Tải bản đầy đủ (.doc) (40 trang)

nâng cao năng lực, phẩm chất đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lí

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (299.12 KB, 40 trang )

Đề tài NCKH 2009- 2010 Nâng cao năng lực, phẩm chất của đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lí
MỤC LỤC
Danh mục các phần Trang
Phần I Đặt vấn đề (2-7)
I. Lí do chọn đề tài 2-5
II. Mục đích và yêu cầu nghiên cứu 5
III. Phương pháp nghiên cứu 5
IV. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 6
V. Thời gian nghiên cứu 6
Phần II Nội dung đề tài
I. Những cơ sở lí luận của việc nghiên cứu đề tài 7-13
II. Những tiêu chí cần đạt được về phẩm chất và năng lực
của đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lí giáo dục
(13-17)
A. Những phẩm chất và năng lực cần đạt được của đội ngũ
nhà giáo
13-16
B. Những phẩm chất và năng lực cần đạt được của đội ngũ
cán bộ quản lí
16-17
III. Thực trạng và một số giải pháp nhằm nâng cao năng
lực và phẩm chất của dội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lí
giáo dục ở Trường THCS Tân Đức
(18-36)
A/ Thực trạng dội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lí giáo dục
ở Trường THCS Tân Đức
18-21
B/ Đè án xây dựng dội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lí giáo
dục ở Trường THCS Tân Đức
B.1. Mục tiêu tổng quát 21-22
B.2. Các chỉ tiêu phấn đấu 23-25


C/ Một số giải pháp nhằm nâng cao năng lực và phẩm chất
của dội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lí giáo dục ở Trường
THCS Tân Đức
25-28
D/ Một số chuyên đề bồi dưỡng cán bộ quản lí, giáo viên
trong ba năm học: 2007-2008, 2008-2009, 2009-2010
29-33
E/ Kết quả đạt được sau ba năm ứng dụng đề tài 34-35
Phần III Kết luận sư phạm và một số kiến nghị, đề xuất (36-39)
I. Kết luận sư phạm 36-37
II. Những kiến nghị, đề xuất 37-39
Nguyễn Thị Vụ Trường THCS Tân Đức, xã Tân Đức, huyện Phú Bình, tỉnh Thái Nguyên
1
Đề tài NCKH 2009- 2010 Nâng cao năng lực, phẩm chất của đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lí
Phần I: ĐẶT VẤN ĐỀ
I/ Lí do chọn đề tài
1. Nâng cao phẩm chất và năng lực đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục
là một yêu cầu cấp thiết hiện nay. Vì sao vậy?
Như chúng ta đã biết, từ xưa đến nay, ở bất kì thời đại nào, ở bất kì quốc gia
nào, giáo dục bao giờ cũng chiếm một vị trí hết sức quan trọng. Giáo dục là điều
kiện đầu tiên quyết định đến sự phát triển của kinh tế, xã hội.
Trong thời đại cả nhân loại đang tiến vào kỷ nguyên văn minh, giáo dục lại
càng chiếm vị trí quan trọng hơn bao giờ hết. Giáo dục phát triển kéo theo sự phát
triển nhanh chóng của khoa học và công nghệ, từ đó thúc đẩy kinh tế phát triển
không ngừng. Ở các quốc gia có nền giáo dục phát triển như Mĩ, Anh, Pháp, Đức,
Nhật Singapo…, khoa học và công nghệ cũng rất phát triển, kéo theo sự nhảy vọt
của kinh tế, thu nhập bình quân đầu người rất cao, trung bình từ 25000 đến 40000
USD/người/năm.
Đối với Việt Nam chúng ta, tiến hành công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội
trên nền móng của một nền kinh tế nghèo nàn, lạc hậu, chậm phát triển. Do đó

cùng một lúc chúng ta phải tiến hành ba nhiệm vụ chiến lược: vừa phải nhanh
chóng đưa đất nước thoát khỏi tình trạng ngèo nàn, lạc hậu, chậm phát triển, vừa
phải đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, vừa từng bước tiếp cận với
nền kinh tế trí thức. Trách nhiệm đặt lên vai giáo dục càng nặng nề hơn. Nhiệm vụ
của giáo dục là phải: Không ngừng nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực và bồi
dưỡng nhân tài cho đất nước, nhằm đào tạo ra một lớp người lao động mới có bản
lĩnh chính trị vững vàng, có trình độ học vấn cao, có năng lực chuyên môn và tay
nghề giỏi, có kĩ năng ứng phó với mọi hoàn cảnh, đáp ứng được yêu cầu của sự
nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
Để hoàn thành tốt ba nhiệm vụ chiến lược, ngành giáo dục phải không
ngừng nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện.
Muốn nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện , giáo dục Việt nam phải đổi
mới một cách toàn diện, đặc biệt là đổi mới về nội dung, phương pháp giảng dạy
Nguyễn Thị Vụ Trường THCS Tân Đức, xã Tân Đức, huyện Phú Bình, tỉnh Thái Nguyên
2
Đề tài NCKH 2009- 2010 Nâng cao năng lực, phẩm chất của đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lí
và phương pháp giáo dục.
Trong đổi mới giáo dục và trong việc không ngừng nâng cao chất lượng giáo
dục, yếu tố người thầy chiếm vị trí vô cùng quan trọng. Chất lượng giáo dục cao
hay thấp phụ thuộc vào nhiều yếu tố như: người dạy, người học, chương trình
và nội dung, phương pháp dạy- học, cơ sở vật chất, tài liệu, trang thiết bị phục
vụ dạy học, môi trường sống và các chính sách phát triển giáo dục của Đảng và
Nhà nước…, trong đó, yếu tố người thầy là quyết định.
Người thầy vừa là người tổ chức, vừa là người thực hiện các hoạt động giáo
dục, giữ vai trò chủ đạo trong mối quan hệ hai chiều: thầy trò. Chất lượng
học tập của học sinh trong một giờ, hiệu quả giáo dục qua một hoạt động giáo
dục phụ thuộc rất lớn ở khả năng tổ chức, điều hành, dẫn dắt học sinh chiếm
lĩnh, khám phá tri thức hay các chuẩn mực đạo đức, pháp luật, văn hóa…Nếu
người thầy giỏi, lại có phẩm chất đạo đức tốt thì chất lượng và hiệu quả giáo
dục sẽ cao, và ngược lại.

Cùng với vai trò của giáo viên, vai trò của nhà quản lý giáo dục trong các
trường học cũng rất quan trọng.
Nhà quản lý vừa là người vạch ra kế hoạch và tổ chức các hoạt động giáo dục
trên cơ sở mục tiêu giáo dục, nhiệm vụ năm học, đặc điểm, tình hình nhà trường
và địa phương; đồng thời nhà quản lý còn là người tổ chức, quản lý tất cả các
hoạt động giáo dục của nhà trường xoay quanh mục tiêu giáo dục, nhiệm vụ
năm học và kế hoạch của nhà trường. Nhà quản lý không chỉ có vai trò quản lý
mà còn có vai trò ảnh hưởng tới các nhà giáo. Các giáo viên nhìn vào nhà quản
lý như nhìn vào một tấm gương để mình soi vào. Ví dụ, nhà quản lý không thể
triển khai có hiệu quả kế hoạch bồi dưỡng kiến thức tin học cho giáo viên nếu
họ không hiểu biết gì về tin học, nhà quản lý không thể làm tốt công tác bồi
dưỡng giáo viên giỏi nếu năng lực chuyên môn của nhà quản lý hạn chế…
Chính vì thế, chất lượng giáo dục của nhà trường phụ thuộc rất nhiều vào
năng lực quản lý và phẩm chất chính trị, đạo đức, phẩm chất nghề nghiệp và sự
tiên phong, gương mẫu của nhà quản lý.
Nguyễn Thị Vụ Trường THCS Tân Đức, xã Tân Đức, huyện Phú Bình, tỉnh Thái Nguyên
3
Đề tài NCKH 2009- 2010 Nâng cao năng lực, phẩm chất của đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lí
Trong khi sự nghiệp giáo dục đang rất cần những nhà giáo và những cán bộ
quản lý giỏi thì chất lượng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục đang còn
là vấn đề đáng quan tâm và lo ngại. Thực trạng chất lượng đội ngũ nhà giáo và cán
bộ quản lý hiện nay còn “thiếu” và “yếu” về nhiều mặt.
Hiện nay, đội ngũ nhà giáo, nhất là đội ngũ các giáo viên đang giảng dạy ở các
trường Trung học cơ sở còn nhiều bất cập, hạn chế, yếu kém, không đáp ứng được
yêu cầu đổi mới giáo dục. Sự hạn chế, yếu kém ấy bộc lộ ngay từ nhận thức, tư
tưởng, họ “ không biết?” hay “cố tình không biết?” rằng sự giảng dạy và giáo dục
kếm hiệu quả của mình sẽ ảnh hưởng như thế nào đến cả một thế hệ, từ đó sẽ ảnh
hưởng lâu dài đến sự phát triển của đất nước. Cùng với sự yếu kém về nhận thức
là sự thiếu hiểu biết về kiến thức bộ môn, sự nghèo nàn về vốn sống, sự non yếu
về tay nghề. Từ đố ảnh hưởng không nhỏ tới chất lượng dạy học và chất lượng

giáo dục.
Vì thế, nâng cao năng lực và phẩm chất nhà giáo trở thành một yêu cầu cấp
bách trong đổi mới giáo dục, đòi hỏi sự quan tâm vào cuộc ngay của các cấp quản
lý giáo dục.
2. Để công tác nâng cao năng lực và phẩm chất đội ngũ nhà giáo đạt được kết quả
mong muốn trong một thời gian ngắn, không những cần sự nỗ lực, cố gắng của
mọi giáo viên, của các nhà quản lý, mà còn đòi hỏi có một lí luận và thực tiễn đã
được nghiên cứu thành công, để từ đó các nhà trường lấy đó làm kinh nghiệm áp
dụng vào đơn vị mình.
3. Đối với trường THCS Tân Đức chúng tôi, đội ngũ giáo viên so với mặt bằng
chung của huyện đã hạn chế, yếu kém hơn, so với yêu cầu về tiêu chí năng lực,
phẩm chất của một giáo viên Trung học cơ sở càng còn nhiều hạn chế, yếu kém.
Vì thế, nâng cao năng lực và phẩm chất đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý ở
trường chúng tôi càng trở nên bức thiết hơn bao giờ hết. Đặc biệt trước yêu cầu
đòi hỏi về nguồn nhân lực của một xã miền núi như Tân Đức.
4. Là một giáo viên, một đảng viên, một cán bộ quản lý nhà trường, tôi nhận thức
sâu sắc vai trò, vị trí của nhà giáo trong công cuộc đổi mới giáo dục, phục vụ
Nguyễn Thị Vụ Trường THCS Tân Đức, xã Tân Đức, huyện Phú Bình, tỉnh Thái Nguyên
4
Đề tài NCKH 2009- 2010 Nâng cao năng lực, phẩm chất của đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lí
sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước; đồng thời cũng nhận thức sâu
sắc yêu cầu bức thiết của việc nâng cao năng lực và phẩm chất đội ngũ nhà giáo
và cán bộ quản lý giáo dục của toàn ngành nói chung và của đơn vị mình nói
riêng.
Chính vì thế, tôi mạnh dạn nghiên cứu đề tài “Nâng cao phẩm chất và năng
lực đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục ở trường trung học cơ sở”, với
mong muốn thúc đẩy sự phát triển của sự nghiệp giáo dục ngay trong đơn vị mình
và đóng góp một vài kinh nghiệm cho các đơn vị bạn.
II/ Mục đích và yêu cầu nghiên cứu
- Mục đích nghiên cứu:

+ Nhằm tìm ra những giải pháp tôt nhất để nâng cao phẩm chất và năng lực
của đội ngũ giáo viên và cán bộ giáo dục ngay tại đơn vị mình, từ đó đưa chất
lượng đội ngũ đáp ứng được yêu cầu của giáo dục trong thời kì đẩy mạnh công
nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
+ Đóng góp một số lí luận và kinh nghiệm thực tiễn cho việc thực hiện Quyết
định 170- 2006/QĐ- UBND của Ủy ban nhân dân tỉnh Thái Nguyên về “ Nâng
cao chất lượng đội ngũ nhà giáo và cán bộ giáo dục giai đoạn 2005- 2010” của
giáo dục Thái Nguyên.
- Yêu cầu nghiên cứu:
Đi từ nghiên cứu lí thuyết, đến ứng dụng trong thực tiễn thực hiện những giải
pháp tại đơn vị mình, sau đó rút ra những bài học kinh nghiệm, rồi nâng lên thành
cấp độ lí luận.
III/ Phương pháp nghiên cứu
Trong quá trình nghiên cứu đề tài, tôi tiến hành một số phương pháp sau:
- Phương pháp nghiên cứu lí luận.
- Phương pháp nghiên cứu thực tiễn.
- Phương pháp quan sát, trao đổi.
- Phương pháp so sánh, đối chiếu.
- Phương pháp phân tích, tổng hợp.
Nguyễn Thị Vụ Trường THCS Tân Đức, xã Tân Đức, huyện Phú Bình, tỉnh Thái Nguyên
5
Đề tài NCKH 2009- 2010 Nâng cao năng lực, phẩm chất của đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lí
IV/ Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: Các giải pháp nhằm không ngừng nâng cao phẩm chất
và năng lực đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục trong các trường truung
học cơ sở
- Phạm vi nghiên cứu của đề tài là: Các giải pháp nhằm không ngừng nâng cao
phẩm chất và năng lực đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý ở Trường Trung học cơ
sở Tân Đức.
V/ Thời gian nghiên cứu

Đề tài này được nghiên cứu trong 5 năm học
- Năm học 2007- 2008: Nghiên cứu lí luận chung, bước đầu ứng dụng trong
thực tiễn.
- Ba năm học tiếp theo (2008- 2009, 2009- 2010, 2010- 2011): Triển khai ứng
dụng trong thực tiễn việc giáo dục và bồi dưỡng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản
lí ở Trường Trung học cơ sở Tân Đức
- Năm học 2010- 2011: Rút ra những bài học kinh nghiệm thực tiễn và nâng lên
thành cấp độ lí luận chung.
Nguyễn Thị Vụ Trường THCS Tân Đức, xã Tân Đức, huyện Phú Bình, tỉnh Thái Nguyên
6
Đề tài NCKH 2009- 2010 Nâng cao năng lực, phẩm chất của đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lí
Phần II : NỘI DUNG ĐỀ TÀI
I/ Những cơ sở lí luận của việc nghiên cứu đề tài
1. Căn cứ vào vai trò và trách nhiệm của nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục
- Nhà giáo giữ vai trò quyết định trong việc bảo đảm chất lượng giáo dục.
Nhà giáo phải không ngừng học tập, rèn luyện, nêu gương tốt cho người học. Nhà
nước tổ chức đào tạo, bồi dưỡng nhà giáo; có chính sách sử dụng, đãi ngộ, bảo
đảm các điều kiện cần thiết về vật chất và tinh thần để nhà giáo thực hiện vai trò
và trách nhiệm của mình; giữ gìn và phát huy truyền thống quý trọng nhà giáo, tôn
vinh nghề dạy học. (Điều 15- Luật Giáo dục).
- Cán bộ quản lý giáo dục giữ vai trò quan trọng trong việc tổ chức, quản lý,
điều hành các hoạt động giáo dục. Cán bộ quản lý giáo dục phải không ngừng học
tập, rèn luyện, nâng cao phẩm chất đạo đức, trình độ chuyên môn, năng lực quản
lý và trách nhiệm cá nhân. Nhà nước có kế hoạch xây dựng và nâng cao chất
lượng đội ngũ cán bộ quản lý giáo dục nhằm phát huy vai trò trách nhiệm của cán
bộ quản lý giáo dục, bảo đảm phát triển sự nghiệp giáo dục. (Điều 16 - Luật giáo dục)
2. Căn cứ vào quy định về phẩm chất đạo đức và năng lực của nhà giáo.
2.1. Căn cứ vào tiêu chuẩn “Quy định về đạo đức nhà giáo” theo Quyết định số
16/2008/QĐ-BGD-ĐT ban hành ngày 16/4/2008 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và
Đào tạo.

2.2. Quy định vê trình độ chuẩn được đào tạo của giáo viên cấp Trung học cơ
sở: Có bằng tốt nghiệp cao đẳng sư phạm hoặc có bằng tốt nghiệp cao đẳng và có
chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm theo đúng chuyên ngành tại các khoa
trường đại học sư phạm ( Trich “Điều lệ trường THCS, trường trung học phổ
thông và trường phổ thông có nhiều cấp học”, ban hành kèm theo Quyết định số
07/2007/QĐ-BGD-ĐT ngày 02/4/2007 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo”
2.3. Quy định về năng lực, nghiệp vụ sư phạm nhà giáo (Theo “Chuẩn GV
Trung học cơ sở” của Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành năm 2008 ).
3. Căn cứ vào các quan điểm chỉ đạo của Đảng và Nhà nước về giáo dục và
việc nâng cao năng lực, phẩm chất của đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo
Nguyễn Thị Vụ Trường THCS Tân Đức, xã Tân Đức, huyện Phú Bình, tỉnh Thái Nguyên
7
Đề tài NCKH 2009- 2010 Nâng cao năng lực, phẩm chất của đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lí
dục.
3.1. Căn cứ vào 8 quan điểm chỉ đạo của Đảng về giáo dục trong thời kì đẩy
mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
Nội dung cơ bản của 8 quan điểm là:
+ Quan điểm1: Giáo dục và Đào tạo cùng với Khoa học và Công nghệ là
quốc sách hàng đầu, là nền tảng và động lực thúc đẩy Công nghiệp hóa - Hiện đại
hóa. Tiếp tục đầu tư mạnh cho giáo dục- đào tạo với nhận thức rằng đầu tư cho
giáo dục là đầu tư cho phát triển.
+ Quan điểm 2: Phát triển giáo dục nhằm nâng cao dân trí, đào tạo nhân
lực, bồi dưỡng nhân tài, trong giai đoạn mới cần phải coi trọng tâm là đào tạo
nhân lực trên cơ sở phát triển nhân cách. Gắn phát triển giáo dục với nhu cầu phát
triển kinh tế - xã hội. Khuyến khích phát huy tài năng sáng tạo. Coi trọng việc
phát hiện, bồi dưỡng, trọng dụng và tôn vinh nhân tài.
+ Quan điểm 3: Hội nhập quốc tế về giáo dục phải làm cho giáo dục Việt
Nam phát triển nhanh về số lượng, vững chắc hơn về chất lượng, đảm bảo phục vụ
yêu cầu phát triển đất nước, phục vụ mục tiêu chính trị cơ bản của Đảng và nhân
dân ta: Giữ vững chủ quyền quốc gia, định hướng xã hội chủ nghĩa "dân giàu,

nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh".
+ Quan điểm 4: Bảo đảm mục tiêu giáo dục con người phát triển toàn diện,
có nhân cách, phẩm chất và năng lực thích ứng với tình hình mới. Quán triệt tư
tưởng Hồ Chí Minh về một nền giáo dục của dân, do dân, vì dân.
+ Quan điểm 5: Lấy mục tiêu học tập suốt đời để xây dựng xã hội học tập
với tinh thần học để biết, học để làm, học để cùng chung sống, học để tự khẳng
định mình. Mọi người đều phải học tập ( thầy học, trò học, lãnh đạo học, dân
học…), học thường xuyên, học trong nhà trường, học ngoài nhà trường, học trực
tiếp, học qua mạng, coi học tập vừa là quyền lợi, vừa là nghĩa vụ của mỗi người,
đồng thời còn là trách nhiệm của công dân đối với đất nước.
+ Quan điểm 6: Giáo dục là sự nghiệp của toàn Đảng, của Nhà nước và của
toàn dân. Trong nhận thức không thể xem giáo dục là dịch vụ thương mại như các
Nguyễn Thị Vụ Trường THCS Tân Đức, xã Tân Đức, huyện Phú Bình, tỉnh Thái Nguyên
8
Đề tài NCKH 2009- 2010 Nâng cao năng lực, phẩm chất của đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lí
dịch vụ hàng hóa khác.
+ Quan điểm 7: Khoa học giáo dục là khoa học tổng hợp, liên quan đến sự
phát triển con người và nguồn nhân lực. Các chủ trương, chính sách phải được xây
dựng trên cơ sở nghiên cứu khoa học phù hợp với thực tiễn đất nước, phát triển
nghiên cứu ứng dụng và phổ biến khoa học giáo dục là một hướng ưu tiên trong
đầu tư phát triển khoa học và công nghệ.
+ Quan điểm 8: Nhà nước thống nhất hệ thống giáo dục, cơ quan giúp nhà
nước quản lý giáo dục là một bộ duy nhất, đó là Bộ giáo dục.
3.2. Căn cứ vào mục tiêu phát triển giáo dục đến năm 2010:
+ Mục tiêu chung
Chiến lược phát triển kinh tế xã hội 2001 - 2010 đã nêu rõ: để đáp ứng yêu
cầu về con người và nguồn nhân lực là nhân tố phát triển đất nước trong thời kỳ
công nghiệp hóa, hiện đại hóa, cần tạo chuyển biến cơ bản và toàn diện về giáo
dục. Vì vậy, mục tiêu của Chiến lược phát triển giáo dục 2001 - 2010 là:
a- Tạo bước chuyển biến cơ bản về chất lượng giáo dục theo hướng tiếp cận

với trình độ tiên tiến của thế giới, phù hợp với thực tiễn Việt Nam, phục vụ thiết
thực cho sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước; của từng vùng, từng địa
phương; hướng tới một xã hội học tập. Phấn đấu đưa nền giáo dục nước ta thoát
khỏi tình trạng tụt hậu trên một số lĩnh vực so với các nước phát triển trong khu
vực.
b- Ưu tiên nâng cao chất lượng đào tạo nhân lực, đặc biệt chú trọng nhân
lực khoa học - công nghệ trình độ cao, cán bộ quản lý kinh doanh giỏi và công
nhân kỹ thuật lành nghề trực tiếp góp phần nâng cao sức cạnh tranh của nền kinh
tế; đẩy nhanh tiến độ thực hiện phổ cập THCS và phổ cập giáo dục bậc trung học.
c- Đổi mới mục tiêu, nội dung, phương pháp, chương trình giáo dục các
cấp, bậc học và trình độ đào tạo; phát triển đội ngũ nhà giáo đáp ứng yêu cầu vừa
tăng qui mô, vừa nâng cao chất lượng, hiệu quả và đổi mới phương pháp dạy -
học; đổi mới quản lý giáo dục, tạo cơ sở pháp lý và phát huy nội lực phát triển
Giáo dục
Nguyễn Thị Vụ Trường THCS Tân Đức, xã Tân Đức, huyện Phú Bình, tỉnh Thái Nguyên
9
Đề tài NCKH 2009- 2010 Nâng cao năng lực, phẩm chất của đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lí
+ Mục tiêu phát triển các cấp bậc học, trình độ và loại hình giáo dục
(Đối với Trung học cơ sở)
Cung cấp cho học sinh học vấn phổ thông cơ sở và những hiểu biết ban đầu
về kỹ thuật và hướng nghiệp để thực hiện phân luồng sau trung học cơ sở, tạo điều
kiện để học sinh tiếp tục học tập hoặc đi vào cuộc sống lao động.
Đạt chuẩn phổ cập trung học cơ sở ở các thành phố, đô thị. Vùng kinh tế
phát triển vào năm 2005, trong cả nước vào năm 2010. Tăng tỉ lệ học sinh trung
học cơ sở trong độ tuổi từ 74% năm 2000 lên 88% năm 2005 và 90% vào năm
2010.
3.3. Căn cứ vào quan điểm chỉ đạo của Đảng và Nhà nước về xây dựng và
nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục:
- Tiếp tục thực hiện Chỉ thị 40- CT/ TW ngày 16/06/2004 của Ban Bí thư
Trung ương Đảng và Quyết định số 09/2005/QĐ- TTg của Thủ tướng Chính phủ

về việc xây dựng, nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo
dục. Tăng cường công tác giáo dục chính trị, tư tưởng cho giáo viên, cán bộ quản
lý về đường lối, quan điểm phát triển kinh tế - xã hội của Đảng và Nhà nước.
- Quyết định 170/QĐ-UBND của Uỷ ban nhân dân tỉnh Thái Nguyên về “Nâng
cao chất lượng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục”.
- Để không ngừng nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo
dục, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã chính thức phát động hai cuộc vận động lớn:
Cuộc vận động “ Nói không với tiêu cực trong thi cử và bệnh thành tích trong
giáo dục. Nói không với việc vi phạm đạo đức nhà giáo và việc ngồi nhầm lớp của
học sinh” và cuộc vận động “ Mỗi thấy giáo, cô giáo là một tấm gương đạo đức,
tự học và sáng tạo” ; đồng thời gắn việc chỉ đạo thực hiện hai cuộc vận động này
với cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” do
Trung ương Đảng phát động.
4. Căn cứ vào thực trạng đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý giáo dục ở các
trường THCS hiện nay
- Thực trạng chất lượng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý hiện nay còn “
Nguyễn Thị Vụ Trường THCS Tân Đức, xã Tân Đức, huyện Phú Bình, tỉnh Thái Nguyên
10
Đề tài NCKH 2009- 2010 Nâng cao năng lực, phẩm chất của đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lí
thiếu” và “ yếu” về nhiều mặt.
4.1. Đội ngũ nhà giáo, nhất là đội ngũ các giáo viên đang giảng dạy ở các
trườngTrung học cơ sở còn nhiều bất cập, hạn chế, yếu kém. Biểu hiện và nguyên
nhân của những bất cập, yếu kém đó là:
- Thứ nhất, Nhà nước chưa có nhiều chính sách thỏa đáng để thu hút học sinh
giỏi thi vào các trường Sư phạm, nhất là các trường Sư phạm cấp II và Sư phạm
cấp I nên đầu vào ngay từ đầu đã hạn chế về vốn văn hóa cơ bản. Cộng với quá
trình đào tạo có hạn chế vể chương trình, nội dung, phương pháp nên khi ra
trường, nhận công tác, một số giáo viên yếu cả về kiến thức bộ môn lẫn chuyên
môn, nghiệp vụ sư phạm.
- Thứ hai, trình độ không đồng đều do nhiều nguồn đào tạo khác nhau, từ

nhiều giai đoạn khác nhau. Đại bộ phận giáo viên vốn là giáo viên được đào tạo
trình độ Trung cấp Sư phạm ( 7 + 3, 10 + 3 ), sau đó qua các lớp đào tạo, bồi
dưỡng tại chức để nâng lên trình độ cao đẳng, đại học. Quá trình đạo tạo tại các
lớp tại chức cũng còn rất nhiều hạn chế do vừa phải đảm bảo công tác ở trường,
vừa học, cộng với một số giáo viên coi việc học nâng chuẩn là để có tấm bằng,
“giữ được chân” trong ngành giáo dục nên không có ý thức học tập nghiêm túc, vì
thế, chất lượng học tập thực chất chưa đáp ứng được yêu cầu của chuẩn đào tạo.
- Thứ ba, trong một trường, số giáo viên không đồng đều theo bộ môn, có
môn thừa giáo viên, như môn Toán, Ngữ văn, có môn thiếu giáo viên, như môn
Sinh, Hóa, Địa, có môn chưa có giáo viên, như môn Công nghệ, Giáo dục công
dân, Tin học, giáo viên phụ trách Thư viện, thiết bị. Sự không đồng đều về biên
chế giáo viên đã dẫn tới tình trạng phải dạy chéo ban, do đó đã ảnh hưởng không
nhỏ đến chất lượng dạy học.
- Thứ tư, nhận thức của một bộ phận giáo viên về vai trò, vị trí của người thầy,
về hậu quả tai hại của việc đào tạo ra một lớp học sinh kém chất lượng, về uy tín,
danh dự nhà giáo… chưa cao, dẫn tới lối làm việc thiếu trách nhiệm, từ đó ảnh
hưởng không nhỏ tới chất lượng giáo dục.
- Thứ năm, trong tiến trình đổi mới giáo dục nhằm thực hiện ba nhiệm vụ
Nguyễn Thị Vụ Trường THCS Tân Đức, xã Tân Đức, huyện Phú Bình, tỉnh Thái Nguyên
11
Đề tài NCKH 2009- 2010 Nâng cao năng lực, phẩm chất của đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lí
chiến lược của cách mạng là vừa cùng một lúc phải đưa nước ta thoát khỏi tình
trạng đói nghèo, lạc hậu, chậm phát triển, vừa đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại
hóa đất nước, vừa tiếp cận với nền kinh tế trí thức, nhiều giáo viên, nhất là giáo
viên Tiểu học và Trung học cơ sở không đáp ứng được yêu cầu đổi mới giáo dục,
do hạn chế về trình độ, năng lực, nhất là kiến thức ngoại ngữ, tin học.
Nếu không chú ý đến việc nâng cao chất lương đội ngũ nhà giáo sẽ không thể
đáp ứng được yêu cầu, đòi hỏi ngày càng cao của giáo dục trong tình hình mới.
Việc nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo sẽ tạo ra những điều kiện thuận lợi về
yếu tố người thầy để từ đó nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện trong các nhà

trường.
2.2. Đội ngũ cán bộ quản lý giáo dục trong các trường Trung học cơ sở cũng còn
rất nhiều bất cập, hạn chế, non yếu.
- Đội ngũ cán bộ quản lý không đồng đều về trình độ, năng lực, nhất là một số
cán bộ quản lý cao tuổi. Nguyên nhân, do trước đây, việc bổ nhiệm cán bộ quản lý
có lúc thực hiện theo cách thức bổ nhiệm tại chỗ, mặc dù trong đơn vị không có
giáo viên đủ trình độ và năng lực nhưng vẫn làm công tác bổ nhiệm theo phương
châm chọn người “ khá nhất” trong đội ngũ GV của nhà trường, hoặc có thời kì do
nhận thức của những người làm công tác quản lý cấp trên quan niệm rằng cán bộ
quản lý không cần phải là giáo viên dạy giỏi, chỉ cần có “đầu óc tổ chức” (Thử
hỏi, quản lý chuyên môn mà hạn chế về chuyên môn thì quản lý cái gì? quản lý
như thế nào? , Không nhẽ cứ hô hào dạy tốt trong khi bản thân nhà quản lý không
xác định được thế nào là một giờ dạy tốt?).
- Tuy 100 % cán bộ quản lý trong các trường THCS đều đã qua các lớp bồi
dưỡng cán bộ quản lý ngắn hạn hay dài hạn nhưng năng lực và trình độ quản lý
vẫn còn hạn chế về nhiều mặt, nhất là khả năng tiếp nhận và sử dụng công nghệ
hiện đại như: khả năng quản lý nhà trường trên phần mềm quản lý, tiếp nhận chỉ
thị của cấp trên và báo cáo tình hình nhà trường qua mạng, lấy và xử lý thông tin
trên mạng phục vụ cho công tác quản lý và việc dạy và học của đội ngũ giáo viên,
học sinh mình quản lí còn rất lúng túng.
Nguyễn Thị Vụ Trường THCS Tân Đức, xã Tân Đức, huyện Phú Bình, tỉnh Thái Nguyên
12
Đề tài NCKH 2009- 2010 Nâng cao năng lực, phẩm chất của đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lí
- Một bộ phận cán bộ quản lý đã cao tuổi, do hạn chế về sức khỏe và năng lực
nên thiếu năng động và sáng tạo, ngại tìm tòi, nghiên cứu lí luận về khoa học quản
lý cũng như khinh nghiệm thực tiễn của các đơn vị tiên tiến, ngại học tập, nghiên
cứu để nâng cao năng lực về chuyên môn, kiến thức cơ bản các môn học trong
chương trình. Từ đó dẫn tới hiệu quả quản lý chưa cao, và hiệu quả giáo dục của
nhà trường vì thế cũng chưa đáp ứng được yêu cầu của đổi mới giáo dục.
- Một số ít cán bộ quản lý thiếu tính dân chủ trong quản lý, làm việc theo lối gia

trưởng, độc đoán, hoặc quan liêu, xa rời quần chúng; hoặc có tư tưởng trù dập
giáo viên, học sinh, thiếu công bằng, khách quan trong đánh giá giáo viên, học
sinh, làm mất lòng tin của giáo viên và học sinh đối với cán bộ, đối với nhà
trường; hoặc cục bộ địa phương; hoặc bè phái gây mất đoàn kết nội bộ; hoặc còn
chạy theo bệnh thành tích dẫn tới sự đánh giá không trung thực thực chất trình độ
người dạy và người học. Tất cả những tư tưởng đó đã ảnh hưởng và gây tác động
tiêu cực tới giáo dục.
Muốn nâng cao chất lượng giáo dục trong các trường Trung học cơ sở, cần phải
không ngừng nâng cao năng lực và phẩm chất của đội ngũ cán bộ quản lý.
II/ Những tiêu chí cần đạt được về phẩm chất và năng lực của đội ngũ nhà
giáo và cán bộ quản lý trường học.
A/ Những phẩm chất và năng lực cần đạt được của đội ngũ nhà giáo
1. Về phẩm chất đạo đức (Dựa theo Qui định về đạo đức nhà giáo do Bộ Giáo
dục và Đào tạo ban hành ).
1.1. Phẩm chất chính trị
- Chấp hành nghiêm chỉnh chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng, pháp
luật của Nhà nước, thi hành nhiệm vụ theo đúng quy định của pháp luật. Không
ngừng học tập nâng cao trình độ lí luận chính trị để vận dụng vào hoạt động giảng
dạy, giáo dục và đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ được giao.
- Có ý thức tổ chức kỉ luật, chấp hành nghiêm chỉnh sự điều động, phân công
của tổ chức, có ý thức tập thể, phấn đấu vì lợi ích chung.
- Gương mẫu thực hiện nghĩa vụ công dân, tích cực tham gia các hoạt động
Nguyễn Thị Vụ Trường THCS Tân Đức, xã Tân Đức, huyện Phú Bình, tỉnh Thái Nguyên
13
Đề tài NCKH 2009- 2010 Nâng cao năng lực, phẩm chất của đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lí
chính trị, xã hội.
1.2. Đạo đức nghề nghiệp
- Tâm huyết với nghề nghiệp, có ý thức giữ gìn danh dự, lương tâm nhà giáo, có
lòng thương yêu, giúp đỡ đồng nghiệp trong cuộc sống và trong công tác, có lòng
nhân ái, bao dung, đối xử hòa nhã với người học, đồng nghiệp, sẵn sàng giúp đỡ,

bảo vệ quyền, lợi ích chính đáng của người học, đồng nghiệp, cộng đồng.
- Tận tụy với công việc, thực hiện đúng điều lệ, quy chế, nội quy của đơn vị,
nhà trường, ngành.
- Công bằng trong giảng dạy và giáo dục, đánh giá đúng thực chất năng lực của
người học, thực hành tiết kiệm, chống bệnh thành tích, tham nhũng, lãng phí.
- Thực hiện phê bình và tự phê bình thường xuyên, nghiêm túc; thường xuyên
học tập, nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, ngoại ngữ, tin học để hoàn
thành tốt nhiệm vụ được giao, đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của giáo dục.
1.3. Lối sống, tác phong
- Sống có lý tưởng, có mục đích, có ý chí vươn lên, có tinh thần phấn đấu liên
tục với động cơ trong sáng và tư duy sáng tạo; thực hành cần, kiệm, liêm, chính,
chí công vô tư theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh.
- Có lối sống hòa nhập với cộng đồng, phù hợp với bản sắc dân tộc và thích ứng
với sự tiến bộ của xã hội; biết ủng hộ, khuyến khích những biểu hiện của lối sống
văn minh, tiến bộ, và phê phán lối sống lạc hậu, ích kỉ.
- Tác phong làm việc nhanh nhẹn, khẩn trương, khoa học; có quan hệ văn minh,
lịch sự trong quan hệ xã hội, trong giao tiếp với người học và đồng nghiệp; giải
quyết công việc khách quan, tận tình, chu đáo.
- Trang phục, trang sức khi thực hiện nhiệm vụ phải giản dị, gọn gàng, lịch sự,
phù hợp với nghề dạy học, không gây phản cảm với người học và sự phân tán sự
chú ý của người học.
- Đoàn kết, giúp đỡ đồng nghiệp cùng hoàn thành tốt nhiệm vụ; đấu tranh, ngăn
chặn những hành vi vi phạm pháp luật và các quy định nghề nghiệp.Quan hệ, ứng
xử đúng mực, gần gũi với nhân dân, phụ huynh học sinh, đồng nghiệp và người
Nguyễn Thị Vụ Trường THCS Tân Đức, xã Tân Đức, huyện Phú Bình, tỉnh Thái Nguyên
14
Đề tài NCKH 2009- 2010 Nâng cao năng lực, phẩm chất của đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lí
học; kiên quyết đấu tranh với các hành vi trái pháp luật.
- Xây dựng gia đình văn hóa, thương yêu, quý trọng lẫn nhau, biết quan tâm đến
những người xung quanh, thực hiện nếp sống văn hóa nơi cộng đồng.

1.4. Giữ gìn, bảo vệ truyền thống đạo đức nhà giáo.
- Không lợi dụng chức vụ, quyền hạn để thực hiện hành vi trái pháp luật, quy
chế, quy định; không gây khó khăn, phiền hà đối với người học và nhân dân.
- Không gian lận, thiếu trung thực trong học tập, nghiên cứu khoa học và thực
hiện nhiệm vụ giảng dạy, giáo dục.
- Không trù dập, chèn ép, thiên vị và có thái độ đối xử thành kiến người học;
không tiếp tay, bao che cho những hành vi tiêu cực trong giảng dạy, học tập, rèn
luyện của người học, đồng nghiệp.
- Không xâm phạm thân thể, xúc phạm nhân phẩm, danh dự của người học,
đồng nghiệp, người khác. Không làm ảnh hưởng đến công việc của đồng ngjiệp và
người khác.
- Không tổ chức dạy thêm, học thêm trái với quy định.
- không hút thuốc lá, uống rượu, bia trong công sở, trong trường học và nơi
không được phép khi thi hành nhiệm vụ giảng dạy và tham gia các hoạt động giáo
dục của nhà trường.
- Không sử dụng điện thoại di động và làm việc riêng trong các cuộc họp,
trong khi lên lớp, học tập, coi thi, chấm thi.
- Không gây bè phái, cục bộ địa phương, làm mất đoàn kết trong tập thể và
trong sinh hoạt tại cộng đồng.
- Không được sử dụng bục giảng làm nơi tuyên truyền, phổ biến những nội
dung trái với quan điểm, chính sách của Đảng và Nhà nước.
- Không trốn tránh trách nhiệm, thoái thác nhiệm vụ, tự ý bỏ việc, không đi
muộn về sớm, bỏ giờ, bỏ buổi dạy, cắt xén, dồn ép chương trình, vi phạm quy chế
chuyên môn làm ảnh hưởng đến kỉ cương, nề nếp của nhà trường
- Không tổ chức, tham gia các hoạt động liên quan đến tệ nạn xã hội như: cờ
bạc, mại dâm, ma túy, mê tín dị đoan; không sử dụng, lưu trữ, truyền bá văn hóa
Nguyễn Thị Vụ Trường THCS Tân Đức, xã Tân Đức, huyện Phú Bình, tỉnh Thái Nguyên
15
Đề tài NCKH 2009- 2010 Nâng cao năng lực, phẩm chất của đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lí
phẩm đồi trụy, độc hại.

2. Về chuyên môn, nghiệp vụ
- Có trình độ chuyên môn đạt chuẩn (cả chuẩn bằng cấp lẫn chuẩn kiến thức).
- Có hiểu biết sâu sắc về bộ môn mình giảng dạy; đồng thời có những hiểu biết
cơ bản về những bộ môn có liên quan, về chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội.
- Có vốn sống phong phú, hiểu biết về pháp luật.
- Nắm vững và sử dụng thành thạo phương pháp bộ môn, sáng tạo trong việc sử
dụng kết hợp các phương pháp dạy học phát huy được sự chủ động, sáng tạo của
HS trong học tập, làm tăng hiệu quả giảng dạy.
- Tổ chức tốt các hoạt động học tập của học sinh trên lớp, có khả năng ứng phó,
giải quyết tốt các tình huống nảy sinh trong giờ học.
- Tổ chức tốt các hoạt động giáo dục, lôi cuốn được học sinh tích cực tham gia.
- Nắm vững quy chế đánh giá, xếp loại học sinh và biết đánh giá đúng thực
chất, năng lực của HS, giúp HS tự điều chỉnh và khuyến khích được tinh thần học
tập, rèn luyện của HS.
- Có năng lực tự học tập để không ngừng nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp
vụ.
B/ Đối với cán bộ quản lý
1. Về phẩm chất đạo đức: như nhà giáo
Ngoài những phẩm chất cần đạt được như các nhà giáo nói chung, nhà quản lí
cần có thêm một số phẩm chất, như:
- Có tinh thần thương yêu, giúp đỡ, tôn trọng các giáo viên do mình trực tiếp
quản lí và đồng nghiệp khác.
- Có lòng bao dung, vị tha đối với giáo viên, nhân viên và học sinh.
- Không lợi dụng chức vụ, quyền hạn để làm những điều trái với qui định của
pháp luật, hoặc trù dập giáo viên, nhân viên, học sinh.
- Gương mẫu trong việc thực hiện cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm
gương đạo đức Hồ Chí Minh” và tổ chức tốt cuộc vận động tại đơn vị mình.
2. Về chuyên môn, nghiệp vụ:
Nguyễn Thị Vụ Trường THCS Tân Đức, xã Tân Đức, huyện Phú Bình, tỉnh Thái Nguyên
16

Đề tài NCKH 2009- 2010 Nâng cao năng lực, phẩm chất của đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lí
- Giỏi về công tác quản lý:
+ Hiểu biết sâu sắc về mục tiêu, nhiệm vụ của giáo dục Việt Nam.
+ Có tầm nhìn về chiến lược phát triển của nhà trường. Tầm nhìn ấy thể hiện
ở khả năng dự đoán và lập kế hoạch chiến lược của nhà trường, khả năng điều
chỉnh kế hoạch chiến lược qua từng năm học.
+ Bên cạnh việc lập kế hoạch chiến lược, nhà quản lý còn phải có khả năng
lập được kế hoạch thực hiện nhiệm vụ, mục tiêu và chủ đề từng năm học và tổ
chức thực hiện, kiểm tra, đánh giá và điều chỉnh việc thực hiện kế hoạch năm học
sau mỗi tháng, mỗi học kì.
+ Biết sử dụng và phân công lao động một cách hợp lí nhằm phát huy nội lực
của nhà trường.
+ Có khả năng tập hợp giáo viên, nhân viên, học sinh và các tổ chức chính trị,
đoàn thể trong và ngoài nhà trường cùng tham gia các hoạt động giáo dục.
+ Có khả năng huy động các nguồn lực cùng tham gia xây dựng cơ sở vật chất
cho nhà trường.
- Giỏi môn mình được đào tạo và có những hiểu biết cơ bản về các bộ môn khác
trong nhà trường (về chương trình, nội dung, phương pháp).
- Có khả năng tổ chức các hoạt động giáo dục đạo đức, pháp luật, các hoạt động
giáo dục ngoài giờ lên lớp, các hoạt động chuyên đề, ngoại khóa bồi dưỡng giáo
viên và học sinh.
- Có khả năng bồi dưỡng học sinh giỏi môn mình được đào tạo và có khả năng
đóng góp ý kiến về công tác bồi dưỡng học sinh giỏi của các bộ môn khác trong
nhà trường cho đồng nghiệp.
- Nắm vững Qui chế chuyên môn, có khả năng đánh giá giáo viên, học sinh theo
Qui chế và các qui định của pháp luật.
- Có trình độ tin học đáp ứng được yêu cầu quản lí nhà trường hiện nay.
- Có năng lực điều chỉnh các hành vi của bản thân đáp ứng được yêu cầu ngày

cao của công tác quản lí nhà trường.

III/ Thực trạng và một số giải pháp nhằm nâng cao phẩm chất và năng lực
Nguyễn Thị Vụ Trường THCS Tân Đức, xã Tân Đức, huyện Phú Bình, tỉnh Thái Nguyên
17
Đề tài NCKH 2009- 2010 Nâng cao năng lực, phẩm chất của đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lí
đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý ở Trường THCS Tân Đức
A/ Thực trạng của đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý Trường THCS Tân
Đức
1. Về biên chế đội ngũ:
* Đội ngũ GV: ( Trước và trong khi triển khai đề tài ).
- Số lớp- Số học sinh ( Theo thống kê đầu năm)
Năm học Khối 6 Khôi 7 Khối 8 Khối 9 TT
2007-
2008
Số lớp 3 4 3 4 14
Số HS 110 123 110 130 473
2008-
2009
Số lớp 3 3 3 3 12
Số HS 130 116 138 148 532
2009-
2010
Số lớp 3 3 3 3 12
Số HS 106 102 118 104 430
- Trên cơ sở số lớp- số HS, biên chế đội ngũ của trường như sau: ( Theo biên chế
đầu năm học)
NH TSGV Nữ
Dân
tộc
Tuổi Trình độ đào tạo
Dưới

30
31-
40
41-
50
trên
50
TC CĐ ĐH TĐH
2007-
2008
31 19 3 6 6 10 9 2 17 11 0
2008-
2009
28 16 3 5 7 10 6 2 14 13 0
2009-
2010
27 16 2 4 7 9 5 2 11 14 0

- Biên chế GV theo bộ môn:
TS
Toán
Lý Lý
Toán
Tin
Hóa
Sinh
Sinh
Địa CN TD
Văn
Sử

Đoà
n
Đội
cc
GD NN MT ÂN
31 5 1 3 2 3 0 2 9 0 1 3 1 1
28 4 1 3 1 3 0 2 8 0 1 3 1 1
27 4 1 2 1 3 1 2 7 0 1 3 1 1
* Nhận xét chung về đội ngũ:
- Nhìn chung có độ tuổi trung bình cao ( 44,8 tuổi/GV).
- Số GV chưa đạt chuẩn vẫn còn (2), số GV vượt chuẩn mới đạt tỉ lệ 33,3%.
- Số GV chia theo bộ môn không đồng đều:
+ Thừa GV Toán Lý và GV Văn Sử.
Nguyễn Thị Vụ Trường THCS Tân Đức, xã Tân Đức, huyện Phú Bình, tỉnh Thái Nguyên
18
Đề tài NCKH 2009- 2010 Nâng cao năng lực, phẩm chất của đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lí
+ Thiếu GV chuyên trách Đoàn Đội, GV phụ trách thư viện, GV phụ trách
thiết bị dạy học.
* Cán bộ quản lý:
Chức
danh
SL Nữ Dân tộc
Trình độ
đào tạo
Ban
Tuổi( tính đến
năm 2010)
Hiệu
trưởng
1 Đại học Toán Lý 49

Phó HT 1 X Đại học Văn Sử 50
Nhận xét: Cán bộ quản lý tuy đã có trình độ trên chuẩn nhưng nhìn chung tuổi đã
cao. Điều đó sẽ là một khó khăn lớn trong quá trình tổ chức các hoạt động bồi
dưỡng và tự bồi dưỡng để nâng cao năng lực
2. Đánh giá chung về phẩm chất, năng lực của đội ngũ nhà giáo và cán bộ
quản lý ở Trường THCS Tân Đức
( Trước khi triển khai đề tài - Trước năm học 2007- 2008)
2.1.Về phẩm chất đạo đức:
2.1.a. Về phẩm chất chính trị: Nhìn chung đại đa số giáo viên và cán bộ quản lý
có phẩm chất chính trị tốt, đạt yêu cầu theo quy định về đạo đức nhà giáo.
- Tuy nhiên, một số giáo viên vẫn còn tồn tại một số hạn chế về phẩm chất
chính trị như: Khi tổ chức điều động và Ban Giám hiệu phân công công tác vẫn
chưa có ý thức chấp hành nghiêm chỉnh, còn suy bì, tị nạnh.
2.1.b. Về đạo đức nghề nhiệp
- Nhìn chung đại đa số cán bộ, giáo viên có đạo đức nghề nghiệp, tâm huyết với
nghề và có ý thức giữ gìn danh dự nhà giáo, thực hiện đúng quy chế chuyên môn,
nội quy nhà trường, công bằng trong đánh giá học sinh, có ý thức phê và tự phê
bình.
- Một bộ phận GV chưa tâm huyết với nghề, chưa nhiệt tình trong giảng dạy và
tham gia các hoạt động giáo dục, làm việc một cách thờ ơ, chưa có ý thức đấu
tranh phê và tự phê, chưa có tinh thần học tập nhằm nâng cao trình độ chuyên
môn, nghiệp vụ, ngoại ngữ, tin học đẻ nâng cao chất lượng giáo dục.
2.1.c. Về lối sống, tác phong
- Đa số cán bộ, giáo viên có lối sống trong sáng, lành mạnh, có mục đích phấn
đấu, có tác phong nhanh nhẹn, khoa học, có tinh thần đoàn kết, giúp đỡ đồng
Nguyễn Thị Vụ Trường THCS Tân Đức, xã Tân Đức, huyện Phú Bình, tỉnh Thái Nguyên
19
Đề tài NCKH 2009- 2010 Nâng cao năng lực, phẩm chất của đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lí
nghiệp, có ý thức xây dựng gia đình văn hóa.
- Một bộ phận giáo viên chưa có mục đích phấn đấu, ý chí vươn lên, gây bè

phái, mất đoàn kết nội bộ, tác phong lề mề, thiếu khoa học.
2.1.d. Về giữ gìn, bảo vệ truyền thống đạo đức nhà giáo:
- Nhìn chung giáo viên đã có ý thức giữ gìn, bảo vệ truyền thống đạo đức nhà
giáo.
- Một bộ phận nhỏ GV còn chạy theo bệnh thành tích, thiếu trung thực
tronggiảng dạy và đánh giá học sinh, đôi khi còn quát mắng học sinh, còn đi muộn
về sớm, cắt xén, dồn ép chương trình.
2.2. Về năng lực chuyên môn
Năng lực chuyên môn của nhiều giáo viên còn hạn chế. Cụ thể:
- Vốn kiến thức bộ môn còn nghèo nàn, chưa có khả năng mở rộng, đào sâu,
nâng cao kiến thức cho học sinh. Ví dụ: có GV dạy văn 9 nhưng chỉ nắm được các
nội dung đoạn trích trong sách giáo khoa, không có đầy đủ kiến thức về tác giả,
tác phẩm, chẳng hạn, dạy “ Truyện Kiều”, không biết hai câu thơ “ Anh hùng
tiếng đã gọi rằng- Giữa đường dẫu thấy bất bằng mà tha” là chỉ người anh hùng
Từ Hải; hoặc có GV dạy Địa, đưa những thông tin về dân số và thu nhập bình
quân đầu người từ năm 1999 cung cấp cho HS mà không nắm được dân số và thu
nhập bình quân đã tăng ra sao ( Vì SGK xuất bản từ 1999).
- Vốn kiến thức xã hội, tự nhiên ngoài bộ môn nhằm phục vụ tốt cho giảng dạy
cũng rất hạn chế. Vì thế khi giảng dạy không có khả năng tích hợp giữa các bộ
môn, làm cho hiệu quả giảng dạy bị hạn chế rất nhiều.
- Sử dụng phương pháp bộ môn còn lúng túng, gò ép khiến cho giờ dạy trở nên
gượng ép, không có sức lôi cuốn HS. Một số GV lại chưa chú ý đổi mới PPDH,
nên dẫn tới sự áp đặt cho HS, cho HS tiếp thu bài một cách thụ động, máy móc.
- Khi giảng dạy và tổ chức các hoạt động giáo dục, nhiều GV còn thiếu sự năng
động, sáng tạo, chỉ biết dập khuôn một cách máy móc. Từ đó không có khả năng
rèn luyện cho HS thói quen tư duy sáng tạo.
- Trình độ Tin học của đại bộ phận GV không có (mù tin học), vì thế rất khó
khăn cho việc tìm kiếm thông tin trên mạng phục vụ dạy học và giáo dục, không
Nguyễn Thị Vụ Trường THCS Tân Đức, xã Tân Đức, huyện Phú Bình, tỉnh Thái Nguyên
20

Đề tài NCKH 2009- 2010 Nâng cao năng lực, phẩm chất của đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lí
có khả năng sử dụng công nghệ hiện đại (bài giảng điện tử) phục vụ giảng dạy và
công tác giáo dục.
- Kĩ năng điều tra, phân tích, tổng hợp của nhiều GV còn rất hạn chế.
Trong khi đã yếu về chuyên môn, nghiệp vụ nhưng lại chưa có ý thức học hỏi
đồng nghiệp để tiến bộ, còn hoặc là ngại khó, ngại khổ, hoặc là còn giấu dốt, sợ
đồng nghiệp chê cười, dẫn tới tự làm mất uy tín của mình với học sinh và nhân
dân.
Xếp loại GV năm học 2006-2007:
TSGV XL phẩm chất đạo đức XL chuyên môn nghiệp vụ XL chung
Tốt Khá Đạt Giỏi Khá Đạt XS Khá Đạt
31 11 20 0 11 15 5 11 15 5
- Xếp loại cán bộ quản lý năm học 2006- 2007
TS XL phẩm chất đạo đức XL chuyên môn nghiệp vụ XL chung
Tốt Khá Đạt Giỏi Khá Đạt XS Khá Đạt
2 2 0 0 0 0 2 0 0 2
B / Đề án xây dựng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý ở Trường THCS Tân
Đức trong những năm học ( 2007- 2008 đến 2011- 2012)
B.1. Mục tiêu tổng quát của công tác xây dựng đội ngũ nhà giáo và cán bộ
quản lý giáo dục ở Trường THCS Tân Đức là:
1. Không ngừng nâng cao nhận thức cho cán bộ, giáo viên về vị trí, vai trò,
nhiệm vụ của nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục trong thời kì đẩy mạnh công
nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, tiếp cận với nền kinh tề trí thức và hội nhập
quốc tế sâu và đầy đủ. Phải giúp cho cán bộ, giáo viên hiểu rõ vị trí then chốt của
giáo dục trong chiến lược kinh tế- xã hội của Đảng và Chính phủ ta, trong đó có
trách nhiệm đào tạo nguồn nhân lực có đầy đủ những phẩm chất và năng lực thích
ứng với mọi tình hình, đáp ứng được yêu cầu thực hiện thành công sự nghiệp công
nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
2. Coi trọng và làm tốt công tác bồi dưỡng giáo viên và cán bộ quản lý nhà
trường về tư tưởng chính trị, về đạo đức, lối sống, về kiến thức văn hóa và vốn

sống, về chuyên môn, nghiệp vụ, nhất là kiến thức về Tin học, thực hiện khẩu hiệu
“ mỗi thầy giáo, cô giáo là một tấm gương đạo đức, tự học và ság tạo”.
* Đề án bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ cho đội ngũ GV và cán bộ quản lý
Nguyễn Thị Vụ Trường THCS Tân Đức, xã Tân Đức, huyện Phú Bình, tỉnh Thái Nguyên
21
Đề tài NCKH 2009- 2010 Nâng cao năng lực, phẩm chất của đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lí
chia làm hai giai đoạn:
- Trong hai năm học 2007- 2008 và 2008- 2009:
+ Tạo điều kiện cho các giáo viên chưa cập chuẩn theo học các lớp đại học để
cập và vượt chuẩn.
+ Tạo điều kiện cho các GV đã cập chuẩn nhưng mới có trình độ cao đẳng
theo học các lớp đại học để nâng số GV có trình độ vượt chuẩn.
+ Bồi dưỡng kiến thức tin học văn phòng, tin học soạn thảo văn bản và cách
soạn và sử dụng giáo án điện tử.
- Trong ba năm học (2009- 2010 và 2010- 2011, 2011- 2012):
+ Tiếp tục nâng cao trình độ trên chuẩn về đào tạo chuyên môn cho giáo viên.
+ Tiếp tục nâng cao kiến thức bộ môn, nâng cao kiến thức Tin học cho giáo
viên ở trình độ truy cập và tìm kiếm thông tin trên mạng một cách thành thạo, sử
dụng thành thạo giáo án điện tử, sử dụng thành thạo phần mềm quản lý giáo viên
và học sinh.
Song song với công tác bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ cho cán bộ, giáo viên,
cần làm tôt công tác bồi dưỡng chính trị, rèn luyện đạo đức, lối sống cho cán bộ,
giáo viên.
3. Coi trọng việc xây dựng sự đoàn kết, thống nhất cao trong tập thể, tinh thần
thương yêu, giúp đỡ nhau cùng tiến bộ.
4. Thực hiện tốt qui chế dân chủ trong nhà trường, xây dựng không khí dân
chủ, cởi mở, tạo ra niềm tin cho mọi GV để phát huy hết năng lực, khả năng của
bản thân.
5. Coi trọng công tác xây dựng các tổ chức Công đoàn, Đoàn Thanh niên
vững mạnh, để từ đó giáo dục, động viên GV có ý thức không ngừng nâng cao

phẩm chất, năng lực nhà giáo. Phấn đấu xây dựng tổ chức Công đoàn và Đoàn
thanh niên thành những tổ chức vững mạnh xuất sắc, hoạt động có hiệu quả.
B.2.Các chỉ tiêu phấn đấu:
1. Về cơ cấu đội ngũ:
- Đủ giáo viên bộ môn theo cơ cấu bộ môn.
Nguyễn Thị Vụ Trường THCS Tân Đức, xã Tân Đức, huyện Phú Bình, tỉnh Thái Nguyên
22
Đề tài NCKH 2009- 2010 Nâng cao năng lực, phẩm chất của đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lí
- Có đủ giáo viên, cán bộ chuyên trách: GV Tổng phụ trách chuyên trách, GV
phụ trách thư viện, GV phụ trách thiết bị, nhân viên văn thư, kế toán, y tế, bảo vệ.
2. Về chất lượng đội ngũ:
2.1. Về phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống:
- 100 % cán bộ quản lý và giáo viên, nhân viên có phẩm chất chính trị, đạo đức,
lối sống được xếp loại tốt.
- 10 % cán bộ, GV có trình độ Trung cấp chính trị.
- Không có cán bộ, GV, nhân viên vi phạm pháp luật, vi phạm các chuẩn mực
đạo đức nhà giáo và vi phạm những quy định đối với công chức, viên chức.
2.2. Về trình độ đào tạo:
- 100 % cán bộ quản lý có trình độ đào tạo đại học.
- 100 % GV có trình độ cao đẳng, trong đó có 70 % có trình độ đào tạo đại học.
- Các biên chế văn phòng, thiết bị, thư viện có trình độ cập chuẩn.
2.3. Về năng lực chuyên môn nghiệp vụ:
* Đối với cán bộ quản lý: 100 % cán bộ quản lý có năng lực chuyên môn
nghiệp vụ giỏi. Biểu hiện ở các mặt cụ thể như sau:
+ Nắm vững nghiệp vụ quản lý trường THCS.
+ Có trình độ quản lý giỏi:
Lập Kế hoạch cụ thể, sát thực, có tính khả thi và có tính hiệu quả. Biết tổ
chức và chỉ đạo các hoạt động giáo dục và dạy học trong nhà trường một cách
hiệu quả.
Có khả năng thanh tra, kiểm tra và khả năng đánh giá, đôn đốc, điều chỉnh

toàn bộ các hoạt động dạy học và giáo dục trong nhà trường sao cho đạt được mục
tiêu của nhà trường.
+ Có khả năng quản lý nhà trường trên phần mềm máy tính:
Sử dụng thành thạo phần mềm quản lý giáo viên, học sinh.
Có khả năng tiếp nhận thông tin, chỉ thị từ cấp trên thông qua mạng; đồng
thời.có khả năng báo cáo tình hình nhà trường qua mạng.
Biết truy cập và tìm kiếm và lấy thông tin trên mạng phục vụ cho công tác
Nguyễn Thị Vụ Trường THCS Tân Đức, xã Tân Đức, huyện Phú Bình, tỉnh Thái Nguyên
23
Đề tài NCKH 2009- 2010 Nâng cao năng lực, phẩm chất của đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lí
quản lý và các hoạt động dạy học và giáo dục của nhà trường.
+ Có năng lực chuyên môn ở bộ môn được đào tạo vào loại giỏi: Soạn và sử
dụng thành thạo bài giảng điện tử, sử dụng PPDH tiên tiến một cách hiệu quả, có
khả năng bồi dưỡng học sinh giỏi.
Đối với các bộ môn khác được giảng dạy trong trường THCS: nắm bắt
được nội dung chương trình và những kiến thức, phương pháp dạy học cơ bản ở
mức có khả năng quản lý việc dạy học bộ môn và đánh giá, góp ý cho giờ dạy
của GV một cách thiết thực.
+ Có năng lực tổ chức công tác bồi dưỡng giáo viên, đồng thời có khả năng
làm báo cáo viên trong các chuyên đề bồi dưỡng GV do nhà trường tổ chức.
+ Có năng lực quản lý tài chính, cơ sở vật chất, tài sản nhà trường, tài liệu,
thiết bị dạy học phục vụ các hoạt động dạy- học và các hoạt động giáo dục đạt
hiệu quả cao.
+ Có năng lực chỉ đạo các hoạt động đoàn thể trong nhà trường một cách tốt
nhất.
+ Có năng lực quản lý, chỉ đạo công tác phục vụ dạy và học, phục vụ các
hoạt động giáo dục của nhà trường (công tác y tế học đường, công tác văn phòng,
phục vụ, bảo vệ ) một cách hiệu quả.
* Đối với giáo viên
- 100 % GV được đánh giá, xếp loại giảng dạy loại giỏi. Biểu hiện cụ thể:

+ Nắm vững kiến thức bộ môn, có khả năng mở rộng, đào sâu kiến thức.
+ Sử dụng thành thục phương pháp dạy học bộ môn, biết kết hợp nhiều
phương pháp dạy học khác nhau một cách hiệu quả.
+ Biết thiết kế và sử dụng bài giảng điện tử một cách thành thục.
+ Biết sử dụng phương pháp dạy học tiên tiến một cách tối ưu.
+ Biết tổ chức giờ học sao cho hợp lý, thu hút được nhiều học sinh tham gia
học tập, phát huy được sự chủ động, sáng tạo của HS trong học tập bộ môn.
+ Có khả năng ứng xử với những tình huống nảy sinh trong giờ học.
+ Kết quả giờ học đạt được cao: đa số học sinh hiểu bài và nắm được những kĩ
Nguyễn Thị Vụ Trường THCS Tân Đức, xã Tân Đức, huyện Phú Bình, tỉnh Thái Nguyên
24
Đề tài NCKH 2009- 2010 Nâng cao năng lực, phẩm chất của đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lí
năng cần thiết.
- 100 % GV có khả năng làm tốt công tác chủ nhiệm lớp, có khả năng xây
dựng lớp chủ nhiệm thành tập thể học sinh tích cực, tiên tiến, có khả năng ứng xử
với mọi tình huống nảy sinh khi tổ chức các hoạt động giáo dục.
- 100 % GV có khả năng tổ chức tốt các hoạt đông giáo dục ngoài giờ lên lớp.
- 100 % GV có trình độ tin học ở mức: soạn thảo thành thục các loại văn bản,
soạn và sử dụng giáo án điện tử, truy cập và tìm kiếm và lấy thông tin trên mạng
phục vụ cho công tác giảng dạy và giáo dục học sinh, có khả năng quản lý học
sinh trên phần mềm máy tính, có khả năng tiếp nhận chỉ thị của Ban giám hiệu và
báo cáo tình hình giảng dạy, tình hình giáo dục, tình hình HS với Ban Giám hiệu
qua mạng.
C/ Một số giải pháp nhằm nâng cao phẩm chất và năng lực đội ngũ nhà giáo
và cán bộ quản lý giáo dục ở Trường THCS Tân Đức.
1. Giải pháp thứ nhất: Nâng cao nhận thức về tư tưởng chính trị, đạo đức nhà
giáo.
Đây là một giải pháp hết sức quan trọng, bởi khi tư tưởng thông thì con người
ta có thể hoàn thành tốt mọi công việc trong những hoàn cảnh khó khăn nhất.
Chính vì thế, Ban Giám hiệu nhà trường rất coi trọng công tác giáo dục tư tưởng

chính trị, đạo đức, lối sống cho cán bộ, giáo viên trong đơn vị.
- Để giáo dục cán bộ, giáo viên, nhà trường xây dựng “ Những chuẩn mực đạo
đức, lối sống” và thực hiện kí cam kết cùng thực hiện tốt “ Quy định về đạo đức
nhà giáo” do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành.
- Để làm tốt công tác giáo dục tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, Ban Giám
hiệu kết hợp với các tổ chức đoàn thể như Công đoàn, Đoàn Thanh niên cùng tổ
chức tuyên truyền, giải thích, vận động đoàn viên của tổ chức mình.
- Hàng năm, đặt ra yêu cầu cụ thể về tiêu chí thi đua, trong đó coi trọng đánh
giá về tư chính trị, đạo đức, lối sống ở mọi tổ chức trong nhà trường.
- Thường xuyên tổ chức cho cán bộ, giáo viên trong đơn vị học tập, tìm hiểu về
các chủ trương, nghị quyết của Đảng, tìm hiểu về tư tưởng và tấm gương đạo đức
Nguyễn Thị Vụ Trường THCS Tân Đức, xã Tân Đức, huyện Phú Bình, tỉnh Thái Nguyên
25

×