ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
Trường Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn
- - - - - -
Bài tiểu luận cuối kỳ
CÔNG TÁC XÃ HỘI VỚI NGƯỜI KHUYẾT TẬT
Anh/chị hãy vận dụng những kiến thức, kỹ năng công tác xã hội nói chung
và công tác xã hội với người khuyết tật nói riêng trong can thiệp,
trợ giúp một người khuyết tật cụ thể
Giảng viên: PGS. TS. Nguyễn Thị Thu Hà
STT : 43
Học viên: Nguyễn Thị nhung
Khoa: Công tác xã hội
Hà Nội, 2014
Mục lục
Trang
Mở đầu………………………… 3
Nội dung………… 4
1: Tiếp cận, thu thập thông tin, Phân tích Trường hợp và Đánh
giá……………………………………………………………
4
2: Xây dựng kế hoạch trợ giúp……………… 12
3: Lựa chon dịch vụ và giới thiệu………………… 18
4: Chuẩn bị kế hoạch về dịch vụ được giới thiệu…………… 19
5: Theo dõi, hỗ trợ Người khuyết tật khi chuyển gửi…… 20
6: Duy trì mối quan hệ với cơ sở cung cấp dịch vụ………… 21
Kết luận……………………………………………………. 21
Tài liệu tham khảo…………………………………………… 22
2
MỞ ĐẦU
Người khuyết tật thuộc nhóm yếu thế do sự khiếm khuyết cơ thể, các
chức năng xã hội của họ có thể bị suy giảm. Vì vậy, Người làm Công tác xã
hội có thể giúp họ tiếp cận được các nguồn lực bên ngoài, phát huy nguồn
lực bên trong để họ trở nên mạnh mẽ hơn, có khả năng sống độc lập và tham
gia vào các hoạt động lao động, học tập như những người bình thường.
Công tác xã hội trong trợ giúp người khuyết tật chính là đánh giá nhu
cầu về khía cạnh xã hội của đối tượng; đồng thời đóng vai trò là người quản
lý trường hợp, hỗ trợ người khuyết tật tiếp cận những dịch vụ phù hợp và
duy trì tiếp cận một loạt các dịch vụ phối hợp tốt nhất. Trong trường hợp cần
thiết, nhân viên công tác xã hội cũng cung cấp hỗ trợ tâm lý cho người
khuyết tật và gia đình của họ. Như vậy, bằng những kiến thức, kỹ năng và
phương pháp, nhân viên công tác xã hội đã trợ giúp cá nhân, gia đình và
cộng đồng người khuyết tật, phục hồi các chức năng xã hội mà họ bị suy
giảm.
Có nhiều dạng khuyết tật khác nhau và mức độ khác nhau, trong đó
khuyết tật vận động là một điển hình. Bằng cách vận dụng kiến thức CTXH
nói chung và CTXH với người Khuyết tật nói riêng Tôi sẽ tiến hành can
thiệp, trợ giúp cho một Trường hợp Người Khuyết tật vận động. Với trường
hợp này thì Nhân viên vừa đóng vai trò là người quản lý trường hợp, hỗ trợ
người khuyết tật tiếp cận những dịch vụ phù hợp, đồng thời Nhân viên công
tác xã hội cũng cung cấp hỗ trợ tâm lý cho người khuyết tật và gia đình của
họ.
3
NỘI DUNG
Trường hợp:
Thân chủ là: Hoàng Minh H, 16 tuổi bị khuyết tật vận động.
Thân chủ sinh ra trong một gia đình nông thôn nghèo: Xã Bình Khê -
Đông Triều - Quảng Ninh
Mẹ mất sớm, hiện nay gia đình thân chủ gồm có 4 người: Bố, anh trai,
chị gái và thân chủ. Bố H hồi trước có đi bộ đội, bị ảnh hưởng chất độc da
cam nên bây giờ thỉnh thoảng về Bố có bị ảnh hưởng thần kinh. Những lúc
không bình thường Ông thường đánh đập H, và đuổi H đi. Anh trai và chị
gái đều yêu thương H, họ đều đã lập gia đình, ở xa và hoàn cảnh cũng không
được dư giả gì. Bản thân H đã rất mặc cảm, tự ti về bản thân vì bạn bè trên
lớp chê cười khi bị khuyết tật vận động nên H đã bỏ học từ năm lớp 9. lại
cộng thêm người bố không được khỏe mạnh, hay đánh đập e, đuổi e đi,dù
biết là thực ra bố rất thương mình nhưng trong hoàn cảnh đang tự ti về bản
thân như vậy, về nhà bị bố đánh nên H đã nghĩ không thông và bỏ nhà sang
nhà anh trai 2 tuần( cách nhà H 30km). Bản thân e là người khuyết tật vận
động nhưng cũng chưa được hưởng sự rợ giúp của các dịch vụ xã hội dành
cho người khuyết tật. Bây giờ H rất muốn được đi làm để kiếm tiền phụ giúp
cho gia đình vì H bị Bố chửi là đứa vô dụng nhưng H lại không biết phải làm
gì và sợ rằng không có chỗ nào nhận người như mình vào làm việc.
1. Tiếp cận, thu thập thông tin, Phân tích Trường hợp và Đánh
giá
Bước tiếp cận thân chủ là bước vô cùng quan trọng và là bước can
thiệp đầu tiên trong tiến trình can thiệp. Tiếp cận tốt, nhân viên sẽ dễ dàng
thực hiện trong các bước tiếp theo.
4
Nhân viên tiếp xúc thân chủ trong vai trò là người bạn, với mục đích
là tạo mối quan hệ với thân chủ, tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình trợ
giúp thân chủ.
Mục tiêu trước mắt của nhân viên khi tiếp xúc thân chủ là: Nói chuyện
được với em. Để nói chuyện được với em nhân viên không những sử dụng
nhiều kỹ năng mà phải vận dụng các kỹ năng đó phù hợp và khéo léo. Điều
này rất quan trọng vì: ban đầu tiếp xúc với người khuyết tật bị bạo lực gia
đình rất khó khăn, nhân viên phải khéo léo để có thể nói chuyện với tư cách
là một người bạn. Vì vậy, trong buổi đầu tiếp xúc, nhân viên đã sử dụng một
số kỹ năng nghề nghiệp để thân chủ tin tưởng và đồng ý nói chuyện như: kỹ
năng giao tiếp không lời (ánh mắt, nét mặt, cử chỉ, giọng nói…), kỹ năng hỏi
và đặt câu hỏi, kỹ năng thấu cảm…ngoài ra nhân viên còn tạo ra bầu không
khí thân mật cởi mở, thoải mái để lấy được sự tin tưởng của thân chủ
Sau khi tạo được sự tin cậy của thân chủ thì tiến hành bước thu thập
thông tin, phương pháp sử dụng chủ yếu trong phần này là phỏng vấn sâu.
Để có thể khai thác được những vấn đề cụ thể của thân chủ, nhân viên
CTXH tiến hành thu thập thông tin trong 3 buổi. Các thông tin về:
- Hoàn cảnh, điều kiện sống của thân chủ cũng như những thông tin
về tình hình học tập, tâm lý.
- Mối quan hệ giữa thân chủ và gia đình, về nhận thức của thân chủ.
- Nguyên nhân dẫn đến thân chủ bị bạo lực gia đình.
- Mong muốn nguyện vọng của thân chủ.
1.1. Hoàn cảnh và điều kiện sống của thân chủ
* Hoàn cảnh gia đình thân chủ
Để hiểu và thu thập thông tin về hoàn cảnh gia đình thân chủ việc tiếp
cận thân chủ và đưa ra những câu hỏi phải phù hợp với tâm trạng thân chủ là
yếu tố cần thiết. Hiểu được điều đó không chỉ nhân viên hiểu được hoàn
5
cảnh hiện tại của gia đình thân chủ mà còn giúp thân chủ có sự tự tin hơn khi
chia sẻ với nhân viên. Nhưng vì thân chủ là người khuyết tật vận động đang
trong tình trạng bị bạo lực gia đình nên khi nhân viên CTXH hỏi thì em cố
lảng tránh, nhân viên CTXH đã tìm cách tiếp cận thân chủ một cách khéo
léo với thái độ cởi mở để tạo lòng tin của thân chủ và bước đầu thu thập
được thông tin về gia đình em: Hiện tại gia đình em có 4 người: bố, anh, chị
và H, mẹ H mất lúc em 10 tuổi. Gia đình H làm ruộng, nghèo, tình trạng sức
khỏe của bố thân chủ hiện không được tốt. Anh trai lấy vợ cũng làm ruộng,
chị gái H thì đi làm Ôsin ở Hà Nội. Vì bị khuyết tật ở chân, hơi khó khăn
trong việc đi lại nên H chỉ giúp gia đình được những việc nhẹ, việc nặng thì
H không làm được.
* Điều kiện sống của thân chủ
Kinh tế gia đình rất eo hẹp, không có điều kiện không chăm lo đầy đủ
cho thân chủ về việc học hành và đồ sinh hoạt, ăn uống, quần áo. Ngoài tiền
phụ thêm của 2 anh chị là 300.000đ/tháng cho 2 bố con và tiền trợ cấp của
bố thì 2 bố con chỉ trông vào đồng ruộng và mấy cây vải trong nhà.
* Tình hình học tập của thân chủ
Em đã bỏ học
* Tâm lý thân chủ
Từ việc quan sát những biểu hiện bên ngoài, nhân viên quan sát biểu
hiện bên tâm lý bên trong của thân chủ khi thân chủ đối diện với hoàn cảnh
của mình. Nhân viên tiếp xúc, trò chuyện với thân chủ không những hiểu
được vấn đề của thân chủ mà còn hiểu rõ tâm lý của một người khuyết tật
vận động bị bạo lực gia đình luôn có tâm trạng khủng hoảng, lo sợ, dè dặt và
thiếu tự tin trong giao tiếp: Em có nhiều biểu hiện về tâm lý dễ nhận thấy
như:
6
- Em tỏ ra lảng tránh khi nhân viên vừa đến tiếp xúc.
- Em buồn và khóc khi kể về hoàn cảnh của mình.
- Em sợ khi nói về bố, hay bảo em về nhà.
- Em có rất ít bạn bè.
1.2. Mối quan hệ giữa thân chủ và gia đình
Vì trong gia đình thân chủ, ngoài bố thì thân chủ còn có một anh trai
và một chị gái. Thông qua 2 buổi trò chuyện và biết được tình hình thân chủ,
nhân viên đã tìm hiểu được mối quan hệ giữa thân chủ và gia đình như sau:
Giữa thân chủ và anh chị thì mối quan hệ rất tốt, nhưng giữa em và bố đang
xảy ra mâu thuẫn khá lớn và mâu thuẫn này ảnh hưởng khá lớn đến tâm lý
của H. H được nhận tình cảm từ anh trai rất nhiều. Quan hệ của H và chị gái
cũng khá tốt. Đây được coi là điểm mạnh của thân chủ mà nhân viên không
thể bỏ qua khi vận dụng trong quá trình trị liệu cho thân chủ. Dưới đây là nội
dung của cuộc trò chuyện của Nhân viên với thân chủ về bố mình:
Thân chủ: Bố hay đánh và chửi em nên em không muốn về nhà.
NVCTXH: Em và bố xảy ra mâu thuẫn này lâu chưa?Chắc là bố có
lý do gì đó mẹ nên mới như vậy đúng không?
Thân chủ: Em cũng không biết nữa, hình như càng ngày bố càng
khó chịu với em. Bố còn nói em là người vô tích sự không làm được trò
trống gì
NVCTXH: Sao lại là hình như? em có thể nói rõ hơn cho chị biết
được không?
Thân chủ: Vì trước đây bố không như thế với e, bố rất thương e,
chỉ gần đây bố mới như thế. Em biết bố bị ảnh hưởng thần kinh bởi chất đọc
da cam nên không nói gì, cứ để cho bố chửi xong thì thôi…nhưng gần đây
bố lại hay đánh e, nhiều lúc em cũng buồn, giận bố lắm ạ.
7
Nhưng “Dù bố có phần không tốt với em nhưng em cũng không bao
giờ hận bố. Em vẫn muốn làm gì đó để giúp bố đỡ vất vả”…
1.3. Nguyên nhân tình trạng thân chủ bị bạo lực gia đình
Là một cơ sở quan trọng để nhân viên căn cứ giải quyết vấn đề và trị
liệu với cách thức can thiệp phù hợp.Nhân viên đã sử dụng kỹ năng vấn đàm
cũng như kỹ năng thấu cảm để thu thập những thông tin đó Từ đó thân chủ
đã tự tin chia sẻ những thông tin cho nhân viên :
“ Bố đã từng mắng e là: con người ta lành lặn học còn chưa ăn ai
nữa là, mày có giỏi thì đi kiếm tiền đi, đúng là đồ vô tích sự ”.
“Nhiều lúc em đang ở nhà, bố đi làm về nhọc rồi bực dọc tự nhiên
chửi em, đánh em nhưng e biết đó là do bố không được bình thường nên
mới thế, vì gia đình khó khăn, chữa bệnh tốn kém nên bố lại càng thêm bực
dọc. Em cũng biết là bố nghe người ngoài nói nên càng cảm thấy em là
gánh nặng cho Ông”…
Theo như H nói thì Nhân viên nhận thấy nguyên nhân mà bố đánh
đập, chửi H là do các tác nhân bên ngoài chứ không phải do bản thân con
người ông: Hàng xóm nói ra nói vào, kì thị của xã hội, bệnh thần kinh của
ông không ổn định.
1.4. Mong muốn nguyện vọng của thân chủ
Đánh giá nhu cầu nguyện vọng của thân chủ dựa vào mô hình bậc
thang nhu cầu của MasLow:
- Về nhu cầu được yêu thương: Tình cảm gia đình và mọi người trong
xã hội: Đây là nhu cầu mà thân chủ đang thiếu hụt, H luôn cần sự yêu
thương của gia đình, đặc biệt là sự yêu thương từ chính người bố. Hiện tại,
tình yêu giữa bố và H chưa sâu sắc, chưa có sự gần gũi thực sự, còn xảy ra
những hiểu lầm. Trong quá trình làm việc với thân chủ, nhân viên thường
8
xuyên được nghe thân chủ tâm sự, chia sẻ ước muốn có được sự quan tâm,
thương yêu và che chở của cha mẹ: “Em chỉ muốn bố thương em thôi chị
ạ!”
- Nhu cầu an toàn: Em bị bố đánh nhiều, có lúc gãy cả tay nên nhu cầu
này của em cũng chưa được đáp ứng.
- Nhu cầu tình cảm xã hội: Nhu cầu đón nhận tình cảm xã hội của
thân chủ còn thiếu thốn ở khía cạnh là chưa có nhiều sự giao lưu với các tổ
chức tình nguyện, đoàn hội của địa phương nói riêng và xã hội nói chung.
Do sự kỳ thị, hiểu lầm, xa lánh của một số học sinh và các bạn khác nên thân
chủ bị rào cản trong việc hòa nhập xã hội (Em đã bỏ học một phần do sự kỳ
thị, nhìn ngó, chê cười của các bạn). Nếu có các hoạt động này sẽ làm tăng
sự tự tin của thân chủ, khiến em cảm thấy được yêu thương và thừa nhận
như là một thành viên xã hội thực thụ.
- Nhu cầu được tôn trọng: Qua tiếp xúc trực tiếp với thân chủ, nhân
viên nhận thấy đây nhu cầu rất quan trọng của thân chủ nhưng nhu cầu này
thân chủ lại bị thiếu hụt. H không hề được tôn trọng, H bị bố đánh đập, bị
bạn bè cười chê. “ Bố luôn đánh, chửi, đuổi em đi. Em chỉ mong bố lại
thương e như trước kia chị ạ.”
- Nhu cầu được hoàn thiện mình: Đây chính là nhu cầu mà nhân viên
mong muốn đáp ứng cho thân chủ. Thân chủ cần được trang bị những kỹ
năng sống: kỹ năng chia sẻ, kỹ năng giao tiếp và kỹ năng nghị lực vượt qua
hoàn cảnh khó khăn của mình. “ Nếu được bố yêu thương hơn e sẽ cố gắng
học tập, tìm kiếm công việc phù hợp để làm cho cuộc sống của bố con em tốt
hơn”.
Như vậy, nhìn chung nhu cầu các nhu cầu của H chưa được đáp ứng,
đặc biệt là nhu cầu về tình yêu thương.
9
Một trong các công cụ đánh giá thân chủ đó là biểu đồ sinh thái, và
đối với trường hợp của H cũng rất cần thiết
Ghi chú :
Quan hệ hai chiều :
Không quan hệ :
Quan hệ một chiều :
Quan hệ xa cách :
Thân
chủ
H
Bố H
Anh
chị
Trườn
g học
Cơ
quan
pháp
luật
Hàng
xóm
Dịch
vụ hỗ
trợ
Bạn
bè
Nhân
viên
CTXH
10
Sau khi tiến hành tiếp cận thân chủ, thu thập thông tin và phân tích,
đánh giá thì nhân viên cùng thân chủ xác định vấn đề đang gặp phải và cần
được can thiệp như sau:
Thứ nhất: Thân chủ mặc cảm tự ti về sự khuyết tật của bản thân mình
nhiều khi bi quan chán nản.
“ Em bị tật ở chân thế này đi lại khó khăn lại bị bạn bè nhìn ngó,
chê cười nên em chán không muốn đi học, e đã bỏ học rồi chị ạ ”
Thứ hai: Thân chủ là người khuyết tật vận động, bị ảnh hưởng không
những về mặt tâm lý, tinh thần mà cả mặt thể xác do bạo lực gia đình.
“ Bố em đang bị ảnh hưởng chất độc da cam, Bệnh của bố em ngày
càng nặng chị ạ, nhà em lại khó khăn nên chưa có điều kiện đi khám nhiều,
mà bố cũng đi chữa một số nơi rồi nhưng không thấy đỡ… Bây giờ em chỉ
mong có được một số các dịch vụ hỗ trợ để giảm bớt những khó khăn cho
em và bố…”
Thứ ba: Gia đình thân chủ hoàn cảnh khó khăn, mẹ mất, bố ốm yếu,
bệnh tật, bản thân lại bị khuyết tật vận động nhưng chưa nhận được sự hỗ
trợ từ cộng đồng, nhà nước.
“ … Đã có lần Bố đánh em nặng chị ạ! Có lúc em bị chảy máu, xước
chân tay, ngoài da là chuyện bình thường, nhưng lần gần đây em phải đi
bệnh viện để băng bó tay do bố lấy gậy đánh làm em gãy tay, có khi bố còn
dúi đầu em xuống vừa chủi vừa đánh làm em suýt ngất…”
Thứ tư: H muốn đi làm để phụ giúp cho gia đình nhưng lại không biết
phải làm gì vì bản thân chưa có chuyên môn cũng như tay nghề gì, và e còn
lo lắng rằng không có nơi nào chịu nhận người khuyết tật vận động như e.
11
Như vậy là các vấn đề của thân chủ đã được xác định rõ. Muốn có
một kế hoạch phù hợp, đúng đắn thì không thể thiếu bước đánh giá về những
điểm mạnh và điểm yếu của thân chủ:
Điểm mạnh Điểm yếu
- H là đối tượng sẽ được hưởng các
chính sách ưu đãi xã hội, trợ cấp
hàng tháng, thẻ bảo hiểm y tế…
- Trong gia đình H vẫn được anh và
chị thương yêu.
- H vẫn còn tình cảm với bố, thương
bố, và là người con hiếu thảo…
- H là người biết chia sẻ và có ước
mơ.
- H hiểu được hoàn cảnh của mình,
bản thân em là một người có nghị
lực.
-Gia đình H khó khăn, em hay bị bố
đánh mắng.
- H bị chấn thương tâm lý, thể xác,
em buồn chán, mặc cảm, tự ti, ít giao
tiếp với bạn bè.
- Mọi người trong cộng đồng có thái
độ kỳ thị và xa lánh em.
- Anh trai, chị gái H thương H nhưng
cũng không có điều kiện để chăm lo
cho H và bố( đã có gia đình, hoàn
cảnh khó khăn, ở xa)
Sau khi thực hiện đánh giá, nắm được đầy đủ các thông tin về thân
chủ thì Nhân viên sẽ tiến hành xây dựng kế hoạc trợ giúp
2. Xây dựng kế hoạch trợ giúp
Lập kế hoạch trợ giúp là bước vô cùng quan trọng của nhân viên , đây
là yếu tố trực tiếp quyết định sự thành công trong công tác trị liệu cho thân
chủ. Nhân viên cùng thân chủ lập kế hoạch trợ giúp lấy thân chủ làm trung
tâm. Mục đích của việc lập kế hoạch trước hết là để thân chủ tự nhận định
vấn đề của mình, tự thân chủ sẽ đưa ra giải pháp và thực hiện giải pháp dựa
trên sự giúp đỡ của nhân viên.
12
Sau khi tiến hành thảo luận cùng H về những câu hỏi như: Em muốn
làm gì trước? Trong số những điều chúng ta vừa nói đến thì vấn đề nào là
quan trọng nhất đối với em? Những việc nào mà em nghĩ mình có thể làm
trước và làm được? Mục tiêu nào ảnh hưởng nhất tới em? Cần làm những gì
để đạt được mục tiêu này? thì Nhân viên và H đã lập ra một bản kế hoạch
với các mục tiêu cụ thể, lần lượt theo thứ tự như sau: Với trường hợp này thì
Nhân viên sẽ hỗ trợ tâm lý cho người khuyết tật và gia đình trước sau đó hỗ
trợ người khuyết tật tiếp cận những dịch vụ phù hợp.
13
Mục tiêu Hoạt động Người thực hiện Kết quả mong đợi
1. Giải tỏa tâm lý cho
H, giúp H thoát khỏi
tâm trạng lo lắng, sợ
hãi vì bị bố đánh đập.
Đây là mục tiêu quan
trọng đầu tiên vì khi
nói chuyện với H
Nhân viên nhận thấy H
bị lo lắng, sợ hãi khi
nghĩ về việc bị bố
đánh, và với em khi có
được tình thương của
gia đình thì em sẽ cố
gắng phấn đấu, vươn
lên.
- Tiến hành giải tỏa vấn
đề tâm lý cho H, giúp H
và gia đình hàn gắn mối
quan hệ
- tham vấn thông qua
các buổi vãng gia:
+ Nói chuyện với H
+ Nói chuyện với Bố H
+ Nói chuyện với anh
trai H
+ Nói chuyện với bạn
thân của H
( Nội dung của các buổi
nói chuyện được trình
bày phía dưới của bản
kế hoạch trợ giúp)
- Nhân viên
- Thân chủ
- Các thành viên
trong Gia đình
thân chủ: Bố,
Anh trai
- Bạn thân của H
- H dám trở về đối
diện với bố, nói
chuyện cùng bố
xem tại sao lại làm
thế với em?Rằng
bố có còn thương
em không?
- Bố H có thể nhận
thấy những việc
làm không đúng
của mình, và biết
nên làm gì khi con
gái trở về nhà
- Anh trai H hiểu
được tình hình của
2 bố con H và sẽ về
nói chuyện với bố
2. Giúp H xóa bỏ mặc
cảm, tự ti về bản thân
là người khuyết tật.
Làm cho H trở nên vui
vẻ, lạc quan, tin tưởng
hơn vào cuộc sống,
cảm thấy cuộc sống có
ý nghĩa hơn
- Làm cho cộng đồng
nơi H sống hiểu rằng
người khuyết tật cũng
có quyền sống và làm
việc như bao người
khác, không những thế
họ còn được ưu tiên hơn
nên thái độ kì thị của
cộng đồng: Hàng xóm,
bạn học… là không
đúng đắn. Từ đó mọi
người sẽ gần gũi, quan
tâm em
- Đăng kí cho H tham
gia vào các hoạt động
- Nhân viên
- Thân chủ
- Những người
xung quanh H:
Hàng xóm, bạn
bè
- Cán bộ, thành
viên đoàn thanh
niên
H xóa bỏ được mặc
cảm, tự ti, lạc quan
hơn, tin tưởng hơn
vào cuộc sống và
những người xung
quanh
14
Nguồn lực thực hiện vấn đề của H:
- Gia đình:
Đối với em H thì gia đình luôn là nguồn động viên đối với em mà đặc
biệt là Bố, giúp H nhận được tình yêu thương thực sự. Nhân viên tiếp xúc và
tác động với các thành viên này để mọi người đóng góp là nguồn lực tinh
thần chính gúp em thay đổi nhận thức và tâm lý.
- Bạn bè:
Nhân viên tiếp xúc và tìm hiểu thêm về ban bè H, nhất là em P vì P là
người hiểu và chơi thân nhất với H, P cũng là chiếc cầu nối giúp H hàn gắn
lại tình cảm của mình với Bố.
- Các dịch vụ hỗ trợ:
Dịch vụ y tế, phụ cấp kinh tế, …trung tâm dạy nghề cho trẻ khuyết tật
Nội dung các cuộc trò chuyện với thân chủ, bố thân chủ, anh trai
của thân chủ:
NVCTXH: Em và Bố xảy ra mâu thuẫn lâu chưa?
Thân chủ: Mới đây thôi chi ạ, hình như bố không thương em như
trước nữa.
NVCTXH: Sao em lại nói là hình như? em có thể nói rõ cho chị
biết được không?
Thân chủ: Em cũng không biết nữa, ngày trước bố hông như thế
với em đâu ạ. Gần đây bố hay mắng, chửi, đánh đập, lại còn nói em là
người vô tích sự không làm được trò trống gì
NVCTXH: em có nghĩ là những lúc mắng em em có biết bố cũng
buồn và đau khổ lắm không?
Thân chủ: Đúng là lần trước đánh em xong em lại thấy bố khóc.
15
NVCTXH: Vậy em có nghĩ ra một cách nào đó để hàn gắn mối
quan hệ với bố chưa?
Thân chủ: Em đang định tuần này sẽ về tìm cách xin lỗi, em sẽ hỏi
thẳng bố về những điều giữa bố và em cho rõ ràng để bố con tránh khỏi
những mâu thuẫn… không biết có được không nữa
NVCTXH: Chị nghĩ đó cũng là một cách hay đấy, em hãy thử xem
thế nào nhé!)
NVCTXH: Cháu nghe H kể về gia đình và chú rất nhiều, H nói là
rất thương chú nhưng hình như giữa 2 bố con chú gần đây đang xảy ra mâu
thuẫn phải không ạ?
Bố thân chủ: Vâng, nửa tháng trước tôi với con H có xích mích
với nhau nhưng chuyện này xảy ra thường xuyên mà, tôi cũng chán lắm
NVCTXH: Chuyện gì cũng có nguyên nhân và cách giải quyết của
nó ạ! chắc là giữa 2 bố con chú đang có sự hiểu lầm, cháu cũng đã nghe H
nói qua về chuyện này rồi và H cũng đã biết lỗi của mình, H cũng muốn xin
lỗi chú và tìm cách sủa sai. Cháu mong rằng bố con chú sớm hàn gắn để
không ảnh hưởng về mặt tâm lý, tinh thần cho H ạ!
Bố TC: Vâng, tôi biết tôi nên làm thế nào.
NVCTXH: Dạo này tinh thần của H không được tốt lắm anh ạ!
chắc là anh biết chuyện giữa H và bố ?
Anh trai H:: ừh, anh cũng nghe nó nói qua nhưng anh không nghĩ
16
là mọi việc lại trầm trọng như thế
NVCTXH: Vậy anh đã nghĩ ra cách nào đó để giải quyết vấn đề
này chưa?
Anh trai TC: Anh cũng đang định mai sẽ về nói chuyện với bố để
làm hòa cho bố anh và H.(nhà anh H cách nhà H 30km)
3. Lựa chọn dịch vụ và giới thiệu:
Sau khi giúp thân chủ giải quyết những vấn đề cơ bản thì Nhân viên
lựa chon dịch vụ phù hợp với nhu cầu của thân chủ.
Hiện tại thì ở Quảng Ninh cũng như các nơi khác đều có chính sách
hỗ trợ dành cho người khuyết tật: Tiền trợ cấp, bảo hiểm y tế… Trong khi
đó thân chủ lại chưa được hưởng chế độ đó nên Nhân viên sẽ hướng dẫn
thân chủ và gia đình để làm các thủ tục cần thiết để được nhận chế độ.
Bên cạnh đó thì thân chủ còn có nhu cầu tìm kiếm một công việc phù
hợp với bản thân nên Nhân viên sẽ giới thiệu cho Thân chủ đến Trung tâm
Dạy nghề cho Người khuyết tật tỉnh Quảng Ninh đề thân chủ có thể tìm, lựa
chọn được một nghề mà mình thích, phù hợp với sức lao động của mình
Thông tin về trung tâm: Dạy nghề cho người khuyết tật, có rất nhiều
nghề cho thân chủ lựa chọn, một khóa học là 3 tháng, miễn học phí, được hỗ
trợ tiền ăn là 15.000đ/ người/ngày, hỗ trợ chi phí đi lại là
200.000/người/khóa). Đối với đối tượng ở xa sẽ sắp xếp chỗ ở miễn phí. Cán
bộ dạy nghề nhiệt tình, thân thiện.
4. Chuẩn bị kế hoạch về dịch vụ được giới thiệu
17
S
STT Mục tiêu
Hoạt động Thời
gian
Người
liên lạc
Kết quả mong
đợi
1
1
Giúp H nhận
được sự trợ giúp
của xã hội, nhà
nước dành cho
người khuyết tật,
làm cho cuộc
sống bố con H
đỡ vất vả hơn
phần nào
- Đưa thân chủ đi
khám sức khỏe và xin
xác nhận về dạng, mức
độ khuyết tật
- Lập hồ sơ xin trợ cấp
dành cho người khuyết
tật để gửi về cơ quan
có thẩm quyền ( Các
thông tin cá nhân, gia
đình, dạng khuyết tật
và mức độ khuyết
tật…)
Sau khi
thân chủ
giải
quyết
được vấn
đề:
+Bị bạo
lực gia
đình nên
lo lắng,
sợ hãi.
+ Bị bạn
bè chê
cười nên
mặc cảm
tự ti về
bản thân
là người
khuyết
tật
Anh
trai
Thân
chủ
Thân chủ sẽ
nhận được
những trợ cấp
mà đáng lẽ
phải được nhận
từ lâu rồi( Các
chế độ: Tiền
phụ cấp, bảo
hiểm y tế, các
ưu đãi khác…)
18
2
2
Giới thiệu cho H
và gia đình về
trung tâm dạy
nghề cho người
khuyết tật tỉnh
Quảng Ninh để
H có thể theo
học nghề mà H
muốn, phù hợp
với sức lao động
của bản thân
- Nhân viên tìm hiểu
về trung tâm dạy nghề
cho người khuyết tật
Tỉnh Quảng Ninh( Một
khóa học là 3 tháng,
miễn học phí, được hỗ
trợ tiền ăn là 15.000đ/
người/ngày, hỗ trợ chi
phí đi lại là
200.000/người/khóa)
- Liên hệ, giới thiệu
với trung tâm về
trường hợp của H
- Đưa H và gia đình
đến tìm hiểu xem để họ
quyết định có đến đó
Sau khi
đã giúp
thân chủ
giải
quyết hết
các vấn
đề, đây
là mục
tiêu cuối
cùng của
thân chủ
Anh
trai
Thân
chủ
- H sẽ đồng ý
và được nhận
vào học nghề
tại trung tâm
này.
- H sẽ thực
hiện được
nguyện vọng
của mình là có
được một công
việc phù hợp
và kiếm ra tiền
phụ giúp gia
đình
5. Theo dõi, hỗ trợ người khuyết tật khi chuyển gửi
Nhân viên sẽ theo dõi và hỗ trợ cho người khuyết tật sau khi đã giới
thiệu dịch vụ bằng cách đến thăm gia đình thân chủ và hỏi thân chủ về
những câu hỏi để kiểm tra xem thân chủ có tới không, sau đó Nhân viên xác
minh lại với phía Trung tâm dạy nghề cho người khuyết tật.
19
Với trường hợp của H thì kết quả là thân chủ đã tới, đã được gặp
giám đốc trung tâm và cảm thấy cán bộ ở đó rất nhiệt tình, thân chủ đã chọn
học nghành may, cảm thấy khá hài lòng với dịch vụ tại Trung tâm
6. Duy trì quan hệ với cơ sở cung cấp dịch vụ
Nhân viên duy trì mối quan hệ với Trung tâm để cập nhật các thông
tin mới về thân chủ. Bàn bạc với thân chủ để xem phản hồi của thân chủ về
Trung tâm. Nếu dịch vụ ở đó không tốt thì Nhân viên cung cấp thông tin này
để Trung tâm cải thiện dịch vụ. Nếu vẫn không cải thiện được thì sẽ tìm
kiếm cơ sở khác để chuyển gửi thân chủ. Nhân viên phải có trách nhiệm với
thân chủ đến cùng.
KẾT LUẬN
Trẻ em nói chung và trẻ em bị khuyết tật vận động nói riêng đều là
những đối tượng cần được chăm sóc đặc biệt của gia đình, xã hội không chỉ
về mặt vật chất mà điều quan trọng nhất là cần phải quan tâm tới mặt tinh
thần cho các em. Với chính sách ngày một tiến bộ của Đảng và Nhà nước ta,
các trẻ em bị khuyết tật vận động đang ngày càng được quan tâm nhiều hơn.
Hiện nay có nhiều Trung tâm nuôi dưỡng, chăm sóc, dạy học văn hóa, học
nghề, các chính sách hỗ trợ cho cuộc sống và tâm lý …cho các em khuyết tật
vận động nói riêng và khuyết tật nói chung. Nó giúp cho các em có nhiều cơ
hội để hòa nhập, phát triển mọi mặt.
20
Tài liệu tham khảo
1. Lê Chí An, Nhập môn công tác xã hội cá nhân, ĐH Mở
TP Hồ Chí Minh.
2. Giáo trình Công tác xã hội với người khuyết tật. 2014.
Đại học Khoa hoac xã hội và nhân văn- Đại học Quốc gia Hà Nội
3. Trần Văn Kham ”Mô hình công tác xã hội với trẻ khuyết
tật ở Úc: Định hướng về hòa nhập xã hội” , Trường Đại học Khoa học
Xã hội và Nhân văn, Hà Nội (9/2011).
4.
5. wiki/Ng%C6%B0%E1%BB%9Di
_khuy %E1% BA%BFt _t%E1%BA%ADt (trang: người khuyết tật -
Bách khoa toàn thư mở Wikipedia)
6. Tìm hiểu thêm các chính sách pháp luật cho người
khuyết tật qua:
- />nguoi-khuyet-tat-2010-vb108081t10.aspx
21