn, phồng lên hoặc dẹp
xuống, để cho ảnh hiện trên
màng lưới rõ nét.












Hoạt động 3: Tìm hiẻu về
điểm cực cận và điểm cực
viễn.(10 phút)
Điểm cực viễn là điểm
nào?
Điểm cực viễn của mắt tốt

nằm ở đâu?
Mắt có trạng thái như thế
nào khi nhìn một vật ở điểm cực
viễn?
Khoảng cách từ mắt đến
điểm cực viễn được gọi là gì?
Điểm cực cận là điểm
nào?
Mắt có trạng thái như thế
nào khi nhìn một vật ở điểm cực
cận?
Khoảng cách từ mắt đến
điểm cực cận được gọi là gì?




Đọc hiểu thông
tin về điểm cực viễ
n,
điểm cực cận,
trả lời các câu hỏi
của GV và làm C3 C4.
















III.ĐIỂM CỰC CẬN
VÀ ĐIỂM CỰC VIỄN
Điểm xa mắt nhất ta có
thể nhìn rõ được khi không
điều tiết gọi là điểm cực viễn.
Điểm gần mắt nhất mà
ta có thể nhìn rõ được gọi là
điểm cực cận.










Hoạt động 4: Vận dụng(5
phút)
Hướng dẫn HS giải C5 C6



4 – Dặn dò học sinh
chuẩn bị cho tiết học tiếp theo:
(1 phút)
Đọc kĩ các bài tập vận dụng.
Đọc mục có thể em chưa biết.
Làm thuộc phần ghi nhớ, khi học
bài cần xem lại các thí nghiệm
và liên hệ với thực tế.bài tập 48.1
– 48.4 trong sách bài tập.


Từng HS làm C5.C6







IV.VẬN DỤNG
C5 :
/
/
800.2
0.8
2000
d
h cm
d

  
C6 : Cv :f dài
Cc f ngắn

×