Tải bản đầy đủ (.pdf) (6 trang)

Bệnh viêm túi thừa đại tràng (Kỳ 2) pptx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (217.44 KB, 6 trang )

Bệnh viêm túi thừa đại tràng
(Kỳ 2)








Chẩn đoán bệnh túi thừa đại tràng
Phần lớn những người có túi thừa đại tràng không có triệu chứng gây khó
chịu và người ta được phát hiện bệnh này vì sự tình cờ khi chụp X-quang bụng
hay soi ruột vì để chẩn đoán một bệnh lý nào khác. Túi thừa đại tràng có thể nhìn
thấy qua phim X-quang hay nội soi đại tràng. Khi viêm túi thừa có xuất hiện một ổ
áp-xe gây đau, siêu âm và CT bụng chậu có thể dò ra các ổ mủ.


Hình chụp X-quang chẩn đoán túi thừa đại tràng (nguồn: webmd.com)
Điều trị bệnh túi thừa đại tràng
Nhiều bệnh nhân có túi thừa đại tràng không có triệu chứng và không cần
phải điều trị. Một chế độ ăn giàu chất xơ để ngừa táo bón và ngăn sự hình thành
các túi thừa đại tràng.

Khi bệnh túi thừa đại tràng gây đau nhẹ
Những bệnh nhân có các triệu chứng như đau bụng, có thể giảm đau bằng
các thuốc chống co thắt như chlordiazepoxide (Librax), dicyclomine (Bentyl),
hyoscyamine (Levsin), atropine, scopolamine, phenobarbital, hyoscayamine
(Donnatal), và diphenoxylate and atropine (Lomotil).

Điều trị viêm túi thừa đại tràng


Khi có những triệu chứng của viêm túi thừa như đau bụng, co cứng, sốt
nhưng biểu hiện nhẹ thì có thể dùng kháng sinh bằng đường uống. Khi cơn đau trở
nên cấp tính, thì cần phải cho ruột nghỉ ngơi bằng cách nhịn ăn vài ngày, sau đó
dùng thức ăn lỏng cho đến khi hết đau hẳn. Khi bệnh nặng hơn, bệnh nhân đau
nhiều, hoặc sốt cao, không thể ăn uống được thì phải được chữa trị trong bệnh
viện để truyền kháng sinh vào tĩnh mạch và nhịn ăn uống vài ngày để theo dõi
diễn tiến và biến chứng của bệnh.

Biến chứng của viêm túi thừa đại tràng
Khi túi thừa bị viêm, có thể đưa đến thủng thành ruột (như hình dưới), mủ
có thể rò vào khoang bụng, gây viêm phúc mạc, áp-xe, tắc ruột, và một đường rò
giữa ruột và đường niệu.

Kh
i nào cần
phẫu
thuật?
Vi
êm túi
thừa đại
tràng
không đáp
ứng với những điều trị y khoa thì phải cần tới sự can thiệp phẫu thuật. Phẫu thuật
có dẫn lưu mủ và cắt bỏ đoạn đại tràng có túi thừa. Phẫu thuật cũng cần thiết đối
với những túi thừa xâm lấn tới bàng quang, gây nhiễm trùng tiểu, xuất hiện hơi khí
khi tiểu tiện, và để điều trị tắc ruột.

Phòng ngừa viêm túi thừa đại tràng
Mỗi khi hình thành, túi thừa thường tồn tại lâu dài. Và không có liệu pháp
điều trị để ngừa biến chứng của bệnh túi thừa. Nhưng chế độ ăn giàu chất xơ làm

tăng thể tích phân và ngừa táo bón có thể giúp ngăn ngừa sự tiến triển của túi thừa
đại tràng đã được thành lập từ trước. Lượng xơ dùng hàng ngày vào khoảng 20
đến 35gm. Không cần thiết phải ăn nhiều xơ hơn vì dùng nhiều thức ăn có xơ quá
có thể sinh chứng đầy hơi và ngăn cản sự hấp thu các chất bổ dưỡng và sinh tố của
thức ăn trong ruột. Chất xơ còn tốt cho người bị bệnh tiểu đường, bệnh cao mỡ
máu và đề phòng ung thư đại trực tràng. Những người hay bị bón có thể dùng chất
xơ chế sẵn như Citrucel hoặc Metamucil độ 4 đến 6mg và uống với nhiều nước sẽ
giúp làm mềm phân, dễ bài xuất và giảm áp lực trong đại tràng.

Phan Huỳnh Tiến Đạt (Y2009B-ĐHYKPNT)
(Dịch từ webmd.com)


×