Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

Phòng bệnh Ecoli đối với mô hình nuôi lợn pps

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (102.38 KB, 5 trang )


Phòng bệnh Ecoli đối với mô hình
nuôi lợn





Đến cuối năm 2005, tỉnh ta có tổng đàn lợn (heo) trên 210.000 con,
tuy có giảm so với cùng kỳ năm trước nhưng đàn heo đang có chiều hướng
tăng trong tình hình dịch cúm gia cầm đang diễn ra phức tạp hiện nay.
Phong trào nuôi heo ở nhiều địa phương trong tỉnh phát triển, nhưng về kỹ
thuật chăm sóc phòng trị bệnh trên heo vẫn là vấn đề nhiều bà con nông dân
quan tâm. Một trong số bệnh đang được nhiều bà con nông dân quan tâm đó
là bệnh Ecoli hay còn gọi là bệnh phù thủng trên heo, là một dạng bệnh xuất
hiện khá phổ biến hiện nay.
Ông Trương Hồng Y, một chủ trại nuôi heo ở ấp Mỹ Hội xã Mỹ Hội
Đông huyện Chợ Mới cho biết: Với 7 con heo nái, bình quân một năm mỗi
con nái đẻ 2 lứa tổng cộng 14 bầy khoảng 140 con heo con, sau hơn 1 tháng
chăm sóc doanh thu từ việc bán heo con rất cao, bình quân mỗi bầy bán thu
lãi từ 3 đến 4 triệu đồng tuỳ theo bầy, chăn nuôi heo hiện đang là nguồn thu
nhập chính của gia đình. Mặc dù thu nhập từ chăn nuôi heo đạt khá cao,
nhưng để nắm bắt kỹ thuật trong phòng trị bệnh đối với heo con là điều ông
Hồng Y còn khuyến khuyết rất nhiều. Bởi vì, trong thời điểm gần đây một
số bầy heo con của ông có xuất hiện bệnh Ecoli làm cho heo tiêu chảy kéo
dài rất khó trị. Gia đình ông Y đã mời cán bộ thú y địa phương để hỗ trợ
điều trị bệnh, nhưng kết quả đạt được chưa cao. Do vậy, với mô hình nuôi
heo nái để tạo nguồn giống heo con, thì bệnh Ecoli là đối tượng bệnh ông
quan tâm đầu tiên.
Không riêng gì ông Y, mà nhiều hộ chăn nuôi khác cũng bày tỏ những
lo lắng khi heo con mắc bệnh Ecoli. Chị Trần Thị Huyền Hương, ngụ ở ấp


Mỹ Hoà B, nuôi 4 con heo nái và 11 con heo thịt, mỗi lần heo nái đẻ chị liền
phòng bệnh cho heo nhưng đôi lúc heo con cũng bị nhiễm bệnh Ecoli làm
cho heo con bị tiêu chảy kéo dài rất khó trị. Sau khi được cán bộ thú y địa
phương hướng dẫn về kỹ thuật chăm sóc heo nên chị Hương xây thêm
chuồng úm và vệ sinh chuồng trại sạch sẽ hơn nên bệnh Ecoli không còn xảy
ra. Tuy nhiên đây chỉ là giải pháp tạm thời, việc phòng và trị bệnh Ecoli gây
nên tiêu chảy trên heo mới là vấn đề mà chị Hương luôn muốn tìm hiểu
nhằm giúp cho nghề chăn nuôi đạt hiệu qủa hơn.
Các chuyên gia ngành chăn nuôi cho biết: Bệnh Ecoli hay còn gọi là
bệnh phù thủng thường xuất hiện phổ biến trên heo con trong thời điểm heo
cai sữa và tách bầy. Thời điểm này, bộ máy tiêu hoá heo con chưa hoàn
chỉnh, hầu hết bà con chăn nuôi đều bổ sung đạm cao cho heo, mà nhiều
người còn gọi là thời điểm nuôi thúc nên heo con rất dễ bị rối loạn tiêu hoá,
nếu môi trường chuồng trại không tốt sẽ là điều kiện thuận lợi để vi khuẩn
Ecoli tồn tại và phát triển, vi khuẩn Ecoli sẽ tấn công làm cho heo bị nhiễm
bệnh. Bệnh phù thủng sẽ xuất hiện ở 3 dạng chính là tiêu chảy, bại huyết và
tạo độc tố đường ruột
Bệnh Ecoli gây bệnh được biểu hiện qua 3 thể như thể hoá cấp, thể
cấp tính và thể không điển hình. Cho dù heo bị nhiễm bệnh ở thể nào đi nữa
sẽ làm cho chất lượng con giống giảm có khi còn ảnh hưởng đến cả bầy. Đối
với thể hoá cấp sẽ làm cho heo chết nhanh. Những con mới nhiễm bệnh ở
thể hoá cấp sẽ ăn yếu và bỏ ăn sau đó. Đối với thể cấp tính, heo cũng có hiện
tượng bỏ ăn do các men đường ruột bị loại trừ. Khi quan sát trên mí mắt
sưng, heo thường ho do thanh quản bị tổn thương, và chúng có biểu hiện
thần kinh do não bị chèn, gây nên co giật đi siêu vẹo. Đối với thể không điển
hình xuất hiện nhiều trên heo giống và có hiện tượng bỏ ăn nhưng sau 7 đến
10 ngày thì chúng ăn lại, nhưng vi khuẩn Ecoli tồn tại trong cơ thể heo chờ
cơ hội gây bệnh sau này.
Bệnh Ecoli là dạng khó trị, theo giới chuyên môn khuyến cáo thì
không nên đầu tư quá lớn cho việc điều trị các con heo mắc bệnh, tuy nhiên

việc phòng bệnh cho heo trong đàn là điều cần phải hết sức quan tâm. Ngoài
ra, bà con nông dân cần phải phòng bệnh từ xa để loại bỏ vi khuẩn Ecoli có
trong chuồng trại chăn nuôi, nhằm giảm nguy cơ gây bệnh cho heo. Để
phòng bệnh Ecoli, Bác sĩ thú y Huỳnh Trọng Tiến, Trưởng bộ phận kỹ thuật
Cty Liên doanh Bio Pharmachemie cho biết bệnh Ecoli chưa có vaccin tiêm
phòng bệnh, điều quan trọng là cần vệ sinh chuồng trại định kỳ bằng
Bioxide, khi heo tách bầy cần hạn chế cho ăn theo khẩu phần ăn hàng ngày,
tức là ngày đầu tiên bà con nông dân chỉ cần cho heo 50% khẩu phần ăn,
ngày thức 2 tăng lên 60% sau đó là 70% nếu thấy heo không bị rối loạn tiêu
hoá thì cho heo ăn bình thường 100% khẩu phần, tuy nhiên bà con cần bổ
sung BioBezin men tiêu hoá đường ruột hỗ trợ cho bộ máy tiêu hoá cho heo
con, bên cạnh đó cần bổ sung vitamine C 10% giúp tăng sức đề kháng heo sẽ
vượt qua bệnh tật nhất là bệnh Ecoli.
Để phòng bệnh Ecoli cho heo con một cách có hiệu quả, bà con nông
dân cần định kỳ vệ sinh chuồng trại, cho heo con bú sữa đầu đầy đủ, sát
trùng rốn sau khi sinh, úm heo con đúng cách, chích bổ sung sắt và tiêm
phòng bệnh cho heo nái là những biện pháp tốt nhất giúp ngăn ngừa có hiệu
quả bệnh Ecoli xuất hiện trong các mô hình chăn nuôi heo hiện nay.

×