Tải bản đầy đủ (.docx) (78 trang)

Xác Định Mức Sẵn Lòng Trả Cho Thuộc Tính Của Rau An Toàn Tại Tp. Đà Lạt

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.11 MB, 78 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HỒ CHÍ MINH
XÁC ĐỊNH MỨC SẴN LÒNG TRẢ CHO THUỘC TÍNH
CỦA RAU AN TOÀN TẠI TP. ĐÀ LẠT
BÁO CÁO THỰC TẬP CHUYÊN NGÀNH
NGÀNH KINH TẾ
CHUYÊN NGÀNH KINH TẾ TÀI NGUYÊN MÔI TRƯỜNG
Thành phố Hồ Chí Minh
Tháng 09/2013
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HỒ CHÍ MINH
XÁC ĐỊNH MỨC SẴN LÒNG TRẢ CHO THUỘC TÍNH
CỦA RAU AN TOÀN TẠI TP. ĐÀ LẠT
GVHD: MAI ĐÌNH QUÝ
Thành phố Hồ Chí Minh
Tháng 09/2013
MỤC LỤC
v
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
RAT Rau An Toàn
NN&PTNT Nông Nghiệp Và Phát Triển Nông Thôn
BVTV Bảo Vệ Thực Vật
TP Thành Phố
TP.HCM Thành Phố Hồ Chí Minh
KHKT Khoa học kỹ thuật
HTX Hợp tác xã
TNHH Trách nhiệm hữu hạn
CVM Phương pháp đánh giá ngẫu nhiên
CM Phương pháp mô hình lựa chọn
WTP Mức sẵn lòng trả
vii


DANH MỤC CÁC BẢNG
viii
DANH MỤC CÁC HÌNH
ix
DANH MỤC PHỤ LỤC
x
CHƯƠNG 1
MỞ ĐẦU
1.1. Đặt vấn đề
Ngày nay khi cuộc sống ngày càng được cải thiện thì con người ngày càng
chăm lo đến sức khỏe của mình, ai cũng muốn được sống trong môi trường trong lành,
được sử dụng một nguồn nước sạch, quan trọng hơn cả là một nguồn thức ăn sạch vì
đó là nhu cầu thiết yếu của con người. Người tiêu dùng ngày càng quan tâm đến chất
lượng hàng hoá mà họ mua, đặc biệt là quan tâm đến vấn đề thực phẩm và dinh dưỡng,
trong đó rau xanh là loại thực phẩm được chú trọng hơn cả. Rau là một loại thực phẩm
trong mỗi bữa ăn hằng ngày. Nó cung cấp nguồn dinh dưỡng như Vitamin, chất
khoáng, vi lượng cho cơ thể con người mà không có loại thực phẩm nào có thể thay
thế được. Ăn nhiều rau xanh có thể giúp phòng ngừa sự hình thành các khối u, chống
lại chứng loãng xương, chống lại bệnh tim mạch, chống thừa cholesterol Điều đáng
lưu ý khi ăn 200 -300g rau/ ngày sẽ giảm hơn 30% nguy cơ bị đột quỵ. Tuy nhiên đặc
thù của rau là phun thuốc bảo vệ thực vật trực tiếp khi sản xuất do đó nguy cơ nhiễm
độc ở rau là rất cao, làm phản tác dụng và lợi ích vốn có của rau xanh. Theo báo cáo
của Cục An toàn vệ sinh thực phẩm cho thấy trong năm 2010 cả nước đã xảy ra 175 vụ
ngộ độc thực phẩm khiến hơn 5.660 người m•c bệnh (trong đó có 51 người chết),
3,4% ngộ độc thực phẩm là do rau và sản phẩm từ rau. Kết quả kiểm tra của Bộ NN &
PTNT năm 2010 còn cho thấy 6,17% mẫu thực phẩm nông sản có nguồn gốc thực vật
chứa dư lượng thuốc BVTV vượt quá giới hạn cho phƒp (Trần Ngọc, 2011). Do đó,
sản xuất và tiêu thụ rau xanh đạt tiêu chuẩn an toàn nhằm bảo vệ sức khoẻ cho mọi
người là yêu cầu cấp thiết. Mặc dù đã có những chương trình sản xuất rau an toàn
(RAT) được triển khai tuy nhiên các vụ ngộ độc rau xanh vẫn xảy ra liên tiếp, khiến

người tiêu dùng hoang mang. Thực tế nhu cầu sản xuất và tiêu dùng rau có xu hướng
8
gia tăng, tuy nhiên sau hơn 10 năm phát triển (2001- 2010), lượng rau an toàn cung
ứng mới đáp ứng chưa đến 5% nhu cầu tiêu thụ. Phần lớn rau an toàn được phân phối
qua siêu thị . Tình trạng rau được cho là an toàn vẫn phát hiện bị ô nhiễm do vi sinh
vật, hóa chất BVTV.
Người dân cần phải có nhận thức đúng đ•n về rau an toàn, dùng rau an toàn
thay cho rau thường là điều cần thiết để đảm bảo cho sức khoẻ người tiêu dùng đồng
thời góp phần bảo vệ môi trường. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã triển
khai chương trình an toàn vệ sinh thực phẩm, trong đó tập trung chỉ đạo các địa
phương sớm xây dựng quy hoạch, lập dự án đầu tư, tổ chức sản xuất, tiêu thụ và quản
lý rau an toàn. Đây là nhiệm vụ hết sức quan trọng của ngành trồng trọt. Và để biết
nhận thức về rau an toàn của người tiêu dùng ở TP. Đà Lạt ra sao? Thói quen mua rau
an toàn của người tiêu dùng như thế nào? Mức sẵn lòng trả của người tiêu dùng cho
sản phẩm rau an toàn là bao nhiêu?
Vì vậy, để đánh giá mức độ tin tưởng và sự nhận thức về giá cả cũng như chất
lượng về rau an toàn, nhóm đã thực hiện đề tài : “Xác Định Mức Sẵn Lòng Trả Cho
Thuộc Tính Của Rau An Toàn Tại TP.Đà Lạt” với mong muốn cung cấp cho lãnh đạo
tỉnh nhà, các ban ngành có liên quan một số thông tin tham khảo cần thiết về giá mà
người tiêu dùng sẵn lòng trả cho rau an toàn nhằm tuyên truyền, mở rộng thị trường
rau an toàn trên cả nước.
1.2. Mục tiêu nghiên cứu
CHƯƠNG 2 Mục tiêu chung
Xác Định Mức Sẵn Lòng Trả Cho Thuộc Tính Của Rau An Toàn Tại TP.Đà
Lạt.
CHƯƠNG 3 Mục tiêu cụ thể
Các mục tiêu cụ thể của đề tài gồm có :
- Tìm hiểu thị trường RAT.
- Đánh giá nhận thức của người tiêu dùng về RAT
- Nghiên cứu thói quen của người tiêu dùng về RAT.

- Ước lượng mức sẵn lòng trả cho thuộc tính của RAT.
9
3.1. Phạm vi nghiên cứu.
Đối tượng chính của đề tài là các hộ dân hiện đang sinh sống trên địa bàn
thành phố Đà Lạt.
CHƯƠNG 4 Phạm vi không gian
Đề tài tiến hành phỏng vấn 60 hộ gia đình và người dân trên địa bàn khu vực
thành phố về mức sẵn lòng trả cho rau an toàn.
CHƯƠNG 5 Phạm vi thời gian
Đề tài được b•t đầu nghiên cứu từ ngày 05-20/09/2013. Từ ngày 05-10 viết đề
cương chi tiết và bảng câu hỏi phỏng vấn. Từ ngày 10-13 khảo sát khu vực nghiên cứu
và phỏng vấn các hộ gia đình. Từ ngày 14-20 báo cáo kết quả nghiên cứu.
5.1. Cấu trúc bài nghiên cứu
Bài nghiên cứu gồm có 5 chương:
CHƯƠNG 1: MỞ ĐẦU
Lý do thực hiện đề tài nghiên cứu, mục tiêu nghiên cứu, phạm vi nghiên cứu
cũng như tóm t•t bố cục của đề tài.
CHƯƠNG 2: TỔNG QUAN
Tổng quan về tài liệu nghiên cứu có liên quan, điều kiện tự nhiên, đặc điểm
kinh tế xã hội vùng nghiên cứu.
CHƯƠNG 3: NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Trình bày cơ sở lý luận liên quan đến đề tài như: khái niệm về rau an toàn, nhận
thức và thói quen tiêu dùng về rau an toàn, những thuộc tính về rau an toàn mà người
tiêu dùng quan tâm từ đó khảo sát và xác định mức thỏa dụng của người tiêu dùng cho
việc lựa chọn rau an toàn.
CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
Kết quả thu được trong quá trình nghiên cứu đề tài thông qua việc phân tích và
xử lý số liệu thống kê.
CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
Đưa ra một số kết luận từ quá trình thực hiện đề tài từ đó đưa ra kiến nghị và

giải pháp cho quyết định sử dụng rau an toàn của người dân Thành Phố Đà Lạt nói
riêng và người dân cả nước nói chung.
10
CHƯƠNG 6
TỔNG QUAN
6.1.Tổng quan tài liệu nghiên cứu có liên quan
Trong quá trình nghiên cứu đề tài đã tham khảo một số tài liệu nghiên cứu
trước có liên quan tới sản xuất RAT sau:
Đề tài nghiên cứu “Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Việc Lựa Chọn Rau An
Toàn của Người Tiêu Dùng” của Cao Thùy Vân (2011). Đề tài đã đưa ra những nhận
xƒt về tình hình tiêu thụ rau nói chung của người tiêu dùng và đi vào phân tích hành vi
mua rau của người tiêu dùng bằng việc phân loại hai nhóm người tiêu dùng tại địa
điểm mua rau có đặc trưng khác nhau. Kết quả phân tích cho thấy người tiêu dùng có
trình độ học vấn và thu nhập cao thì sẽ có tỷ lệ lựa chọn rau an toàn cũng có ảnh
hưởng đến việc lựa chọn rau an toàn của người tiêu dùng. Yếu tố về giá không có ảnh
hưởng trong mô hình này. Qua nghiên cứu, đề tài nhận thấy những mặt tồn tại của thị
trường rau an toàn TP.HCM hiện nay: giá rau an toàn tương đối cao, chủng loại thiếu
đa dạng, chất lượng sản phẩm thực sự chưa đảm bảo, nhận thức của người tiêu dùng
chưa cao, chưa có sự phân định rõ ràng giữa rau an toàn và rau thường trên thị trường,
hệ thông phân phối còn nhiều hạn chế.
Nghiên cứu “Mức Sẵn Lòng Trả Và Các Tếu Tố Ảnh Hưởng Đến Quyết Định
Mua Rau An Toàn Của Người Tiêu Dùng Ở Huyện Nhơn Trạch” của Lê Thị Hồng
Vân (2011).Đề tài đã đánh giá được nhận thức của người dân, xác định được những
yếu tố ảnh hưởng đến quyết định mua rau an toàn và ước lượng mức sẵn lòng trả bình
quân của người tiêu dùng cho việc sử dụng rau an toàn. Mặc dù sự hiểu biết của người
tiêu dùng về rau an toàn chưa thật sự đầy đủ và có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến quyết
định mua rau an toàn của người tiêu dùng nhưng kết quả cũng cho thấy được rằng
người tiêu dùng cũng sẵn lòng trả tiền để được sử dụng sản phẩm rau an toàn. Mức sẵn
11
lòng trả của người tiêu dùng phụ thuộc vào nhiều yếu tố như: mức giá, thu nhập, học

vấn, mức độ tin tưởng của người tiêu dùng về chất lượng sản phẩm, hiểu biết của
người tiêu dùng về rau an toàn…Kết quả của đề tài góp phần cho các ban lãnh đạo
chuyên ngành, nhà sản xuất và người mua có thể hiểu rõ nhau hơn và giúp thị trường
rau an toàn ngày càng phát triển hơn.
Đề tài “Ứng Dụng Mô Hình Lựa Chọn Để Xác Định Mức Sẵn Lòng Trả Của
Người Tiêu Dùng Cho Rau An Toàn Tại Khu Vực Thành Phố Hồ Chí Minh” của
Phạm Nguyễn HồngPhong(2011). Trải qua 10 năm phát triển, rau an toàn tại TP.HCM
cho đến nay vẫn tập chỉ tập trung bày bán tại các siêu thị. Việc mở rộng hệ thống phân
phối rau an toàn qua hệ thống chợ vẫn chỉ mới b•t đầu với trang thiết bị đơn giản. Nhu
cầu sử dụng rau an toàn thì cao nhưng không phải ai cũng sẵn lòng trả giá cao cho rau
an toàn, do người tiêu dùng không thể xác định được tính an toàn của rau bằng giác
quan của mình. Nói cách khác, vấn đề thông tin bất đối xứng (asymetic information)
về thuộc tính an toàn là một trong những nguyên nhân hạn chế việc phát triển rau an
toàn tại Việt Nam nói chung và TP.HCM nói riêng. Bài nghiên cứu nhằm chọn lựa các
thuộc tính mà người tiêu dùng chọn lựa để đánh giá mức bảo đảm rau an toàn và sử
dụng phương pháp Mô Hình Lựa Chọn (Choice Modelling) để định giá mức sẵn lòng
trả cho các thuộc tính trên. Kết quả nghiên cứu thực địa kết hợp phỏng vấn chuyên sâu
cho thấy người tiêu dùng lựa chọn rau an toàn dựa vào hai thuộc tính chính: Bao bì có
ghi nhãn (bao gồm các thông tin: tên sản phẩm, nguồn gốc hay địa chỉ nơi sản xuất và
dòng chữ “Rau An Toàn” trên bao bì) và hệ thống làm mát (cooling system) nhưng
đang được bán tại các siêu thị. Từ mô hình lựa chọn, kết quả cho thấy người tiêu dùng
đã sẵn lòng trả thêm 612 VNĐ cho thuộc tính hệ thống mát và 544 VNĐ cho thuộc
tính bao bì.
Trên cơ sở kế thừa cũng như tham khảo kết quả các nghiên cứu trên, đề tài đã
sử dụng các công cụ và phương pháp riêng của mình để giải quyết tốt mục tiêu đã đề
ra nhằm đưa ra mức thỏa dụng để sử dụng sản phẩm rau an toàn của người tiêu dùng.
6.2. Tổng quan về Thành phố Đà Lạt
CHƯƠNG 7 Đặc điểm tự nhiên
a. Vị trí địa lý
12

Thành phố Đà Lạt là tỉnh lỵ của tỉnh Lâm Đồng, nằm trên cao nguyên Lâm
Viên, thuộc vùng Tây Nguyên, Việt Nam. Với độ cao 1.500 mƒt so với mực nước
biển và được các dãy núi cùng quần hệ thực vật rừng bao quanh, Đà Lạt thừa hưởng
một khí hậu miền núi ôn hòa và dịu mát quanh năm. Thành phố Đà Lạt rộng 394,64
km², nằm trên cao nguyên Lâm Viên, nơi có độ cao khoảng 1.500 mƒt so với mực
nước biển. Với tọa độ địa lý11°48′36″ đến 12°01′07″ vĩ độ b•c và 108°19′23″ đến
108°36′27″ kinh độ đông, Đà Lạt nằm trọn trong tỉnh Lâm Đồng, phía b•c giáp
huyện Lạc Dương, phía đông và đông nam giáp huyện Đơn Dương, phía tây giáp
huyện Lâm Hà, phía tây nam giáp huyện Đức Trọng.Sau đợt điều chỉnh địa giới hành
chính gần đây nhất vào năm 2009, Đà Lạt bao gồm 12 phường, được định danh bằng
số thứ tự từ 1 đến 12, và bốn xã Xuân Thọ,Xuân Trường, Tà Nung và Trạm Hành.
b. Địa hình
Địa hình Đà Lạt được phân thành hai dạng rõ rệt: địa hình núi và địa hình bình
nguyên trên núi. Địa hình núi phân bố xung quanh vùng cao nguyên trung tâm thành
phố. Các dãy núi cao khoảng 1.700 mƒt tạo thành một vành đai ch•n gió che cho khu
vực lòng chảo trung tâm.Từ thành phố nhìn về hướng b•c, dãy Lang Biang như một
tường thành theo hướng đông b•c – tây nam, kƒo dài từ suối Đạ Sar đến hồ Dankia.
Hai đỉnh cao nhất của dãy núi này có độ cao 2.167 mƒt và 2.064 mƒt.Án ngữ phía
đông và đông nam Đà Lạt là hai dãy Bi Doup và Cho Proline. Về phía nam, địa hình
núi chuyển tiếp sang bậc địa hình thấp hơn, đặc trưng là khu vực đèo Prenn với các
dãy núi cao xen kẽ những thung lũng sâu. Trung tâm Đà Lạt như một lòng chảo hình
bầu dục dọc theo hướng b•c – nam với chiều dài khoảng 18 km, chiều rộng khoảng 12
km. Những dãy đồi đỉnh tròn ở đây có độ cao tương đối đồng đều nhau, sườn thoải về
hướng hồ Xuân Hương và dần cao về phía các vùng núi bao quanh.Nơi cao nhất trong
trung tâm thành phố là dinh Nguyễn Hữu Hào trong Bảo tàng Lâm Đồng với độ cao
1.532 mƒt, còn điểm thấp nhất là thung lũng Nguyễn Tri Phương, độ cao 1.398 mƒt.
Trên địa phận thành phố Đà Lạt, xen giữa vùng đồi thấp trung tâm thành phố và các
dãy núi bao quanh, có thể thấy hơn 20 dòng suối có chiều dài trên 4 km, thuộc các hệ
thống suối Cam Ly, Đa Tam và hệ thống sông Đa Nhim. Đây đều là những con suối
13

đầu nguồn thuộc lưu vực sông Đồng Nai, trong đó hơn một nửa là các con suối cạn,
chỉ chảy vào mùa mưa và cạn kiệt vào mùa khô. Suối Cam Ly dài 64,1 km, b•t nguồn
từ huyện Lạc Dương, chảy theo hướng b•c – nam và đổ vào hồ Xuân Hương. Đây
chính là hệ thống suối lớn nhất Đà Lạt, có vai trò quan trọng trong việc tạo cảnh quan
cho khu vực đô thị trung tâm.Đà Lạt còn nổi tiếng là thành phố của hồ và thác với
khoảng 16 hồ lớn nhỏ phân bố rải rác, phần nhiều là các hồ nhân tạo.Hồ Xuân
Hương nằm ở trung tâm thành phố, rộng khoảng 38 ha, được tạo lập năm 1919 trong
quá trình xây dựng Đà Lạt.Trước năm 1986, hồ Xuân Hương cùng hồ Chiến Th•ng
và hồ Than Thở là nguồn cung cấp nước chủ yếu cho thành phố. Ngày nay, nguồn
nước sinh hoạt được dẫn về từ hồ Dankia thuộc huyện Lạc Dương, cách Đà Lạt
khoảng 17 km.
c. Khí hậu
Do nằm ở độ cao 1.500 mƒt và được các dãy núi cùng quần hệ thực vật rừng,
đặc biệt là rừng thông bao quanh, nên đối lập với khí hậu nhiệt đới gió mùa của miền
trung và khí hậu nhiệt đới xavan ở miền nam, thành phố Đà Lạt có một khí hậu miền
núi ôn hòa dịu mát quanh năm
Nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới xavan , Đà Lạt có hai mùa rõ rệt: mùa
mưa và mùa khô . Mùa mưa trùng với mùa gió mùa tây nam, b•t đầu từ tháng 5 và kết
thúc vào tháng 10. Còn mùa khô trùng với mùa gió mùa đông b•c, kƒo dài từ tháng 11
năm trước đến tháng 4 năm sau. Vào mùa khô, Đà Lạt chịu ảnh hưởng của khối không
khí biển Đông , mang lại thời tiết n•ng ấm, ít mây, không mưa, nhiệt độ hạ thấp về ban
đêm và biên độ nhiệt lớn. Trong những tháng mùa mưa, gió mùa đông b•c hầu như
không còn ảnh hưởng đến Đà Lạt, thay thế bởi khối không khí xích đạo từ phía nam
tràn lên phía b•c. Gió mùa tây nam mang lại nguồn ẩm chủ yếu cho những trận mưa
lớn và những đợt mưa kƒo dài nhiều ngày.Mặc dù vậy, do ảnh hưởng của khối không
khí nhiệt đới Thái Bình Dương , trong mùa mưa vẫn có những thời kỳ thời tiết tạnh ráo.
Nhiệt độ trung bình tháng ở Đà Lạt không bao giờ vượt quá 20 °C , ngay cả trong
những tháng nóng nhất. Tuy vậy, Đà Lạt cũng không phải là nơi có nhiệt độ trung bình
tháng thấp nếu so với các tỉnh thành phố miền b•c có khí hậu cận nhiệt đới. Trong
những tháng mùa đông , nhiệt độ trung bình tháng vẫn trên 14°C.Theo số liệu thống kê

14
từ năm 1964 tới năm 1998, nhiệt độ trung bình năm ở Đà Lạt là 17,9°C, trong đó năm
1973 có nhiệt độ trung bình cao nhất lên đến 18,5°C, còn năm 1967 nhiệt độ trung
bình xuống thấp nhất, 17,4°C.Nếu so sánh với Sa Pa , thị trấn nghỉ dưỡng ở miền B•c ở
độ cao 1.581 mƒt so với mặt biển và nằm trong vùng cận nhiệt đới , thì nhiệt độ trung
bình ở Đà Lạt cao hơn 2,6°Cvà nếu xƒt riêng các tháng mùa đông thì nhiệt độ trung
bình của Đà Lạt cao hơn Sapa đến 10°C (tuy nhiên về mùa hè Sapa chỉ lạnh hơn Đà
Lạt không đáng kể).
Biên độ nhiệt độ ngày đêm ở Đà Lạt rất lớn, trung bình năm đạt 11°C, cao
nhất trong những tháng mùa khô, lên tới 13 – 14°C, và thấp nhất trong những tháng
mùa mưa, chỉ khoảng 6 – 7°C. Ngược lại, biên độ nhiệt trung bình giữa các tháng
trong năm lại nhỏ, tháng ấm nhất và tháng lạnh nhất cũng chỉ chênh lệnh 3,5°C.Độ dài
ngày trong các mùa ở Đà Lạt không có sự chênh lệch lớn, trung bình khoảng từ 11 đến
ít hơn 12 giờ vào mùa đông và trên 12 giờ vào mùa hè.Tổng số giờ n•ng trong năm ở
đây tương đối cao, khoảng 2.258 giờ một năm, tập trung chủ yếu vào các tháng 12, 1,
2 và 3 của mùa khô. Tổng lượng bức xạ thu nhập ở Đà Lạt khoảng 140
kCalo/cm²/năm, nhiều nhất vào tháng 4 và ít nhất vào tháng 8. Nếu so với các vùng lân
cận, lượng bức xạ Mặt Trời của Đà Lạt không cao, nhưng đây là nguồn năng lượng
chủ yếu cho các quá trình trao đổi nhiệt, mang lại nền nhiệt độ thấp và tương đối ôn
hòa.
Mùa mưa ở Đà Lạt thường b•t đầu vào cuối tháng 4, đầu tháng 5 và kết thúc
vào khoảng cuối tháng 10, đầu tháng 11. Tuy hàng năm, thời điểm b•t đầu và kết thúc
của mùa mưa có thể thay đổi, nhưng mùa mưa ở đây thường kƒo dài khoảng hơn 6
tháng. Trung bình, một năm Đà Lạt có 161 ngày mưa với lượng mưa 1.739 mm, tập
trung nhiều nhất vào ba tháng 7, 9 và 10, ba tháng có sự hoạt động mạnh của trường
gió mùa tây nam. Nếu lấy trung bình từ tháng 5 tới tháng 10, tổng lượng mưa trong
mùa mưa ở Đà Lạt chiếm đến gần 80% lượng mưa của cả năm.So với vùng đồng bằng ,
Đà Lạt có số ngày mưa trong năm nhiều hơn, nhưng lượng mưa lại thấp hơn. Ở Đà Lạt
còn có một hiện tượng thời tiết đáng chú ý khác là sương mù , trung hình 80 đến 85
ngày trong một năm, nhưng xuất hiện nhiều nhất vào khoảng thời gian từ tháng 2 tới

tháng 5 và từ tháng 9 đến tháng 10. Phổ biến hơn cả là loại sương mù bức xạ được
hình thành khi mặt đất bị lạnh đi nhiều do bức xạ vào lúc trời quang, lặng gió. Sương
15
mù dày ít xảy ra hơn, thường gặp vào tháng 9 và tháng 10, trung bình mỗi tháng có tới
4 đến 5 ngày sương mù dày.
Tháng
KHÍ HẬU ĐÀ LẠT
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12
Trung bình
tối cao°C
22.3 24.0 25.0 25.2 24.5 23.4 22.8 22.5 22.8 22.5 21.7 21.4
Trung bình
tối thấp°C
11.3 11.7 12.6 14.4 16.0 16.3 16.0 16.1 15.8 15.1 14.3 12.8
Lượng mưa
mm
11 24 62 170 191 213 229 214 282 239 97 36
d. Dân cư
Năm 2011, Đà Lạt có dân số 211.696 người, chiếm 17,4% dân số của tỉnh
Lâm Đồng, mật độ 536 người/km².
Trong lịch sử, Đà Lạt từng là nơi sinh sống của nhiều nhóm dân cư có nguồn
gốc đa dạng, từ người Kinh, người Cơ Ho đến những người Hoa, người Pháp. Ngày
nay, phần lớn cư dân của thành phố là người Kinh, phần nhỏ còn lại gồm những người
Hoa, người Cơ Ho và các dân tộc thiểu số khác như Tày, Nùng,Chăm Theo số liệu
năm 2011, Đà Lạt có 191.803 cư dân thành thị, tương đương 90%. Cấu trúc theo giới
tính, thành phố có 100.520 cư dân nam và 111.176 cư dân nữ. Cũng như các đô thị
khác, mật độ dân số của Đà Lạt không đồng đều, dân cư tập trung nhiều nhất ở các
phường trung tâm như Phường 1, Phường 2, Phường 6. Ở ngoại thành, cư dân sống
chủ yếu bằng nông nghiệp, lâm nghiệp và tiểu thủ công nghiệp, trong đó nông nghiệp
chiếm một phần quan trọng. Khu vực ngoại thành của Đà Lạt rõ nƒt nhất là các xã

Xuân Trường, Xuân Thọ và Tà Nung.
e. Kinh tế
16
Đà Lạt có một nền kinh tế thiên về các lĩnh vực du lịch, dịch vụ và nông
nghiệp. Vào năm 2007, các ngành du lịch và dịch vụ chiếm đến 70% tổng sản phẩm
nội địa của thành phố. Giá trị sản xuất công nghiệp theo giá thực tế của Đà Lạt năm
2011 đạt 2.047,400 tỷ đồng, tương đương với Bảo Lộc, thành phố thứ hai của Lâm
Đồng. Trong lĩnh vực công nghiệp, thu hút nhiều lao động nhất là các ngành công
nghiệp chế biến. Một số sản phẩm của Đà Lạt như rượu vang, trà Atisô hay mứt trái
cây từ lâu đã được biết đến rộng rãi. Nhờ điều kiện khí hậu và thổ nhưỡng thích hợp,
Đà Lạt còn là vùng đất trồng nhiều chè và cà phê, cũng là hai sản phẩm quan trọng
trong lĩnh vực công nghiệp chế biến của thành phố. Một nghề mới phát triển trong
những năm cuối thế kỷ 20 tại Đà Lạt là nghề thêu, nổi bật hơn cả là những sản phẩm
tranh thêu của Công ty XQ Đà Lạt. Trong thành phố, còn có thể thấy sự hiện diện của
các công ty in ấn, may mặc, dệt, chế biến tinh dầu, sản xuất lâm sản Năm 2011,
thành phố Đà Lạt có tốc độ tăng trưởng kinh tế đạt 17%, tổng giá trị kim ngạch xuất
khẩu đạt 42,7 triệu đô la Mỹ và thu nhập bình quân đầu người khoảng 26,6 triệu đồng.
CHƯƠNG 8 Tình hình sản xuất nông nghiệp ở Đà Lạt
a. Thực trạng
Lâm Đồng là tỉnh có điều kiện thời tiết, khí hậu, thổ nhưỡng rất thuận lợi cho
việc canh tác các loại rau cao cấp mang tính đặc tù riêng của Đà Lạt, đặc biệt là canh
tác rau, hoa theo hướng công nghệ cao. Sản xuất rau ở Lâm Đồng được hình thành và
phát triển cách đây trên 70 năm, phân bố ở thành phố Đà Lạt, huyện Đơn Dương, Đức
Trọng và Lạc Dương, đây là những vùng có độ cao trung bình từ 1000 - 1600m so với
mực nước biển, khí hậu quanh năm ôn hoà mát mẻ. Riêng thành phố Đà Lạt ở độ cao
1400 - 1600 m, với nhiệt độ trung bình quanh năm từ 17 - 18
0
C, có điều kiện ngoại
cảnh thích nghi cho sự phát triển các loại rau có nguồn gốc ôn đới, á nhiệt đới.
Bên cạnh những giống rau truyền thống như b•p cải, súp lơ tr•ng, cà rốt, khoai tây, củ

dền, nhiều chủng loại, giống rau mới đã được đưa vào sản xuất như các giống rau xà
lách, cải thảo, cần tây, cà chua, ớt ngọt, bí ngồi, củ cải bi, góp phần tạo nên sự đa
dạng, phong phú về chủng loại, nổi tiếng về chất lượng do đó sản phẩm rau của Lâm
Đồng ngày càng đáp ứng tốt thị hiếu và sự lựa chọn tiêu dùng trong nước và xuất
khẩu, góp phần chuyển dịch cơ cấu cây trồng, nâng cao hiệu quả sử dụng đất, ổn định
thu nhập của nông dân, chính nơi đây cũng đã hình thành nhiều vùng sản xuất rau quả
17
chuyên canh tập trung có sản lượng hàng hoá đạt giá trị kinh tế cao hơn so với các cây
trồng khác.
Vùng chuyên canh rau của Lâm Đồng có nhiều đặc trưng:
- Đa dạng, phong phú về chủng loại.
- Mùa vụ sản xuất quanh năm.
- Chất lượng ngon, mẫu mã đẹp.
- Thời gian bảo quản lâu.
Diện tích rau trên toàn tỉnh năm 2011 là 44.159 ha, trong đó nhóm rau ăn lá
với hơn 20 chủng loại (48% diện tích); nhóm rau ăn củ với 10 chủng loại rau (20%),
nhóm rau ăn quả bao gồm 9 chủng loại (27%), còn lại là các loại rau ăn hoa, rau gia vị.
Nghề trồng rau ở Đà lạt mang tính hàng hóa cao, đã giải quyết việc làm và mang lại
thu nhận không nhỏ cho hàng trăm ngàn hộ nông dân (giá trị sản xuất trên đất canh tác
bình quân 150 triệu đồng/ha/năm). Vì vậy, qua đó nông dân đã tích luỹ được khá nhiều
kinh nghiệm và mạnh dạn đầu tư khoa học kỹ thuật vào sản xuất, đặc biệt trong công
nghệ giống, tưới tiêu,…; 100% diện tích rau được cơ giới cho khâu làm đất và tưới
nước; 3700 ha (gần 10%) diện tích rau ứng dụng công nghệ cao, trong đó 240 ha rau
trồng trong nhà kính; 114,47 ha rau nhà lưới và gần 1.00 ha có hệ thống tưới tự động
kết hợp bón phân lỏng.
Sản lượng rau của Lâm Đồng hiện nay vào khoảng 1.398.469 tấn mỗi năm,
chủ yếu tiêu thụ ở thị trường nội địa như thành phố Hồ Chí Minh, các tỉnh phía Nam
và duyên hải miền Trung thông qua chợ đầu mối ở các tỉnh thành (trong đó tiêu thụ ở
thành phố Hồ Chí Minh chiếm 90%). Một số sản phẩm cao cấp của tỉnh được xuất
khẩu sang các nước Đài Loan, Singapore, Nhật Bản, . Tuy nhiên, sản phẩm xuất

khẩu với tỷ lệ còn thấp, chưa ổn định (chiếm 18 - 21% so với sản lượng).
Chất lượng rau quả Lâm Đồng có phẩm chất tốt, nhờ yếu tố khí hậu và biên độ dao
động nhiệt giữa ngày và đêm lớn nên khả năng tích luỹ dinh dưỡng trong sản phẩm rau
quả Lâm Đồng hơn hẳn so với trồng ở nơi khác (như bó xôi, khoai tây, cà rốt, xà lách
các loại, ); có những chủng loại rau quả dường như là độc quyền chỉ trồng được ở
Lâm Đồng như bó xôi, đậu Hà Lan, súp lơ, atiso,
Việc tổ chức sản xuất rau quả ở Đà Lạt và các vùng phụ cận khá phong phú,
đa dạng bao gồm các hình thức sản xuất như sản xuất nông hộ, hợp tác xã, công ty tư
nhân, công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần, Trong đó sản xuất nông hộ
18
chiếm hơn 90% diện tích cung cấp chủ yếu sản lượng, cung cấp chủ yếu sản lượng rau
quả cho thị trường và các cơ sở chế biến.
Trong những năm qua ngành sản xuất rau ở Lâm Đồng đã có sự tăng trưởng
phát triển vượt bậc, tốc độ tăng trưởng hàng năm về diện tích là 5,95%, về sản lượng
là 7,75%.
Chất lượng thấp đang là lực cản rau Đà Lạt vươn xa. Qua số liệu của Sở NN-
PTNT thì tuy có diện tích và sản lượng rau lớn, nhưng diện tích và sản lượng rau hội
đủ các tiêu chuẩn xuất khẩu của tỉnh lại không nhiều: hiện tại chỉ mới có 1,5% diện
tích rau (tương đương 600 ha) của vùng Đà Lạt, Đức Trọng, Đơn Dương, Lạc Dương
được trồng trong nhà lưới nhà kính theo quy trình nông nghiệp công nghệ cao. Hơn
nữa, trên 90% diện tích rau đang có của tỉnh được canh tác theo mô hình nông hộ nên
chất lượng không đồng đều, sản lượng nhỏ và manh mún nên không đáp ứng các đơn
hàng có khối lượng lớn, chất lượng cao của thị trường nhập khẩu.
Quy mô sản xuất nhỏ, nên việc áp dụng tiến bộ KHKT vào sản xuất gặp nhiều
khó khăn, vì vậy tuy đã có tới 59 cơ sở sản xuất được Sở NN&PTNT cấp giấy chứng
nhận đủ điều kiện sản xuất rau an toàn, 17 đơn vị được cấp giấy chứng nhận Global
GAP, 73 đơn vị được cấp giấy chứng nhận ViệtGAP… nhưng diện tích rau an toàn lại
chỉ mới có 400 ha. Nhiều loại rau quả được sản xuất, chế biến, quản lý chất lượng theo
tiêu chuẩn VietGAP, tiêu chuẩn ISO - 2000, EURGAP nên chất lượng sản phẩm được
đánh giá cao ở các thị trường xuất khẩu. Tỉnh đã xây dựng thành công thương hiệu rau

Đà Lạt, đã xây dựng và phê duyệt đi vào triển khai thực hiện dự án “Quy hoạch sản
xuất rau hoa dâu tây công nghệ cao”; các cơ quan chuyên ngành ngày càng thực hiện
tốt vai trò chuyển giao khoa học kỹ thuật và quản lý chất lượng sản phẩm.
Thu hút các nhà đầu tư trong và ngoài nước tới địa bàn tổ chức sản xuất - thu
mua - chế biến - xuất khẩu rau, thành lập các mô hình kinh tế tập thể có quy mô sản
xuất lớn hơn về diện tích và sản lượng, liên kết với các địa phương tiêu thụ rau cho
nông dân đang được các địa phương vùng chuyên canh rau triển khai trong những năm
gần đây và bước đầu đã có kết quả. Qua thống kê của Sở NN&PTNT thì vùng rau Đà
Lạt và phụ cận hiện có 13 hợp tác xã khƒp kín từ canh tác - thu hoạch - sơ chế và tiêu
thụ rau, 31 doanh nghiệp - cơ sở (trong đó có 15 doanh nghiệp nước ngoài) chế biến
rau tiêu thụ nội địa kết hợp với xuất khẩu. Đã có một vài mô hình kinh tế tập thể, mô
19
hình liên kết sản xuất - tiêu thụ rau hoạt động sản xuất- kinh doanh có hiệu quả cao.
Để tìm hướng tiêu thụ mới và ổn định cho cây rau Đà Lạt nói riêng và rau Lâm Đồng
nói chung, từ hiệu quả của các mô hình HTX, gần đây Dự án Cạnh tranh ngành nông
nghiệp (Sở NN&PTNT) cùng với đầu tư nâng cao chất lượng rau thông qua việc
chuyển giao khoa học công nghệ, đầu tư cơ sở vật chất cho các HTX rau, đã đầu tư
xúc tiến việc hình thành các liên minh sản xuất rau với thành viên là các HTX chuyên
canh rau; Sở NN&PTNT cũng đã chỉ đạo các cơ quan chuyên ngành trực thuộc như
Chi cục Bảo vệ thực vật, Chi cục Quản lý chất lượng nông- lâm sản và thủy sản phối
hợp với Liên minh HTX tỉnh… ký kết hợp đồng liên tịch với các cơ quan chuyên
ngành thuộc Sở NN&PTNT thành phố Hồ Chí Minh trong việc tiêu thụ rau an toàn với
nhãn hiệu Rau Đà Lạt cho nông dân.
Thành lập các liên minh sản xuất có quy mô và sản lượng sản xuất lớn, nâng
cao chất lượng nông sản, và liên kết với các địa phương có thị trường tiêu thụ lớn để
tiêu thụ rau cho nông dân chính là hướng đi mới, hướng về thị trường trong nước cho
cây rau Đà Lạt - Lâm Đồng, trong khi vẫn tiếp tục xúc tiến tìm kiếm thêm thị trường
ngoài nước.
Hiện nay toàn tỉnh Lâm Đồng có 89/303 cơ sở được cấp giấy chứng nhận sản
xuất, sơ chế, chế biến an toàn đang còn thời hạn, với diện tích đất: 464/11.000 ha,

chiếm 4,2% tổng diện tích canh tác rau của toàn tỉnh (Trong đó: GlobalGAP:0,2%,
VietGAP: 0,7%, MetrolGAP: 0,04%, RAT: 3,3%), sản lượng 90.132/1.398.469
tấn/năm (Trong đó: Có 57/193 cơ sở sản xuất rau với sản lượng: 41.379 tấn/năm,
chiếm 5% tổng sản lượng rau tươi trên toàn tỉnh (GlobalGAP:0,5%, VietGAP: 1,8%,
MetrolGAP: 0,07%, RAT: 2,6%) và 32/110 cơ sở sơ chế, chế biến rau, sản lượng tiêu
thụ: 48.753 tấn/năm, chiếm 40% tổng sản lượng rau thành phẩm đã qua chế biến trên
toàn tỉnh (HACCP: 20%, ISO 22000:2005: 20%) .
Trong năm 2011, tại Hội nghị ký kết Văn bản thỏa thuận về sản xuất và tiêu
thụ rau, củ, quả an toàn giữa thành phố Hồ Chí Minh và tỉnh Lâm Đồng, các đơn vị
kinh doanh rau của Thành phố đã ký kết Hợp đồng nguyên t•c về tiêu thụ rau, củ quả
an toàn với một số đơn vị sản xuất rau quả của tỉnh Lâm Đồng:
20
- Liên hiệp HTX thương mại thành phố Hồ Chí Minh (SAIGONCO.OP) đã ký kết
Hợp đồng nguyên t•c với HTX Dịch vụ Nông nghiệp Tổng hợp Anh Đào, Trang trại
Phong Thúy.
- Công ty quản lý và kinh doanh Chợ Bình Điền, Công ty TNHH Quản Lý và Kinh
Doanh chợ đầu mối nông sản thực phẩm Hóc Môn và Công ty TNHH Quản Lý &
Kinh doanh Chợ Nông sản Thủ Đức ký kết Hợp đồng nguyên t•c về tiêu thụ rau, củ
quả an toàn với HTX Dịch vụ Nông nghiệp Tổng hợp Anh Đào, Trang trại Phong
Thúy, HTX Hồ Xuân Hương, Cơ sở sơ chế, kinh doanh rau, quả Đức Thành, Doanh
nghiệp tư nhân Phú Sỹ Nông, HTX Thạnh Nghĩa.
b. Tình hình sản xuất rau tại Đà Lạt (1996-2005)
Năm Diện tích gieo trồng rau
(ha)
Sản lượng
(tấn)
Diện tích gieo trồng
hoặc c•t cành(ha)
Sản lượng
(tấn)

1996 3.902 82.448 174 26
1997 4.819 102.670 242 38
1998 4.984 107.041 253 46
1999 5.231 118.450 286 58
2000 5.520 143.520 453 113
2001 7.810 187.400 508 147
2002 7.638 183.300 630 183
2003 8.490 203.800 788 228
2004 8.723 209.400 930 270
2005 8.521 219.000 1.063 308
c. Ứng dụng khoa học kỹ thuật vào nông nghiệp
Các biện pháp cải tạo đất
Trước năm 1975, quy mô sản xuất nông nghiệp Đà Lạt ngày càng tăng từ vài
chục ha năm 1940 lên đến hàng ngàn ha trồng rau hoa vào những năm 1970, ngành
sản xuất rau hoa Đà Lạt đã áp dụng nhiều biện pháp canh tác mới vào sản xuất.
21
Do địa hình đồi dốc và bị phân c•t mạnh, để tránh xói mòn và thuận lợi cho
trồng trọt, nông dân đã thực hiện việc san gạt để lấy mặt bằng sản xuất. Theo các tài
liệu nghiên cứu về sản xuất rau hoa tại Đà Lạt, việc san gạt đất đồi thành các băng
đất được tính theo độ dốc, đất có độ dốc 10% thì cao độ giữa 2 băng đất là 1,37m và
chiều rộng của băng đất là 30m. Tuy nhiên, trên thực tế, người nông dân chỉ ước
lượng và san gạt các băng đất cho “vừa m•t”. Với những vùng đất thung lũng thường
bị ngập úng, việc khai mương tháo nước, đ•p bờ và trồng cỏ để giữ bờ cũng được tổ
chức thực hiện.
Theo kết quả phân tích đất, đất Đà Lạt kƒm dinh dưỡng khoáng tự nhiên. Do
đó, trong quá trình canh tác, các loại phân bón đã được sử dụng khá nhiều. Trong
thời gian đầu, việc sử dụng phân xác m•m, phân b•c, phân khô dầu, phân chuồng đã
được sử dụng khá phổ biến trong canh tác rau cải. Việc đổ bồi thêm đất mới qua vài
vụ canh tác cũng đã được áp dụng từ những năm trước 1970 nhằm cải thiện đất canh
tác.

Từ sau 1975, các biện pháp cải tạo đất bằng phân bón hữu cơ, phân chuồng
hoai mục, phân vi sinh đã được khuyến khích phát triển.
Nghiên cứu về kỹ thuật canh tác
Trước đây việc sản xuất rau cải tại Đà Lạt một thời gian dài hoàn toàn dựa
vào kinh nghiệm của các cư dân nhập cư từ miền B•c và miền Trung.
Trước năm 1975, các nghiên cứu về sản xuất rau cải của Đà Lạt hầu hết đều do
Trung tâm Thực nghiệm Rau Hoa Đà Lạt tổ chức thực hiện, nhưng hầu như chỉ tập
trung vào công tác giống. Các biện pháp canh tác chưa được chú trọng nhiều. Các
kỹ thuật được áp dụng trong giai đoạn này chủ yếu là thay đổi công cụ sản xuất từ
thô sơ sang một phần cơ giới.
22
Sau năm 1975, tại Xí nghiệp giống rau hoa Đà Lạt, công tác nghiên cứu thực
nghiệm về giống cây trồng và thử nghiệm các biện pháp canh tác mới đã được triển
khai khá rộng rãi với nhiều cơ quan chức năng tham gia.
Kỹ thuật nuôi cấy mô thực vật được thực hiện tại Đà Lạt từ năm 1978. Đến năm
2000, kỹ thuật này đã trở thành một kỹ thuật quan trọng trong việc nhân và cung cấp
giống cây trồng sạch bệnh cho vùng nông nghiệp Đà Lạt. Theo thống kê của ngành
chuyên môn, năm 2005, Đà Lạt có 28 phòng thí nghiệm nuôi cấy mô thực vật do các
cơ sở nghiên cứu khoa học và cơ sở sản xuất giống của tư nhân đầu tư với 127 box
cấy mô. Hàng năm, các cơ sở cấy mô này đã cung cấp cho thị trường giống rau hoa
Đà Lạt trên 6 triệu cây giống sau ống nghiệm sạch bệnh.

Năm 1988-1990, chương trình nghiên cứu phát triển cây dược liệu atisô được
thực hiện nhằm mục đích phát triển cây dược liệu đặc sản của Đà Lạt.
Năm 1995, công tác nghiên cứu về sản xuất rau an toàn trên địa bàn thành phố Đà Lạt
đã được thực hiện với chương trình sản xuất thử nghiệm tại xã Lát (Lạc Dương). Từ
năm 1996 đến năm 2001, chương trình nghiên cứu về sản xuất rau thương phẩm chất
lượng cao, phù hợp với các tiêu chuẩn rau an toàn của FAO/WHO, đã được triển khai
thành công tại Đà Lạt và đã xây dựng được các quy trình sản xuất rau an toàn tại Đà
Lạt cho các giống rau chủ yếu của Đà Lạt (cải b•p, cải B•c thảo, khoai tây, cà rốt, đậu

Hà Lan, pố xôi, cần tây, poarô hành), chương trình được thực hiện dưới sự chỉ đạo của
UBND tỉnh Lâm Đồng với sự tham gia của các cơ quan: Sở Khoa học, Công nghệ và
Môi trường, Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tỉnh Lâm Đồng, Trung tâm
Nghiên cứu Cây Thực phẩm, Trung tâm Ứng dụng Kỹ thuật Nông nghiệp Đà Lạt,
Phòng Công Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Đà Lạt.
23

Thành phố Đà Lạt đã đầu tư cho công tác nghiên cứu xác lập các quy trình sản
xuất hoa ng•n ngày của địa phương như cúc, cẩm chướng (năm 1997-1998), quy trình
sản xuất hoa hồng, glayơn, lys,… (năm 1999), quy trình trồng lan gấm (1998).
Năm 2003, đề tài nghiên cứu xây dựng mô hình sản xuất theo hướng công nghiệp do
Trung tâm Nghiên cứu khoai tây, rau và hoa phối hợp với Trung tâm Nông nghiệp Đà
Lạt thực hiện.
Song song với chương trình nghiên cứu ứng dụng các quy trình canh tác mới,
các ứng dụng về kỹ thuật sản xuất rau hoa trong nhà có mái che, kỹ thuật tưới nước theo
các phương pháp mới (tưới thấm, nhỏ giọt,…), kỹ thuật sử dụng phân bón và biện pháp
bón phân, kỹ thuật sử dụng thuốc bảo vệ thực vật hợp lý và an toàn, chương trình phòng
chống dịch hại tổng hợp IPM, kỹ thuật chăn nuôi gia súc, gia cầm theo hướng công nghệ
cao, bảo vệ môi trường sinh thái đã được áp dụng trên các vùng sản xuất nông nghiệp
của Đà Lạt.
Hiện trên địa bàn TP.Đà Lạt có 1.200ha nhà kính, nhà lưới (chiếm 25% diện
tích trồng cây ng•n ngày), diện tích sử dụng công nghệ tưới tự động 1.600ha. Thành
phố có hàng trăm cơ sở ươm gieo cây giống, nuôi cấy mô thực vật. Thu nhập trên đơn
vị diện tích tăng từng năm. Mức bình quân chung của thành phố là 170 triệu đồng/ha,
trong đó riêng trồng hoa đạt từ 450-500 triệu đồng/ha/năm, rau an toàn đạt 200 triệu
đồng/ha/năm.
24

        
!"#$%

Để đạt được những kết quả này, thời gian qua, thành phố tập trung chỉ đạo
triển khai thực hiện chương trình chuyển đổi và nâng cao chất lượng giống cây trồng,
vật nuôi; đẩy mạnh thâm canh cây trồng theo hướng ứng dụng công nghệ cao. Quản
lý, khai thác hiệu quả các công trình thủy lợi phục vụ kịp thời cho sản xuất; tăng
cường kiểm tra chất lượng giống, vật tư sản xuất; thực hiện tốt công tác phòng chống
dịch bệnh, giảm nhẹ thiên tai nhằm hạn chế rủi ro trong sản xuất. Kịp thời ban hành
các văn bản chỉ đạo trong sản xuất, các quy định trong quản lý giống vật tư, phân
bón
Thành phố đã triển khai có hiệu quả các chương trình về nông nghiệp, nông
dân, nông thôn, đẩy mạnh thâm canh rau, hoa cao cấp và các loại cây trồng có giá trị
kinh tế; duy trì phát triển ổn định các vùng cây chuyên canh, vùng chăn nuôi tập trung,
nuôi cá nước lạnh. Tăng cường chỉ đạo điều hành, đẩy nhanh việc thực hiện chương
trình khuyến nông, khuyến lâm, chuyển đổi cơ cấu giống để nâng cao chất lượng, hiệu
quả cây trồng nhằm nâng cao giá trị sản xuất trên 1ha đất nông nghiệp
Thành phố xác định lấy cây rau và hoa làm mũi nhọn để thúc đẩy tăng trưởng
của ngành nông nghiệp, g•n sản xuất nông nghiệp với bảo quản, chế biến sau thu
hoạch. Tiếp tục đẩy mạnh công tác chuyển giao tiến bộ khoa học công nghệ vào sản
xuất thông qua việc nâng cao chất lượng công tác khuyến nông, khuyến lâm, nhất là
đối với các vùng sâu, vùng xa
25

×