ĐIỆN TỪ TRƯỜNG
I / MỤC TIÊU :
Hiểu được mối liên hệ giữa từ trường biến thiên và điện trường xoáy :
Từ trường biến thiên làm xuất hiện điện trường xoáy; hiểu khái niệm
điện trường xoáy.
Hiểu được mối liên hệ giữa điện trường biến thiên và từ trường : điện
trường biến thiên theo thời gian làm xuất hiện từ trường.
Hiểu khái niệm điện từ trường, sự tồn tại không thể tách rời giữa điện
trường và từ trường.
II / CHUẨN BỊ :
GV nhắc HS ôn lại các kiến thức đã học ở lớp 11 về điện trường (tĩnh)
và từ trường, đường sức điện và đường sức từ, hiện tượng cảm ứng điện từ.
III / GỢI Ý VỀ TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC :
Hoạt động của học sinh Hoạt động của giáo viên
Hoạt động 1 :
HS : Quan sát kim điện kế
HS : Kim điện kế lệch đi.
HS : Vòng dây dẫn có tác dụng cho
ta thấy hiện tượng cảm ứng điện từ.
GV : GV làm thí nghiệm hình 32.1
GV : Kim điện kế lúc này ra sao ?
GV : Trong thí nghiệm hiện tượng
cảm ứng điện từ vòng dây dẫn có vai
HS : Trong vùng không gian có từ
trường biến thiên theo thời gian đã
xuất hiện một điện trường.
HS : Điện trường này có các đường
sức là những đường cong khép kín.
HS : Nêu định nghĩa điện trường
xoáy ?
HS : Khi ta đặt một dây dẫn vào
trong vùng không gian đó, như ở thí
nghiệm trên, thì chính điện trường
xoáy này đã buộc các điện tích tự do
trong dây dẫn kín phải chuyển động.
Đó chính là nguyên nhân làm xuất
hiện dòng điện trong dây dẫn kín, mà
ta đã quan sát thấy.
HS : Dây dẫn đặt trong vùng không
gian có từ trường biến thiên có tác
dụng làm cho ta thấy rõ được sự tồn
tại của điện trường xoáy trong không
gian mà thôi.
trò gì ?
GV : Bản chất của hiện tượng này là
gì ?
GV : Điện trường xuất hiện ở thí
nghiệm này khác điện trường tĩnh ở
đặc điểm gì ?
GV : Điện trường xoáy là gì ?
GV : Hãy giải thích vì sao xuất hiện
dòng điện trong mạch lúc này ?
GV : Dây dẫn đặt trong vùng không
gian có từ trường biến thiên có tác
dụng gì ?
HS : Từ trường biến thiên theo thời
gian làm xuất hiện điện trường xoáy.
HS : Tự vẽ hình chiều của B và E ở
32.2
Hoạt động 2 :
HS : Điện trường biến thiên theo
thời gian sẽ làm xuất hiện từ trường
xoáy.
HS : Có các đường sức từ bao quanh
các đường sức của điện trường.
HS : Xem hình 32.3
HS : Nêu định nghĩa dòng diện dịch.
Hoạt động 3 :
HS : Nêu mối quan hệ ở trang 143.
HS : Càng lớn.
HS : Càng lớn.
GV : Nêu giả thuyết 1 của Maxwell
?
GV : Hướng dẫn học sinh vẽ hình
32.2
GV : Điện trường biến thiên theo
thời gian có làm xuất hiện từ trường
xoáy không ?
GV : Từ trường này có đặc điểm gì ?
GV : Khi tụ điện phóng điện thì điện
trường giữa hai bản của tụ điện như
thế nào ?
GV : Thế nào là dòng điện dịch ?
GV : Điện trường và từ trường có
mối quan hệ mật thiết với nhau như
thế nào ?
HS : Vì thể có từ trường biến thiên ,
mà ở không gian xung quanh nó
không xuất hiện điện trường. Ngược
lại, điện trường biến thiên không thể
tồn tại tách rời với từ trường.
HS : Nêu định nghĩa điện từ trường.
GV : Từ trường biến thiên càng
nhanh thì cường độ điện trường xoáy
như thế nào ?
GV : Điện trường biến thiên càng
nhanh thì cảm ứng từ như thế nào ?
GV : Tại sao điện trường và từ
trường không thể tồn tại riêng biệt
độc lập với nhau ?
GV : Điện từ trường là gì ?
IV / NỘI DUNG :
1. Liên hệ giữa điện trường biến thiên và từ trường biến thiên.
a. Từ trường biến thiên làm xuất hiện điện trường xoáy
Trong vùng không gian có từ trường biến thiên theo thời gian thì làm
xuất hiện điện trường xoáy (đường sức của điện trường xoáy là các đường
cong khép kín).
b. Điện trường biến thiên làm xuất hiện từ trường xoáy :
Trong vùng không gian có điện trường biến thiên theo thời gian thì
làm xuất hiện từ trường xoáy (Có các đường sức từ bao quanh các đường
sức của điện trường).
2. Điện từ trường :
Nội dung thuyết Mác-xoen về điện từ trường :
Mỗi biến thiên theo thời gian của từ trường đều sinh ra trong không
gian xung quanh một điện trường xoáy biến thiên theo thời gian, và
ngược lại, mỗi biến thiên theo thời gian của điện trường cũng sinh ra
một từ trường biến thiên theo thời gian trong không gian xung quanh.
Từ trường và điện trường không tồn tại riêng biệt, đối lập đối với
nhau, chúng đồng thời tồn tại trong không gian, liên quan mật thiết
với nhau và là hai thành phần của một trường thống nhất gọi là điện từ
trường.
V / CỦNG CỐ VÀ DẶN DÒ :
Trả lời câu hỏi 1, 2, 3
Xem bài 33