Tải bản đầy đủ (.pdf) (10 trang)

Bệnh ở tứ chi, xương khớp, hệ tiết niệu và hệ sinh dục - Phần 4 pot

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (158.9 KB, 10 trang )

500 giải đáp y học theo yêu cầu bạn đọc
Bệnh ở tứ chi, xương khớp, hệ tiết
niệu và hệ sinh dục
Phần 4
411. Trước đây bị chấn thương cột sống
"Em bị chấn thương cột sống do tai nạn năm 1989, đã khỏi. Đến năm
1993, do lao động nặng nên bệnh tái phát, đi bệnh viện được chẩn đoán là
viêm dính cột sống, chữa bằng vật lý trị liệu không khỏi. Xin hỏi bệnh của
em có mổ được không? Nghe nói nếu để lâu có thể bị liệt toàn thân, có đúng
không?".
Trường hợp của em không phải là bệnh, mà là di chứng của một chấn
thương vùng lưng, không gây tổn thương tủy sống.
Nếu như trước đây có tổn thương tủy sống thì em đã bị liệt hai chi
dưới từ dạo ấy, kèm theo những rối loạn vận hành của các cơ quan phía dưới
(ruột, bàng quang, bộ máy sinh dục).
Điều phiền toái thường thấy do chấn thương vùng lưng để lại là: hay
bị đau lưng, lưng kém mềm mại. Có thể khắc phục phần nào bằng xoa bóp,
bấm huyệt, khí công dưỡng sinh, nhân điện, hoặc luyện tập những động tác
mềm dẻo với mức tăng dần; tránh cúi nhiều, tránh ngồi xổm.
Nếu chụp X-quang, có thể thấy những chỗ vỏ xương dày lên, thậm chí
có một vài gai xương nhỏ (do những tổn thương nhẹ cũ nay đã lành), không
phải do viêm nhiễm. Em đừng hoảng hốt, vì đó là chuyện dĩ nhiên, bình
thường.
Và nếu đến tuổi kết hôn, em hãy cứ mạnh dạn cưới vợ, bởi chấn
thương cũ sẽ không làm em bị liệt bất cứ bộ phận nào.
412. Khi bị chấn thương gãy xương sườn
"Vừa qua, cháu bị tai nạn giao thông, gãy ba xương sườn liền, được
bác sĩ dán băng dính và tiêm giảm đau. Cháu không thích nằm viện, nhưng
bác sĩ bắt ở lại theo dõi. Cháu thấy bệnh chẳng có gì nặng, không hiểu bệnh
viện giữ lại làm gì?".
Để theo dõi chứ làm gì nữa! Vị bác sĩ nói đúng đấy, và vì có trách


nhiệm cao đối với sinh mạng cháu nên ông mới "bắt" như vậy. Cháu phải
nằm viện vì những lý do sau:
- Tai nạn giao thông thường gây những tổn thương phức tạp nhưng
nhiều khi lại kín đáo, khó phát hiện, và chuyển biến một cách âm thầm nên
rất dễ bị bỏ qua. Thực tế cho thấy, có những người lúc bị nạn vẫn tỉnh táo,
đàng hoàng ra về, nhưng chỉ mấy giờ sau là có biểu hiện của một ổ máu tụ
trong hộp sọ, phải mổ cấp cứu mới cứu sống được.
- Các xương sườn ở phía trước có những đoạn sụn cho phép chúng
đàn hồi khi bị nén ép. Khi xương sườn gãy có nghĩa là lực tác động lên nó
khá mạnh, có trường hợp làm rạn gan, rạn lách, gây nên ổ máu tụ dưới bao,
sớm muộn sẽ vỡ ra, rất nặng. Nếu sức ép tập trung vào vùng sườn gãy đó thì
có thể màng phổi ở ngay bên dưới cũng bị tổn thương, gây tràn khí màng
phổi, tràn máu màng phổi Có trường hợp do đau đớn, phổi sẽ làm việc
kém, không tống hết được những chất dịch xuất tiết ra nhiều sau chấn
thương, gây ùn tắc đường thở, thậm chí xẹp phổi.
413. Sau một chấn thương vùng chậu
"Đầu năm nay, cháu bị tai nạn xe máy, chụp X-quang phát hiện rạn
xương chậu; sau 2 ngày nằm viện thấy máu chảy từ hậu môn ra. Từ khi ra
viện, thỉnh thoảng có ra một chất nhớt màu hơi trắng, đôi khi lẫn máu. Vậy
ruột cháu có sao không?".
Chấn thương mạnh vùng chậu đã gây bầm dập một vài nơi trên niêm
mạc ruột (màng nhầy nằm trong cùng). Sau đó, chỗ máu tụ được đào thải ra
ngoài, vết thương tiếp tục đẩy nốt những gì còn sót lại rồi dần dà liền sẹo.
Cháu không nói rõ lượng máu chảy ra, nhưng chắc không nhiều,
chứng tỏ phạm vi bị đụng dập không lớn (và cũng không sâu, vì nếu thành
ruột bị tổn thương thì có thể cháu đã bị thủng ruột, phải mổ cấp cứu).
Bị chấn thương mà có rạn xương chậu thì phải nằm theo dõi sát tại
bệnh viện ít nhất 48 giờ mới an toàn.
Cứ yên tâm, trường hợp của cháu như vậy là không có di chứng gì về
ruột.

414. Lệch vẹo khuỷu tay do gãy xương
"Năm lên 10 tuổi, cháu nghịch ngợm lấy xe đạp của khách đi nên bị
ngã gãy tay (khuỷu tay bị tõe ra làm ba), được bệnh viện mổ xếp lại xương.
Nay cháu đã 16 tuổi, tay vẫn không được thẳng, những khi đi tập quân sự
thường bị bạn bè trêu chọc. Xin cho biết có cách gì làm cho tay thẳng trở
lại?".
Rất tiếc, đối với trường hợp của cháu, trước mắt chưa có cách gì làm
cho tay thẳng trở lại bình thường, kể cả phẫu thuật chỉnh hình.
Gãy xương thành nhiều mảnh nơi khuỷu tay thuộc loại phức tạp,
xương ở vùng này là chỗ bám của các cơ có chức năng quan trọng đối với sự
khéo léo của tay. Bên cạnh chúng lại có các dây thần kinh và mạch máu lớn.
Cháu vẫn đi tập quân sự được là điều may mắn đấy, chứ một số người còn bị
các biến chứng như: hạn chế cử động khớp khuỷu, khớp giả khuỷu tay, hội
chứng co quắp bàn-ngón tay do chèn ép mạch máu, teo cơ, tê buốt do tổn
thương thần kinh , đau khổ hơn nhiều.
Cháu nên lưu ý vận động cánh tay không may này nhiều hơn, để nó
khỏi thua kém nhiều do ít có cơ hội được chủ giao việc.
415. Chỗ tiêm thuốc trước đây
"Cách đây 6 năm, cháu bị sốt rét, được y tá tiêm thuốc vào mông. Sau
đó chỗ này trở nên chắc và to dần, đến nay đã bằng quả trứng gà nhỏ,
không đau, không vướng. Có người khuyên cháu đi mổ lấy ra, có người lại
can. Xin cho cháu một lời khuyên".
Chắc lần đó cháu đã được tiêm thuốc quinine vào mông, nhưng thuốc
không khuếch tán và hấp thu hết, phần còn lại được vỏ bọc bao quanh.
Có hai thái độ khác nhau:
- Nếu thấy nó "không việc gì" và không băn khoăn nhiều về nó thì cứ
để yên, nhưng tránh đừng táy máy kích thích nó.
- Nếu cứ muốn "dứt điểm" thì đến một cơ sở ngoại khoa tốt xin khám
chữa. Bác sĩ sẽ chọc thăm dò, nếu thấy có chất dịch thì sẽ hút hết ra (một lần
hay vài ba lần), hoặc rạch dẫn lưu. Khi không còn chất dịch bên trong, cái

bọc tự nó sẽ tiêu dần.
Một thái độ dung hòa là đến cơ sở y tế xin chữa bằng lý liệu pháp.
416. Đái dầm
"Năm nay cháu đã 16 tuổi nhưng thỉnh thoảng vẫn bị đái dầm. Cháu
rất xấu hổ. Xin cho biết cách chữa".
Từ nay, cứ sau 4 giờ chiều, cháu nên hạn chế uống nước và không ăn
trái cây loại chua, sữa chua Bữa tối không ăn canh, không ăn rau cải xanh,
cải bắp (nhưng sáng sớm phải lo uống bù, không để cho cơ thể bị thiếu
nước).
Xem lại giờ hay "bị", để dự phòng. Ví dụ: Nếu hay đái dầm vào 2 giờ
sáng thì để đồng hồ báo thức lúc 1 giờ và trở dậy đi tiểu; hôm sau, để báo
thức lúc 1 giờ 15, hôm sau nữa lúc 1 giờ 30. Cứ kiên nhẫn tăng từng 15 phút
một, đừng sốt ruột, cuối cùng điểm thức dậy sẽ là vào lúc trời sáng và thế là
cháu đã thắng lợi. Tiếp tục vài ba quy trình như trên.
Khi kết quả đã thật bền vững mới có thể tính chuyện thử tăng dần chút
ít nước uống và trái cây, canh trong bữa chiều.
417. Đã có vacxin ngừa viêm đường tiết niệu
"Tôi và bạn bè tôi hay bị viêm đường tiểu, phải đi khám bác sĩ hoài và
phải uống thuốc quá nhiều kháng sinh. Xin cho biết có phương pháp gì chữa
dứt bệnh được không?".
40% phụ nữ bị viêm đường tiết niệu (đường tiểu) ít nhất một lần trong
đời, và 20% bị tái phát nhiều lần. Triệu chứng bệnh rất khó chịu, bệnh nhân
phải dùng kháng sinh, phải kiêng cữ đủ thứ.
Tháng 5 năm 2001, một tin vui đến từ bang Maryland của Mỹ: các
nhà khoa học ở đây đã chế tạo thành công một loại vacxin chống viêm
nhiễm đường tiết niệu do vi khuẩn Escherichia coli gây ra. Nó được tiêm
cho 300 phụ nữ Mỹ đầu tiên để theo dõi kết quả. Dự kiến hai năm nữa,
vacxin này sẽ có mặt trên thị trường châu Âu.
Trong khi chờ đợi, các bạn có thể phòng ngừa bằng cách đều đặn
uống nhiều nước, ăn thêm rau xanh các loại, nhất là rau "làm mát" như rau

má, rau sam.
418. Mót tiểu (mắc tiểu)
"Mấy tháng gần đây, em hay bị mắc tiểu, cứ 5-10 phút phải đi một
lần; đi khám thì bác sĩ nói thận em hoạt động bình thường. Xin giúp em cách
chữa".
Em nói chưa kỹ càng cho nên phải nêu lên mấy hướng để em liên hệ:
- Nếu trước đó có quan hệ tình dục với bất cứ ai, kể cả với vợ, thì đó
là viêm niệu đạo - bàng quang, cần đi khám bệnh hoa liễu ngay.
- Nếu không, có thể do hai khả năng:
1. Viêm bàng quang do khuẩn Escherichia coli (từ đường ruột xâm
nhập vào vì ta sơ hở lúc rửa ráy sau khi đại tiện); nữ hay bị hơn nam.
Trường hợp này, em nên dùng một đợt kháng sinh chừng 7-10 hôm, kết hợp
các thức uống lợi tiểu (râu bắp, cây mã đề, rau cải, rau má ).
2. Do em thường xuyên uống quá ít nước, khiến nước tiểu trở nên
đậm đặc, liên tục kích thích bàng quang. Nếu đúng vậy, chỉ cần uống nước
đều đặn và từ tốn, lượng càng nhiều càng tốt, bất kể vào mùa nào.
Em có thể dùng bài thuốc nam gồm hai vị Biển súc (còn có tên là rau
đắng, cây càng tôm, cây xương cá, tên khoa học Polygonum aviculare L.) và
Đậu đỏ nhỏ (còn gọi là xích tiểu đậu, mao sài xích, mễ xích, tên khoa học
Phaseolus angulari Wight). Mỗi ngày dùng 100 g biển súc và 40 g đậu đỏ
nhỏ sắc với nước uống; thuốc không độc nên có thể dùng dài ngày.
419. Từ khi lấy chồng bị viêm bàng quang
"Trước khi lấy chồng, cháu vẫn khỏe, nhưng từ sau ngày cưới cháu
thường bị đái rắt, có lần nước tiểu đỏ, xét nghiệm có hồng cầu. Bác sĩ cho
chữa viêm bàng quang, dùng nhiều loại thuốc không khỏi".
Cháu hãy kiểm tra lại và xử trí theo Mục 418.
Nếu không đỡ, hãy dè chừng bị viêm bàng quang do sinh hoạt vợ
chồng quá nhiều. Trường hợp này chỉ cần nhắc chồng cháu cho quan hệ thưa
ra, sẽ khỏi mà không cần thuốc men gì.


420. Viêm niệu đạo do tạp khuẩn
"Cháu 20 tuổi, chưa quan hệ nam nữ bao giờ. Mấy hôm nay cháu thấy
miệng sáo của dương vật sưng lên, tấy đỏ, hơi đau. Xin cho cháu một lời
khuyên".
Cháu bị viêm nhiễm niệu đạo do tạp khuẩn. Hãy dùng nước sạch pha
thuốc tím thật loãng, tỷ lệ 1/4000 (màu hơi hồng hồng), cho vào một cái bát
hoặc cái ly sạch, ngâm cho ngập dương vật. Làm mỗi ngày 3-4 lần, mỗi lần
độ nửa giờ; mỗi lần như vậy, dùng ngón tay ép nhẹ lên, để cho nước thuốc
tím vào ra qua miệng sáo.
Xem xét lại nguồn nước, vệ sinh chăn chiếu, luộc quần áo; nếu có
điều kiện, nên là (ủi) quần áo trước khi mặc.


×