Tải bản đầy đủ (.doc) (7 trang)

Để cuộc sống không còn Stress ppt

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (124.01 KB, 7 trang )

Để cuộc sống không còn
Stress
Theo giáo sư Nguyễn Lân
Đính, chuyên gia về dinh
dưỡng: “Người ta có thể làm
chủ được stress nếu biết cách
cân đối lịch sinh hoạt, nếp
sống và để ý đến cách ăn
uống hàng ngày”.
Ảnh hưởng của stress
cũng thể hiện rất rõ trên
sức khỏe.

Những tác nhân và hậu quả của stress

Áp lực nhiều mặt của cuộc sống ngày càng gia tăng,
từ đó lý do bị stress rất rộng, từ gia đình đến xã hội,
thậm chí ngay cả thiên nhiên cũng có thể làm cho con
người bị stress. Hơn thế stress có thể tác động đến
bất cứ ai từ trẻ em cho đến người cao tuổi…

Trong các yếu tố đó, yếu tố gia đình là tác nhân quan trọng
nhất với cả 2 mặt tích cực lẫn tiêu cực, gia đình vừa là tác
nhân chính yếu dẫn đến stress nhưng cũng là tác nhân giảm
stress rất hiệu quả.

Nhà bác học người Áo, Hans Seley cho rằng: “Stress là một
quá trình phức tạp bao gồm các phản ứng sinh lý, tâm lý và
ứng xử khi cố gắng thích ứng với các thay đổi, các nhu cầu
bên trong hay bên ngoài thường vượt quá khả năng thích
nghi hoặc đối phó của một cá nhân”.



Có rất nhiều tác nhân có thể dẫn đến stress, nhưng còn tùy
vào phản ứng của từng cá nhân, nếu ai không thích nghi
được với tác nhân thì sẽ bị stress. Những cá nhân có cá tính
mạnh sẽ dễ vượt qua stress. Đối với những cá nhân bị stress
kéo dài, cần cố gắng vượt qua, nếu không vượt qua được
thì cần phải chấp nhận sống chung với stress.

Stress có 2 dạng là stress cấp thời và stress mãn tính. Khi bị
stress cách đột ngột, phản ứng của đa số thường là sững sốt
và có thể dẫn đến bị kích động mạnh. Bị stress cấp thời mà
không trở lại được trạng thái bình thường dễ dẫn đến bị
stress mãn tính. Với stress mãn tính người bị stress dễ bị rối
lọan nhiều mặt như lo âu, trầm cảm, suy kiệt cơ thể lẫn tinh
thần.

Theo Thạc sĩ Bác sĩ Đào Trần Thái, Chủ nhiệm khoa tâm
thần trường Đại học Y Dược TPHCM: “Những người bị
stress mãn tính có rối loạn trầm cảm dễ dẫn đến nguy cơ tự
sát, trong đó nam giới có nguy cơ cao đi đến hành động tự
sát hơn nữ giới. Ngoài ra, người bị stress mãn sẽ không ngủ
được khi có rối loạn về lo âu và có cả nguy cơ suy kiệt về
cơ thể lẫn tâm thần”.

Ảnh hưởng của stress cũng thể hiện rất rõ trên sức khỏe,
stress trầm trọng và kéo dài có thể làm tổn hại hệ miễn dịch
và các chức năng sinh lý khác, làm suy yếu khả năng của
cơ thể nhằm chống lại bệnh tật cũng như sự xâm nhập của
vi rút. ngoài ra stress mãn tính còn có thể làm nặng thêm
các bệnh lý cơ thể hoặc tâm thần sẵn có.


Điều trị stress chủ yếu bằng tâm lý

Để điều trị tốt chứng stress, người bị stress cần phải biết
cách chấp nhận sống chung với stress, mỗi con người đều
tự có cách đối phó để giảm stress, tùy mỗi người áp dụng
cho việc tiết giảm stress như đọc sách, câu cá, chơi bóng
bàn…

Ngoài ra, phương pháp trị liệu stress chủ yếu là bằng tâm
lý, trong đó sự lắng nghe và đồng cảm của cha mẹ cùng
người thân trong gia đình là rất cần thiết. Thứ đến, phải chú
ý đến việc tăng cường sức khỏe cho cơ thể qua việc ăn
uống đầy đủ chất và việc tập luyện thể thao. Chỉ sử dụng
thuốc khi cần thiết phải có sự hướng dẫn của bác sĩ.

Theo giáo sư Nguyễn Lân Đính, chuyên gia về dinh dưỡng
Thì: “Người ta có thể làm chủ được stress nếu biết cách cân
đối lịch sinh hoạt, nếp sống và để ý đến cách ăn uống hàng
ngày.”

Trong đó, nên ăn thức ăn đa dạng với nhiều rau củ, trái cây
các loại như rau xanh, chuối, dâu tằm, cam-quýt-kiwi, trái
bơ. Nên ăn nhiều cá kể cả mỡ cá, cùng các lọai thức ăn giàu
đạm và giảm lượng muối ăn dùng trong mỗi ngày chỉ nên
từ 6 - 10g.

Tránh dùng các loại thức ăn có hại như thức ăn nhanh hay
các loại thực phẩm chế biến dùng ăn liền, café, rượu, hay
các loại thức ăn có nhiều đường và nhiều chất béo bão hòa,

vì đây là những chất làm cho người bị stress càng thêm
căng thẳng.

Theo bác sĩ Nguyễn Kim Hưng, con người ta thường muốn
kiểm soát những điều mà mình không kiểm soát được và
dần trở thành nạn nhân của stress. Nhưng con người có thể
sống mà không có stress nếu làm chủ được bản thân mình.

Bác sĩ Nguyễn Kim Hưng, thì cho rằng: “Nội lực cá nhân
mạnh sẽ giúp làm giãm những áp lực phía bên ngoài (công
việc, sức khỏe, gia đình, học tập, tài sản…), nhờ đó dù có
nhiều áp lực đưa đến, người có nội lực mạnh sẽ chuyển hóa
stress thành sự bình thường”.

Để có thể tránh làm giảm sức mạnh nội tâm mỗi người cần
tránh 3 điều:
1. Không đỗ lỗi cho ai hay vì lý do gì.
2. Tránh than vãn mỗi khi gặp khó khăn hay trở ngại nào.
3. Không cần phải so sánh điều gì. Phải biết chấp nhận với
những điều mình không thể thay đổi được. Đối với những
điều mình có thể thay đổi thì hãy tập trung thời gian và sức
lực để quyết tâm thay đổi nó.

×