Tải bản đầy đủ (.doc) (8 trang)

Yêu người hay chỉ yêu mình… potx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (145.26 KB, 8 trang )

Yêu người hay chỉ yêu
mình…
Dù chồng chị cũng là một
người đàn ông hết sức
quyến rũ, đẹp trai, tài hoa,
đàn hay, hát ngọt… Thế
nhưng vẫn không có một
“tai nạn” gì xảy ra với anh.
Nhiều người thân tò mò hỏi, anh nói: “Vợ mình đã
biết sống vì mình, lẽ nào mình không biết sống vì
vợ?”.
Yêu người hay yêu mình, có dễ nhận ra?
Triệu, một bác sĩ trẻ có năng lực rất tự hào về người
yêu mình là Uyên, một cô tiểu thư thành phố con nhà
khá giả, sinh viên một trường đại học danh giá. Vừa
xinh đẹp, học giỏi, được gia đình cưng chiều, nhiều
bạn trai theo đuổi nhưng Uyên chọn Triệu, một chàng
trai xuất thân từ tỉnh, không mấy đẹp trai nhưng vì
Triệu là người chịu khó, tận tụy.
Từ việc kiên trì đeo đuổi cô, chiều chuộng mọi sở
thích, kể cả những sở thích kì quặc của cô lẫn việc
chịu khó học hành để có tấm bằng bác sĩ và nhiều
bằng ngoại ngữ khác để dọn đường cho học vị tiến sĩ
là điều chắc chắn. Uyên cũng ngầm bảo người yêu
rằng bao giờ trở thành ông “đốc – tờ” thật sự cô mới
đồng ý cưới.
Theo đuổi Uyên đã khó khăn, tốn kém, mà giữ được
cô nàng còn khó hơn. Riêng tiền mua hoa hồng cho
cô trong những dịp đặc biệt cũng lên đến hàng triệu
đồng. Chẳng hạn sinh nhật cô thì lẳng hoa của Triệu
phải là to nhất, phải mang đến đúng lúc tiệc sinh nhật


đang “cao trào” để có nhiều người nhìn thấy. Còn
ngày quốc tế phụ nữ, lễ tình nhân, nếu ngày ấy cô
bạn ở trường hay đi thực tập thì món quà hay bó hoa
phải đến đúng lúc để cô được “diễn” là một cô nàng
hạnh phúc nhận quà của người yêu là một bác sĩ.
Những lúc triệu đi công tác xa hay bận rộn, nếu nhớ
cô thì không được gọi điện thoại mà phải… nhắn tin.
Vì những dòng chữ yêu thương nhớ nhung, những
bài thơ tình mà Triệu cố vắt óc ra sáng tác sẽ được
lưu trong máy, để Uyên còn có dịp đem ra khoe với
bạn bè rằng cô được si mê như thế nào!
Triệu sẽ còn hưởng cái niềm hạnh phúc ảo ấy dài dài
nếu không có một sự cố xảy ra. Đó là trong một lần từ
bệnh viện về nhà, Triệu gặp tai nạn giao thông bị dập
nát một cẳng chân. Dù là người trong ngành, Triệu
được các bác sĩ, giáo sư tận tình cứu chữa nhưng cái
chân rắn chắc chưa biết mỏi của chàng bác sĩ trẻ
trong việc chinh phục khoa học lẫn trái tim người đẹp
đành phải cắt bỏ đến gần đầu gối. Trong cơn đau đớn
tận cùng thể xác lẫn tinh thần Triệu vẫn còn một niềm
hy vọng là được người yêu chia sẻ và sẽ cùng nhau
đi đến cuối cuộc đời.
Nhưng ngay từ lần đầu tiên đến thăm khi Triệu vừa
tỉnh, ánh mắt thản thốt, sợ hãi, chối bỏ của Uyên
khiến Triệu cảm thấy bất an. Những lần thăm thưa
thớt rồi vắng dần. Và anh bắt đầu hiểu ra. Một người
con gái xinh đẹp, quá nhiều ưu điểm như Uyên không
thể sánh đôi cùng một chàng trai khuyết tật và lâu nay
Uyên cũng chưa hề yêu Triệu, nếu có yêu thì cũng
chỉ vì cô quá yêu chính mình. Vì chỉ có Triệu mới đáp

ứng được những nhu cầu của cô. Ngẫm lại, tình yêu,
sự chiều chuộng của anh cũng chỉ có một chiều.
Tai họa đó đồi với anh, tuy lớn nhưng lại giúp anh
thoát khỏi một ảo tưởng, thoát khỏi một người con gái
ích kỷ yêu có bản thân mình, chỉ biết vì mình.
Trong đời sống vợ chồng càng dễ nhận ra
Người ta hay đổ lỗi rằng thói độc đoán gia trưởng là
“tàn dư” của phong kiến, thật ra đó là biểu hiện rõ nét
của thói ích kỉ, chỉ vì mình chứ ko hề vì nhau. Một
người chồng luôn áp đặt mọi mệnh lệnh của mình,
luôn cho mình là đúng nhất, nếu ai làm trái ý là quát
nạt, bạo hành. Nhất là bắt vợ phục vụ mọi việc trong
nhà theo kiểu chồng chúa vợ tôi.
Hiện nay không ít ông chồng ngồi đọc báo, xem tivi
trong khi vợ tất bật lo cơm nước vừa tắm con, giặt giũ
và quán xuyến bao nhiêu công việc khác trong nhà.
Có người vợ vừa đi làm về, đạp xe dưới trời nắng
nóng, đường xa vất vả thế mà vừa về đến nhà, chồng
đã bắt quay xe ra chợ mua món rau ghém cho “đúng
điệu” với món thịt có sẵn trong nhà. Biết không thể
cưỡng lại lệnh chồng (một người có học) chị vừa đạp
xe vừa khóc thầm, lòng đầy tủi cực vì chồng chị cứ
luôn miệng tuyên bố vì vợ vì con.
Nhưng chỉ đổ cho các ông chồng là ích kỷ không biết
“vì nhau” là rất oan. Phái nữ ngày ngay có học hành,
thành đạt, kiếm được nhiều tiền thì “hội chứng” ích kỷ
của họ được biểu hiện trên nhiều phương diện.
Không ít người vợ trẻ ngày nay không cần biết đến
những nguyện vọng chính đáng, khao khát thầm kín
của chồng mà họ chỉ làm theo sở thích của mình, thể

hiện “cá tính” và những tham vọng của mình.
Khi Bạch Lê lấy chồng, cô thừa biết Vũ, chồng co là
con trai một, bố mẹ chồng đã già, rất mong có cháu
bồng bế thế nhưng cô vẫn quyết tâm kế hoạch nhằm
hoàn tất luận án thạc sĩ để được thăng tiến, rồi một
lần cô lại hủy bỏ kế hoạch có con để được đi nước
ngoài… Để rồi năm 37 tuổi Bạch Lê không còn khả
năng sinh con theo cách tự nhiên, chạy chữa rất tốn
kém nhưng vẫn chưa có kết quả. Biết mình đứng
trước nguy cơ vô sinh, cô càng tỏ ra khó tính, ghen
tuông vì sợ chồng đi kiếm người phụ nữ khác, cô tìm
cách lục lọi email, điện thoại chồng, mỗi lần anh ta đi
sớm về trễ là đều bị cô nói bóng nói gió khiến người
chồng chẳng bao giờ được thoải mái…
Thế nào là vì nhau?
Nhiều cặp mới yêu nhau
không khó khăn gì để nhận ra
điều này, đó là họ biết cách
chia sẻ, biết cách để làm vui
lòng nhau nhưng khi đã thực
sự của nhau không ít người
quên đi cái chức năng cốt lõi này của tình yêu: đã yêu
Ảnh: www.corbis.com
nhau phải biết sống vì nhau. Thế nhưng nhiều người
khi đã là “chủ sở hữu”, đã “quản lý” được cuộc đời
của người kia liền lộ rõ bản chất của những “ông chủ,
bà chủ” và bắt người kia phải làm theo ý mình mà
không cần thiết người kia có chấp nhận, vui lòng làm
như thế hay không. Cho nên có những ông chồng
chua chát kết luận rằng “Khi chưa cưới nàng là công

chúa, khi cưới rồi nàng là bạo chúa”. Vì có những cô
sau khi cưới, để chồng khỏi lăng nhăng bồ bịch họ
quản lý hết tiền bạc, siết chặc giờ giấc, kiểm soát hết
phương tiện để chồng không còn “nhúc nhích” được
nữa… Có người vợ còn lấy lý do sức khỏe của chồng
để bắt chồng không được đụng đến một chút rượu
bia. Họ không biết rằng khi làm như thế họ đã “tịch
thu” hết mọi niềm vui lẫn tự do của chồng. Cũng có
những người chồng vì kiếm được nhiều tiền, buộc vợ
phải ở nhà, không tạo điều kiện cho vợ phát huy tài
năng để đóng góp vào gia đình, xã hội. Ngay cả
những ông chồng danh nhân “vì hạnh phúc chúng ta”
hay để có con nối dõi tông đường cố ép vợ sinh con
theo ý muốn của mình và chấp sức khỏe, tuổi tác,
công việc của vợ và yêu cầu của xã hội.
Còn những người sống vì nhau, bao giờ họ cũng đặt
niềm vui, lợi ích của bạn đời lên trên hết hoặc là
ngang bằng mình. Như chị Phương Dung vồn là một
người phụ nữ xinh đẹp, duyên dáng ưa giao du, vui
tính… Không may chị chưa đến 40 tuổi mà bị một căn
bệnh hiểm nghèo khiến chị xuống sức rất nhanh, thân
thể gầy ốm, nhan sắc phai tàn và nhất là phải nghỉ
ngơi nhiều giữa lúc có nhiều cơ hội thăng tiến mở ra
cho chị. Không thể ra khỏi nhà nhưng chị không hề
muốn cầm tù chồng mà vẫn khuyến khích chồng vui
chơi, họp mặt bạn bè, đi dự tiệc tùng hoặc du lịch. Dù
chồng chị cũng là một người đàn ông hết sức quyến
rũ, đẹp trai, tài hoa, đàn hay, hát ngọt… Thế nhưng
vẫn không có một “tai nạn” gì xảy ra với anh. Nhiều
người thân tò mò hỏi, anh nói: “Vợ mình đã biết sống

vì mình, lẽ nào mình không biết sống vì vợ?”.

×