Tải bản đầy đủ (.pdf) (6 trang)

Đặc điểm nhu động của ruột potx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (147.78 KB, 6 trang )

Đặc điểm nhu động của ruột
1-Ruột non
Vai trò : ruột non co bóp để nhào trộn dưỡng trấp với dịch tiêu hóa và dịch
mật và đẩy dưỡng trấp xuống ruột già"
Tá tràng co bóp với nhịp điệu nhanh 10-15 phút sau thức ăn đã tới ruột
đầu. Càng xuống dưới co bóp càng chậm, 2h 30 phút đến 6h sau thức ăn sẽ đến
manh tràng.


Có 5 hình thức vận động của ruột:
+ Co thắt từng phần: chủ yếu do lớp cơ vòng, từng đoạn ruột co thắt, làm
cho tiết diện ruột thu hẹp lại có tác dụng làm nhào trộn thức ăn, làm thức ăn ngấm
dịch tiêu hoá ở từng đoạn ruột. Ruột non co thắt với tần số khoảng 8 - 12
lần/phút.
+ Cử động quả lắc: chủ yếu do lớp cơ dọc của ruột thay nhau co, giãn, làm
cho các đoạn ruột trườn đi trườn lại. làm dịch tiêu hoá xáo trộn đều với thức ăn,
do đó làm tăng cường tốc độ tiêu hóa và hấp thu chất dinh dưỡng.
+ Cử động nhu động: là những co thắt lan truyền theo kiểu làn sóng (chiều
từ ruột non xuống ruột già) làm cho thức ăn được dồn đẩy đi liên tục và sự hấp
thụ thức ăn được dễ dàng hơn.
+Nhu động ngược: chủ yếu do sự phối hợp hoạt động của cơ vòng và cơ
dọc, Đây là dạng co thắt lan truyền theo kiểu làn sóng nhưng ngược chiều về phía
dạ dày với tốc độ khoảng 2 -25 cm/giây. Tác dụng chính là dồn ngược thức ăn trở
lại, do đó mà kéo dài được thời gian tiêu hoá và hấp thu ở ruột non. Khi tăng quá
mạnh có thể làm cho một đoạn ruột non lống vào trong đoạn trên liền kề.
+ Cử động của nhung mao: do một số sợi cơ trơn của lớp dưới niêm mạc
co làm nhung mao vận cử động làm xáo trộn thức ăn, giúp tăng cường quá trình
hấp thu chất dinh dưỡng.
• Điều hòa cử động của ruột non :
-Cử động cơ học của ruột non được thực hiện tự động dưới sự điều khiển
của đám rối thần kinh Auerbach.


-Các sợi phó giao cảm (thành phần cuả dây X) làm tăng nhu động ruột,
còn sợi giao cảm (thành phần của dây tạng) làm giảm nhu động ruột. Do đó khi
đau bụng (do co thắt dạ dày, co thắt ruột) người ta dùng atropin để ức chế dây X
có tác dụng giảm đau.
-Các chất thức ăn cũng kích thích nhu động ruột, nhất là chất thức ăn thô
(bánh mỳ đen, rau quả ).
-Ngoài ra dưới tác động của các sản phẩm tiêu hoá, niêm mạc ruột tiết ra
nhiều chất hormon có tác dụng làm tăng nhu động ruột như motilin, gastrin,
cholescystokinin…

2- Ruột già :
* Đóng mở van hồi manh tràng :
- Van hồi manh tràng ngăn sự trào ngược của phân vào ruột non. Cơ hồi
manh tràng bình thường ở trạng thái hơi co, làm chậm sự thoát dưỡng trấp ra khỏi
hồi tràng.
- ngay sau khi ăn,phản xạ dạ dày hồi tràng mới làm tăng nhu động hồi
tràng. Gastrin làm tăng nhu động hồi tràng , giãn cơ vòng hồi manh tràng. Phản
xạ căng thành manh tràng có tác dụng ngược lại làm co cơ vòng hồi trảng, ức chế
vận động hồi tràng,
* Co bóp của ruột già
Ở ruột già có cử động nhu động và phản nhu động. Cử động nhu động từ
trên xuống hậu môn thường không mạnh. Trong 1 ngày chỉ có một đến 2 đợt nhu
động mạnh, để dồn đẩy các chất cặn bã xuống trực tràng. Cử động phản nhu động
mạnh nhất là đoạn kết tràng làm thời gian tồn lưu của các chất trong ruột già kéo
dài, nên lượng nước được hấp thụ khá nhiều làm cho chất bã đặc lại. Khi chuyển
đến đoạn kết tràng ngang, các chất bã bắt đầu bị vi khuẩn xâm nhập và phân giải,
đồng thời cơ co bóp, cắt khối chất bã thành từng đoạn nhỏ, tách xa nhau và
chuyển dần sang đoạn kết tràng xuống.
Vận động của đại tràng bình thường chậm, phức tạp và rất thay đổi. Thông
thường chất cặn bã tới manh trảng sau 4h, tới sigma- trực tràng sau 24h. Cảm giác

mún đi đồng xuất hiện khi có phân rơi xuống manh tràng, kích thích đầu thần
kinh tiếp nhận ở thành trực tràng và các cơ hậu môn( cơ tròn trong và cơ thắt
ngoài ).



×