Tải bản đầy đủ (.pdf) (7 trang)

Thoát vị thành bụng là gì

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (140.56 KB, 7 trang )

Thoát vị thành bụng là gì

1. Thoát vị thành bụng là gì ?
Thoát vị thành bụng xảy ra khi cơ thành bụng bị hở hay yếu. Sự khiếm khuyết
này gây ra một khối lồi trên bụng. Khi cơ thành bụng bị kéo căng hơn, làm tăng áp lực
trong khoang bụng, thì khối này càng to hơn, xuất hiện rõ ràng hơn. Ví dụ như khi
nâng một vật gì lên, khi ho, khi làm việc quá mức, hoặc thậm chí khi rặn lúc đi tiêu.
Hãy tưởng tượng điều này tương tự như một quả bóng đang được bơm căng lên trong
một cái thùng rỗng có một cái lỗ trên thành thùng. Một phần quả bóng đang được bơm
lên đó sẽ phình ra qua cái lỗ đó, cũng giống như một phần ruột bị tống ra khỏi khoang
bụng qua cái lỗ thoát vị trên thành bụng.
Triệu chứng của thoát vị bao gồm đau, tức và xuất hiện một khối u phình trên
thành bụng hay ở vùng bẹn.
Biến chứng nghiêm trọng nhất của thoát vị thành bụng là khối thoát vị bị nghẹt.
Ruột và các thành phần lân cận bị xiết chặt ở trong túi thoát vị, máu không tới được để
nuôi các thành phần này, khiến cho tạng thoát vị có nguy cơ bị hoại tử. Phương pháp
duy nhất trong trường hợp thoát vị nghẹt là phẫu thuật.
2. Thoát vị thuờng gặp ở đâu ?
Vị trí thường gặp nhất của thoát vị thành bụng là ở vùng bẹn (hay còn gọi là
vùng háng). Có một số nguyên nhân giải thích điều này. Thứ nhất, ở vùng bẹn là đây
là chỗ yếu nhất của thành bụng về mặt giải phẫu, nơi không được bao phủ cơ đầy đủ.
Thứ hai, do tư thế đứng thẳng của con người, vùng này giống như đáy của một cái
thùng, nơi chịu lực nhiều nhất. Sự kết hợp hai yếu tố trên, qua thời gian dài có thể làm
yếu đi những thành phần chống đỡ ở đây, làm rộng thêm bất kì một cái lỗ có sẵn nào
trên thành bụng ở đây, hoặc tự nó bị rách và tạo ra những lỗ mới. Thường có nhiều
dạng thoát vị, các dạng này có thể cùng xuất hiện một lúc, đó là thoát vị trực tiếp, thoát
vị gián tiếp, thoát vị đùi, việc phân biệt này dựa vào cách đi của ống thoát vị từ trong
khoang bụng ra đến vùng bẹn. Còn một dạng thoát vị nữa là thoát vị trên rốn, với khối
thoát vị ở trên rốn, thoát vị này thường không đau. Ngoài ra thoát vị cũng có thể xảy ra
ngay tại rốn và được gọi là thoát vị rốn.
3. Còn những loại thoát vị nào nữa ?


Thoát vị vùng thượng vị, thoát vị rốn, thoát vị qua vết mổ cũ, thoát vị Spigelian,
thoát vị thắt lưng, thoát vị trong….có rất nhiều loại thoát vị có thể xảy ra trên thành
bụng và thường ở những vị trí yếu của thành bụng. Ngoại trừ thoát vị trong (xảy ra bên
trong khoang bụng), các loại thoát vị trên thường biểu hiện một khối u lồi trên bụng
kèm theo cảm giác đau tức, khó chịu. Riêng thoát vị trong đôi khi rất khó chẩn đoán vì
ít khi phát hiện khối thoát vị lồi ra bên ngoài trên lâm sàng, cho đến khi tạng bị kẹt
trong túi thoát vị biểu hiện triệu chứng tắc nghẽn.
4. Điều trị thoát vị .
Điều này đòi hỏi phải phẫu thuật. Tuỳ theo dạng thoát vị mà có những phương
pháp phẫu thuật khác nhau. Một phẫu thuật chuẩn bao gồm những quá trình sau : vô
cảm, vô khuẩn phẫu trường, rạch một đường mổ vùng thoát vị để đưa từng đoạn ruột
vào ổ bụng, cách ly vùng mô lành, xác định ranh giới lỗ thoát vị, sau đó đóng lỗ thoát
vị, có thể bằng các mũi khâu hay đặt vào đó một miếng plastic để bịt kín lỗ thoát vị.
Việc bịt lỗ thoát vị bằng các mũi khâu có thể làm căng, giằng co các mô xung quanh.
Nếu sự giằng co này quá sức chịu đựng của mô có thể làm rách và như vậy tạo lên một
lỗ thoát vị mới. Với một tỉ lệ đáng kể các trường hợp bị thoát vị qua những lỗ rách sau
mổ này, nhất là ở vùng bẹn đã khiến các nhà ngoại khoa tìm kiếm những phương pháp
mới để có thể khâu nối an toàn và chắc chắn, nhất là những lớp sâu bên trong của
thành bụng, nhằm cải thiện kết quả phẫu thuật.
Với mục đích tạo một chỗ khâu nối chắc chắn, tránh việc giằng co các thành
phần kế cận, một kĩ thuật mới cho phép che chắn lổ thoát vị bằng một miếng lưới ghép
vào bằng plastic. Miếng lưới làm bằng vật liệu bền vững, được khâu vào mép của lỗ
thoát vị, từ đó tại tạo lại cấu trúc giải phẫu bình thường, kết hợp một cách chặt chẽ với
các cấu trúc lân cận. Phương pháp này sau một thời gian áp dụng đã được chứng minh
là một phương pháp rất hiệu quả.
Sau khi lỗ thoát vị đã được bịt lại, các lớp bên trên và da cũng được khâu lại
theo đúng cấu trúc giải phẫu, thường các mũi khâu này dùng chỉ tan.
5. Mổ nội soi thoát vị thành bụng
Nhiều yếu tố đã khiến việc mổ thoát vị thành bụng gần đây phát triển một
phương pháp mới, đó là mổ thoát vị qua nội soi. Thực ra phương pháp này vẫn áp

dụng kĩ thuật mổ cũ, nhưng được thực hiện trên những bệnh nhân đã từng bị thoát vị
tại cùng một vị trí. Với phẫu thuật lần đầu, vết mổ đã làm một phần nào các cấu trúc
tại vị trí thoát vị dù đã được hàn gắn lại, nhưng vẫn xê dịch đi so với giải phẫu thông
thường. Với tiến bộ mới này cho phép thực hiện tiến trình trên nhưng với một đường
rạch nhỏ hơn. Bác sĩ phẫu thuật vẫn có thể đưa tay vào túi thoát vị, gỡ khối thoát vị, và
đặt miếng lưới ghép nhưng với một đường rạch nhỏ hơn nhiều. Ưu điểm rõ ràng của
phương pháp này là có thể áp dụng với mọi vị trí ở vùng bẹn, làm giảm nguy bị thoát
vị tái phát, đồng thời giảm bớt đau đớn cho bệnh nhân trong giai đoạn hậu phẫu.
Nhược điểm của phương pháp là : cần gây mê toàn thân khi thực hiện, tăng
nguy cơ tổn thương các mạch máu vùng bụng, và những tác dụng của việc đặt một
miếng lưới ghép về lâu dài chưa được biết rõ.
6. Dùng tia laser trong điều trị thoát vị thành bụng.
Đây là một vấn đề được nhiều người quan tâm. Có một thời gian, có thông tin
giới thiệu một phương pháp phẫu thuật gọi là “phẫu thuật thoát vị thành bụng bằng tia
laser” . Mặc dù tia laser được ứng dụng để rạch mô khi mổ, tách rời các mô, nhưng
thực tế thì chưa có ứng dụng nào của tia laser trong phẫu thuật thoát vị thành bụng.
Không thể dùng tia laser để tái tạo sửa chữa cấu trúc giải phẫu cơ thể, nó chỉ là một
dụng cụ để cắt, rạch mà thôi. Những hi vọng rằng với việc cắt bằng tia laser có thể
giúp giảm đau cho bệnh nhân vẫn chưa được chứng minh là có cơ sở. Bởi vì, những
đau đớn sau mổ phần lớn xuất phát từ những vết khâu ở những mô sâu, chứ không phụ
thuộc vào việc vết mổ đã được thực hiện như thế nào, và bằng phương tiện gì.
7. Các phương pháp vô cảm dùng trong phẫu thuật mổ thoát vị
thành bụng .
May mắn là các cuộc mổ thoát vị thành bụng có thể thực hiện dưới nhiều
phương pháp vô cảm khác nhau (ngoại trừ ở trẻ em). Với các dụng cụ và phương tiện
theo dõi hiện đại, phương pháp gây mê toàn thân hiện nay rất an toàn. Tuy nhiên nhà
ngoại khoa có thể chọn thực hiện cuộc phẫu thuật với bệnh nhân mê hay bệnh nhân chỉ
được gây tê tại chỗ tại vùng kết hợp dùng thuốc giảm đau an thần cho bệnh nhân. Việc
chọn lựa phương pháp vô cảm nào rất được quan tâm, nó tuỳ theo từng bệnh nhân,
theo tổng trạng, theo sức khoẻ và nhiều yếu tố liên quan khác.

8. Có thể làm cho cơ thành bụng chắc chắn hơn để thoát vị thành
bụng không xảy ra nữa được không ?
Đáng tiếc là việc tập luyện thể thao, nhằm làm các cơ thành bụng thêm vững
chắc lại có vẻ làm cho việc thoát vị qua đó dễ dàng hơn (!!!). Thoát vị xảy ra vì vùng
đó thiếu một số thớ cơ và các cấu trúc hỗ trợ. Tập luyện làm những cơ xung quanh đó
khoẻ lên thì đồng thời cũng làm chỗ yếu thêm yếu và lại còn làm tăng áp lực bên trong

×