Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

Thoát vị thành bụng do chấn thương pdf

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (234.87 KB, 5 trang )

Thoát vị thành bụng do chấn thương

Thoát vị thành bụng do chấn thương là 1 bệnh hiếm gặp. Lần đầu tiên nó
được Selby mô tả vào năm 1906, và cho đến năm 2007, chỉ có 60 case được thống
kê. Trong số đó, các case chủ yếu gặp nhiều hơn ở trẻ em. Ở người lớn, biểu hiện
lâm sàng căn bản khác nhau và chẩn đoán thường khó.
Về sinh bệnh học, theo tác giả Gauchi, thoát vị thành bụng sau chấn thương
là do 1 lực tác động và thành bụng, làm tăng áp lực trong bụng gây rách lớp cân
cơ, tạo 1 lỗ khiếm khuyết mà qua đó, các tạng bên trong có thể di chuyển ra ngoài.
Da bên ngoài có độ đàn hồi tốt hơn các cấu trúc bên dưới nên không bị ảnh hưởng.
Wood và cộng sự chia cơ chế của thoát vị thành bụng sau chấn thương làm 3 loại:
1- những khiếm khuyết nhỏ như chấn thương va vào tay lái (handle-bar)
của xe;
2- những khiếm khuyết lớn hơn như tai nạn xe máy;
3- những thoát vị lớn như tai nạn xe ôtô, có chấn thương do lực hãm tốc của
dây an toàn.
Vị trí thoát vị không liên quan đến vùng bị chấn thương. Nơi thoát vị
thường là những điểm yếu của thành bụng, như vùng bên đường giữa bụng, hay
vùng bẹn.
Vi trí thường gặp là vùng thắt lưng, hoặc vùng bụng dưới. Trong một vài
case nặng, có thể xảy ra rách cơ hoành, làm các tạng trong bụng di chuyển lên
lồng ngực (thoát vị hoành). Nghiên cứu 28 case thoát vị sau chấn thương, có 23
case thoát vị ở vùng bụng dưới, và hơn ½ là ở bên trái.
Khám lâm sàng có thể thấy 1 khối phồng dưới da hay khối bầm máu ở trên
bụng. Đau thường hiện diện kèm phù làm động tác gõ thiếu chính xác. CT scan là
phương tiện tốt nhất, nhằm khẳng định chẩn đoán và loại trừ các trường hợp bệnh
khác như máu tụ ở đường giữa bụng, khối thoát vị đã có từ trước hay một khối u
vùng bụng.
Ngoài ra CT scan còn giúp đánh giá những tổn thương phối hợp khác, đặc
biệt là chấn thương các tạng trong ổ bụng.




Phẫu thuật khối thoát vị nên được thực hiện sau khi đã đánh giá cẩn thận
chỗ khiếm khuyết, và nên sử dụng loại chỉ khâu chắc chắn, không hấp thu. Mesh
nhân tạo có thể dùng nếu chỗ khuyết lớn, mô bị lỏng lẻo hay phải trì hoãn phẫu
thuật. Mesh cũng giúp tăng cường các mũi khâu, như một tấm ghép đệm nằm trên
cân cơ chéo. Tuy nhiên mesh bị chống chỉ định trong trường hợp chấn thương tạng
nặng hay có nguy cơ nhiễm trùng.
Kết luận: thoát vị sau chấn thương bụng nên được nghĩ đến nếu bệnh nhân
có một khối phồng đau trên thành bụng. CT scan có thể phát hiện khối thoát vị,
cũng như tìm ra những tổn thương khác trong ổ bụng. Phẫu thuật sửa lỗ khiếm
khuyết nên thực hiện khi bệnh nhân đã ổn định.

Một case lâm sàng thoát vị sau chấn thương bụng tại BV 115
BN nữ, 56 tuổi, bị vết thương bụng do dao đâm đã 6 tháng, chỉ được may
lại tạm thời, sau đó phát hiện 1 khối u lớn dần ngay dưới vết thương -> nhập viện.
Tình trạng sinh hiệu ổn , không đau bụng, tiêu tiểu bình thường. Vết sẹo: dài 1,5-
2cm, ở vùng hông phải, màu hồng, lành tốt, không đau, không chảy dịch. Khối u:
dưới vết sẹo, d=5cm, tròn, mềm, trơn láng, di động, bờ rõ, không đau, không nghe
nhu động, bắt thấy có mạch đập. Khi cho bệnh nhân rặn/ho, khối u thấy rõ hơn,
tăng kích thước, tăng áp lực vào lòng bàn tay khám.
Trần Minh Quân, Y2005
(tổng hợp từ ispub và medicalcasereports)



×