Tải bản đầy đủ (.doc) (6 trang)

WebQuest – phương pháp dạy học hiệu quả qua mạng Internet

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (212.73 KB, 6 trang )

WebQuest – phương pháp dạy học hiệu quả qua mạng Internet. (Phần 1)
Học sinh của bạn tỏ ra chán ngán những bài tập về nhà đơn thuần? Học sinh của
bạn làm bài tập về nhà một cách máy móc và không hiệu quả? Với mục đích tạo
hứng thú cho học sinh tự học cũng như giúp cho việc học tập qua mạng internet
hiệu quả, WebQuest đã ra đời.
Trong Phần 1 này các bạn sẽ cùng Global Education tìm hiểu những thông tin chung về WebQuest nhé!
1. WebQuest là gì?
WebQuest là một hình thức học tập trong đó hầu như toàn bộ các thông tin, kiến thức đều đến từ các trang
Web trên internet Hiện nay, giáo viên các nước sử dụng các bài tập dạng WebQuest để khuyến khích học
sinh sử dụng internet nhằm rèn luyện các kỹ năng tư duy mức cao mà xã hội thế kỷ 21 yêu cầu… Trong
tiếng Việt chưa có cách dịch hoặc cách dùng thuật ngữ thống nhất cho khái niệm này. Trong tiếng Anh,
“Web” ở đây nghĩa là mạng, “Quest” là tìm kiếm, khám phá. Dựa trên thuật ngữ và bản chất của khái niệm
có thể gọi WebQuest là phương pháp “Khám phá trên mạng”. WebQuest là một dạng đặc biệt của dạy học
sử dụng truy cập mạng internet.
Khi dạy học bằng phương pháp WebQuest, học sinh
sẽ tự lực thực hiện trong nhóm một nhiệm vụ về một
chủ đề phức hợp, gắn với tình huống thực tiễn.
- Tưng bừng tháng khuyến học
- Luyện thi TOEFL-iBT với Global Education
Những thông tin cơ bản về chủ đề được truy cập từ những trang liên kết (Internet links) do giáo viên chọn
lọc từ trước. Việc tạo các bài tập dạng WebQuest không có gì phức tạp về mặt kỹ thuật, chỉ cần biết tạo các
liên kết hyperlink trong các file tài liệu là bạn đã có thể tạo được WebQuest. Nghĩa là có thể soạn bài tập
dạng WebQuest bằng Word, PowerPoint hay Excel cũng được.
2. Có những tiêu chí nào để soạn ra một bài WebQuest?
Trước khi đưa ra một bài Webquest, bạn hãy kiểm tra xem có đạt được các tiêu chí sau hay không:
• Các nhiệm vụ đưa ra cho học sinh trong bài tập dạng WebQuest phải là các vấn đề lý thú, phức tạp,
thách thức, là phiên bản thu nhỏ của các công việc mà người lớn đang thực hiện ngoài xã hội.
• Để thực hiện được những yêu cầu của giáo viên trong Webquest, học sinh phải vận dụng cá kỹ
năng tư duy ở mức độ cao như tổng hợp, phân tích, giải quyết tình huống, sáng tạo và đưa ra quyết
định chứ không chỉ đơn thuần là làm những bài tập đã có sẵn đáp án hay chỉ đọc bài rồi trả lời đúng
sai.


• Một WebQuest phải sử dụng được các nguồn tư liệu phong phú trên internet. Nguồn trong một
Webquest phải dựa trên các thông tin liên quan đến nhiều lĩnh vực trong cuộc sống và được cập
nhật thường xuyên.
• Trong điều kiện không có Internet trong trường , giáo viên chúng ta có thể tải các trang Web này về
sẵn trong máy tính, hoặc sử dụng các nguồn tư liệu khác (Word, Excel, sách, báo chí, ). Điều quan
trọng là các tư liệu này phải là các tư liệu “sống” chứ không phải chỉ là các bài giảng của giáo viên
hay những bài đã được kiểm định kỹ càng trong sách giáo khoa.
Tóm lại, WebQuest là một dạng bài tập giao cho học sinh. Học sinh phải nghiên cứu nguồn tài liệu
sống do giáo viên cung cấp và vận dụng những kỹ năng tư duy ở mức độ cao để hoàn thành nhiệm
vụ mà giáo viên đưa ra.
Sau đây là một ví dụ về WebQuest của một giáo viên nước ngoài đưa ra cho học sinh của mình với chủ đề
“Travel”. Bằng phương pháp này, học sinh của cô vừa có thể phácct huy kỹ năng tư duy ở mức độ cao để
có thể hoàn thành nhiệm vụ được giao, vừa có thể học thêm được rất nhiều từ vựng về chủ đề “Travel”, một
việc khiến giáo viên rất mất thời gian và học sinh khó tiếp thu nếu chỉ dạy đơn thuần trên lớp.
How far do I travel, how far do I go?


(Welcome, Mrs. Yount's Pre-Calculus students. Read the introduction and the task, then use the links
under number three to do the problem. You may choose one of the cities to complete the assignment for
extra credit. Due Monday, March 6. Remember you must find a direct flight!!! Good Luck!!!)
1. Introduction: You are curious about airlines charging you for how far you fly, but not how far you really
travel. They charge you for the miles you go when you fly, but how far away are you really? In other words,
when you fly around the earth, you fly the path of an arc, but distance is measured on a straight line.
Should the price change, and are you being charged too much? You have four destinations in mind to
reach from New York's JFK airport: Los Angeles, CA; Cairo, Egypt; Istanbul, Turkey; and London, England.
You need to find direct flights to these destinations and find out how far it is. You also need to look for the
cheapest price.
2. Task: First, you need to find the distance and price for each flight. You may want to use a map to find
each of these cities on the earth, though it is not necessary. Then you need to draw a 2-dimensional
representation of each flight around the earth. Label your drawing with the information you found. Now,

using your mathematical genius, find the distance you actually travelled. (What other information do you
need to know? What formulas will you use to help?)
3. Sources:
/> />The earth's diameter is 7269.4 mi.
4. Process: Once you have your data, and have done your calculations, do the following:
a. Find the cost per mile the airline charges you. Next determine the price the flight would cost if you were
charged per actual mile travelled. How much more are you paying? Calculate this difference as a
percentage.
b. Make the following prediction: For each flight, find the ratio of miles you fly to actual miles travelled. Will
this ratio be the same for each flight, or will it vary? Why or why not? Pair several flights to check your
prediction. If the ratio is the same, what is it?
c. Make a line graph in Excel that has as the x-axis the actual distance, and the y-axis the flown distance.
Find the equation of the best-fit line. Make a bar graph for each destination showing the difference in the
actual price and your predicted price.
d. Using Word, write a brief summary to explain your findings. Paste your graph from Excel into the bottom
of your summary.
e. Make a PowerPoint presentation with a title page, a slide for each 2-D sketch with labels, and your line
graph, which you will present to class.
5. Conclusion: You have used actual real-world data to solve a very complex problem. And you saw how
useful math can be, and how neatly it can be displayed and presented using technology.
Thủy Anh - Global Education
WebQuest – phương pháp dạy học hiệu quả qua mạng Internet. (Phần 2)
Qua Phần 1 của chuyên mục Phương pháp giảng dạy, chúng ta đã có cái
nhìn tổng quan về WebQuest và cũng đã được tham khảo một WebQuest
của một giáo viên giao cho học sinh của mình. Hôm nay Global Education
xin giới thiệu kỹ hơn về cấu trúc của một Webquest nhằm giúp các bạn có thể tự soạn một
WebQuest của riêng mình nhé!
Qua Phần 1 của chuyên mục Phương pháp giảng dạy, chúng ta đã có cái nhìn tổng quan về WebQuest và
cũng đã được tham khảo một WebQuest của một giáo viên giao cho học sinh của mình. Hôm nay Global
Education xin giới thiệu kỹ hơn về cấu trúc của một Webquest nhằm giúp các bạn có thể tự soạn một

WebQuest của riêng mình nhé!
1. WebQuest có thể được chia thành các WebQuest lớn và các WebQuest nhỏ:
• WebQuest lớn: Xử lý một vấn đề phức tạp trong một thời gian dài (ví dụ cho đến một tháng), có thể
coi như một dự án dạy học.
• WebQuest nhỏ: Trong một vài tiết học (ví dụ 2 đến 4 tiết), học sinh xử lý một đề tài chuyên môn
bằng cách tìm kiếm thông tin và xử lý
chúng cho bài trình bày, tức là các thông
tin chưa được sắp xếp sẽ được lập cấu
trúc theo các tiêu chí và kết hợp vào kiến
thức đã có trước của các em.
- Tưng bừng tháng khuyến học
- Luyện thi TOEFL-iBT với Global Education
- Mệnh giá thẻ học
2. Làm thế nào để tạo một WebQuest?
Việc tạo các bài tập dạng WebQuest không có gì phức tạp về mặt kỹ thuật. Chỉ cần biết tạo các liên kết
hyperlink trong các file tài liệu là bạn đã có thể tạo được WebQuest. Nghĩa là có thể soạn bài tập dạng
WebQuest bằng Word, PowerPoint hay Excel cũng được.
3. Vậy một WebQuest bao gồm những gì?
Một WebQuest thường gồm các phần sau đây:

a. Giới thiệu (Introduction): Phần này viết cho người đọc là các em học sinh. Viết một đoạn ngắn ở đây
giới thiệu cho học sinh về bài học, về các nhiệm vụ.
b. Nhiệm vụ (Task): Mô tả ngắn gọn, rõ ràng các kết quả mà học sinh phải đạt được:
•Vấn đề đưa ra phải được giải quyết
•Sản phẩm phải được thiết kế hoàn tất
•Các nhiệm vụ phức tạp phải nghiên cứu
•Các ý kiến, nhận xét của cá nhân học sinh
•Các bảng tổng kết
•Các kết quả mang tính sáng tạo
•Các nhiệm vụ yêu cầu học sinh phải biết xử lý và diễn đạt lại thông tin.

c. Tiến trình (Process): Các bước cần thực hiện để hoàn thành các nhiệm vụ ở trên. Các liên kết đến các
trang web nên liệt kê ở đây theo tiến trình thực hiện để học sinh truy cập (không nên tách thành một danh
sách riêng). Nếu chia theo nhóm, thì các liên kết được liệt kê theo tiến trình của từng nhóm.
Ở phần này, chúng ta hướng dẫn cách tổ chức, sắp xếp lại các thông tin do các em tìm được: lưu đồ, bảng
tổng kết, đồ thị
Hoặc nếu cần, đưa ra danh sách các câu hỏi hướng dẫn các em phân tích thông tin, hoặc viết thu hoạch
cho bài học.
d. Đánh giá (Evaluation): Cho các em học sinh biết rõ về cách đánh giá tiến trình hoc tập của các em.
Đánh giá theo nhóm hoặc cá nhân.
e. Kết luận (Conclusion): Viết tóm tắt vài câu về những gì học sinh sẽ đạt được sau khi hoàn thành bài học
này. Nếu cần, đưa ra các câu hỏi, bài tập mở rộng.
Việc vận dụng công nghệ thông tin vào dạy và học là xu thế của xã hội ngày nay. Chỉ cần có phương pháp
đúng đắn và khoa học, học sinh của bạn sẽ không chỉ được học trên lớp mà còn có thể tự tiếp thu được rất
nhiều kiến thức trong quá trình tự học ở nhà theo định hướng của giáo viên, tránh việc tiếp thu kiến thức lan
man và thiếu hiệu quả. Không những thế học sinh của bạn còn cảm thấy chủ động trong việc học và có
hứng thú hơn với các giờ học trên lớp. Đó chính là lý do mà phương pháp WebQuest ra đời. Chúc bạn
thành công với phương pháp dạy học mới này.
Thủy Anh - Global Education

×