Tải bản đầy đủ (.doc) (6 trang)

Kinh nghiẹm rèn chữ viết lớp 1

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (65.67 KB, 6 trang )

Sáng kiến kinh nghiệm

Tên đề tài:
Một số biện pháp nhằm nâng cao chất lượng "rèn chữ" ở lớp 1.





I. Lý do chọn đề tài
Học sinh lớp 1 năm đầu tiên bước vào trường tiểu học, điều gì đối với các em cũng mới
lạ. Thầy cô giáo là những người dạy các em biết đọc biết viết.
Tập viết là một phân môn có tầm quan trọng đặc biệt ở tiểu học, nhất là đối với lớp 1.
Học vần, tập đọc giúp cho học sinh đọc thông viết thạo. Viết đúng, đẹp, nhanh, rõ ràng học
sinh có điều kiện ghi chép bài học của tất cả các môn học tốt hơn.
Ngoài ra tập viết còn góp phần quan trọng vào việc rèn luyện cho học sinh những phẩm
chất đạo đức tốt như : Tính cẩn thận, bền bỉ, tinh thần kỷ luật và óc thẩm mỹ bởi người xưa
nói : "Nét chữ, nết người". Chữ đẹp còn luyện cho các em lòng tự trọng đối với mình cũng như
đối với thầy cô và bạn bè đọc bài vở của mình. Chính vì vậy tôi đã đưa ra một số biện pháp
nâng cao chất lượng rèn chữ cho học sinh.
II. Cơ sở thực tiễn để chọn đề tài
Học theo lời dạy của Bác Hồ: "Vì lợi ích mười năm trồng cây, vì lợi ích trăm năm trồng
người", "Nét chữ, nết người".
Nếu ở lớp 1 mà không rèn được chữ đẹp thì lên lớp trên lại càng khó có thể rèn các em
viết chữ đẹp được. Các em lớp 1 cũng như những cây non, muốn trở thành các cây vững chắc
sau này thì phải được uốn nắn kịp thời ngay từ những buổi đầu cầm bút. Tập viết trong nhà
trường ít nhất cũng ngang bằng với các môn học khác. Có như vậy phụ huynh mới quan tâm,
tạo điều kiện cho con rèn nét chữ đẹp.
III. Biện pháp tiến hành
1. Việc đầu tiên cơ sở vật chất như
- Bàn ghế phải vừa tầm với độ tuổi lớp 1 (cả ở trường và gia đình). Góc học tập, lớp học


phải có đủ ánh sáng.
- Rèn cho các em có tư thế ngồi học thoải mái, tránh gò bó. Khoảng cách từ mắt đến
tầm 25cm - 30cm, cầm bút bằng 3 ngón tay.
- Khi viết mẫu trên bảng lớp, tôi thường viết chậm để học sinh 100% được nhìn thấy tay
cô viết từng nét chữ.
- Thường xuyên cho học sinh chơi trò chơi thư giãn giữa giờ để các em đỡ mỏi và gây
hứng thú, tạo không khí cho giờ học sôi nổi.
- Phân công những em viết đẹp ngồi cạnh em viết chưa đẹp để giúp đỡ nhau, xây dựng
đôi bạn cùng tiến.
- Chấm chữa liên tục, viết cẩn thận trong từng lời phê cho mỗi bài của từng học sinh. Có
như vậy tôi mới nắm được ngay những lỗi sai trong mỗi bài viết của các em, đặc biệt giai đoạn
đầu của lớp 1.
- Hàng tuần, hàng tháng có tổng kết khen thưởng kịp thời những em viết có tiến bộ.
Những em chậm tiến, tôi mời phụ huynh đến trao đổi, cùng phụ huynh kèm cặp các em. Ngoài
ra tôi dành thời gian viết bài mẫu, uốn nắn những lỗi mà em mắc phải.
Luyện học sinh tập viết trên bảng lớp bảng con cũng là phương tiện hữu hiệu để học sinh luyện tập
kỹ năng viết chữ trước khi viết vào vở.
- Yêu cầu bảng của các em phải cùng 1 loại thống nhất dòng kẻ ô để viết được thuận lợi
nên sử dụng cả hai mặt.
- Khi hướng dẫn học sinh viết vào bảng tôi cũng kẻ bảng như bảng mẫu của học sinh để
các em nhìn vào đó viết theo được dễ dàng.
Mỗi bài viết tôi chỉ chọn những con chữ có nét viết khó mà học sinh hay viết sai để các
em luyện viết bảng.
Ví dụ : Luyện cho học sinh viết bảng chữ "bé" và chữ "ve". Viết chữ "bé" cần lưu ý phần
nét vòng ở cuối nét móc chữ b nối liền sang chữ e. Chữ "ve" cũng cần hướng dẫn tỉ mỉ cho học
sinh hiểu nét vòng ở phía bên phải chữ v nối liền với chữ cái e
2. Rèn học sinh viết vở
Năm học 2002 - 2003 thực hiện chương trình thay sách giáo khoa phân môn tập viết đã
được quay về kiểu chữ truyền thống, những nét chữ mềm mại duyên dáng từ xưa đến nay các
cụ để lại nét chữ nết người. Việc rèn chữ viết của học sinh trong nhà trường vô cùng quan

trọng, để giúp cho học sinh viết đúng cỡ chữ, viết đẹp thì không thể coi thường phần viết nét
chữ cơ bản, đó là những nét chữ sau :
nét ngang nét cong hở phải
nét sổ nét cong hở trái
nét xiên trái nét cong kín
nét xiên phải nét khuyết trên
nét móc xuôi nét khuyết dưới
nét móc ngược nét thắt
nét móc hai đầu
Với 13 nét cơ bản này tôi yêu cầu học sinh học thuộc và viết chính xác. Từ những nét cơ
bản này học sinh viết sang các con chữ rất dễ dàng.
Giai đoạn viết bút chì : với việc thay sách mới đã chú trọng phần viết hơn nên ngày nào
sau tiết Tiếng Việt học sinh cũng được viết thực hành ngay âm, tiếng, từ vừa học, nhằm khắc
sâu kiến thức về đọc và viết luôn. Vở viết năm nay có nhiều cải tiến là : học sinh được làm
quen ngay với vở kẻ ô ly thuận tiện cho việc rèn chữ ở nhà. Trong việc viết chữ của học sinh
năm nay việc cần phải quan tâm nữa là cỡ chữ vì năm nay các cỡ chữ h, k, l, b, g, y là thay
đổi cỡ chữ cao 5 ly hoặc kéo xuống 5 ly, cỡ chữ nhỏ thì cao 2 ly rưỡi. Chính vì vậy giáo viên
phải hướng dẫn cho học sinh biết đến đường kẻ ly chính xác, có thói quen và ước lượng 1/2 ly.
Ngoài vở tập viết ra tôi còn yêu cầu phụ huynh học sinh mua đồ dùng học tập cho học
sinh đầy đủ, lúc nào trong hộp bút cũng có 2 bút chì loại tốt vót sẵn không vót nhọn hoặc quá
tù. Nếu nhọn quá dẫn đến nét chữ mảnh, đôi khi còn chọc thủng cả giấy. Ngược lại nếu đầu
nét bút chì quá tù nét chữ sẽ to quá, nét chữ sẽ rất xấu.
Ngoài các tiết tập viết quy định trong một tuần của chương trình, hàng ngày sau mỗi bài
học vần, tôi vẫn dành thời gian viết mẫu những chữ cho các em. Có như vậy chữ viết của
những em còn yếu mới có điều kiện vươn lên cùng với những em học khá hơn.
Tôi đã hướng dẫn học sinh sử dụng bút trong khi viết như sau :
- Cầm bút xuôi theo chiều ngồi, góc đọp bút đặt so với mặt giấy khoảng 45 độ tránh
cầm dựng đứng hoặc úp tay quá.
- Đưa bút từ trái sang phải, từ trên xuống dưới. Các nét đưa lên hoặc đưa sang ngang
phải thật nhẹ không ấn mạnh đầu bút chì vào giấy.

- Sau khi viết học sinh cần tự mình nhận xét nét nào được, nét nào hỏng để rút kinh
nghiệm, tránh vấp phải sai sót tương tự ở lần sau.
3. Giai đoạn viết bút mực
Đặc biệt giai đoạn này học sinh được làm quen với chữ viết 1 ly nên việc rèn chữ lại gặp
nhiều khó khăn.
Tôi yêu cầu phụ huynh sắm hai bút mực cho học sinh. Chọn ngòi bút nét trơn, vừa phải.
Thống nhất một loại mực cho cả lớp.
- Vở viết ở giai đoạn này lại hết sức quan trọng. Vở phải đều ly và tránh bị nhoè. Gồm hai
loại vở : vở viết chữ hai ly và vở viết chữ một ly.
- Để khắc phục nhược điểm khi học lên các lớp trên chữ các em thường hẹp và xấu hơn.
Khi dạy chữ một ly tôi yêu cầu các em viết thoáng nét viết ngang hơn để chữ không bị ríu
hoặc bị roãng quá.
- Hàng tuần, hàng tháng tôi cho các em viết bài "Thi viết chữ đẹp" để các em phấn đấu
dành điểm tốt. Mỗi điểm 10 tôi lại phát một phiếu "Bông hoa điểm 10". Cứ 5 điểm mười trở lên
cô sẽ thưởng 1 quyển vở hoặc 10 cái nhãn vở để động viên các em kịp thời.
- Chữ đẹp không chỉ viết ở vở tập viết mà còn phải biết tự rèn luyện viết đẹp trong tất
cả các môn học khác nữa.
Mỗi bài viết sạch đẹp vở bất cứ môn nào, điểm cao tôi đều tuyên dương trước lớp để
khơi dậy các em ý thức phấn đấu.
- Cá nhân thi đua, từng tổ thi đua, cả lớp thi đua và đã nhiều em chữ đẹp hơn, rõ ràng
rồi thích viết hơn, chăm chỉ hơn.
Bên cạnh việc rèn chữ việc giữ vở sạch cũng rất cần thiết và tiến hành song song vì khi
nhìn vào quyển vở sạch các em cũng thấy mình cần phải viết đẹp.
Tôi đề ra : Vở bẩn, quăn mép cô sẽ không chấm điểm và cô sẽ gửi về cho cha mẹ và xin
chữ ký.
Từ đó các em tự tu sửa lại sách vở hoặc nhờ cha mẹ bọc dán lại vở.
Phong trào rèn vở sạch chữ đẹp của cả lớp luôn diễn ra dôi nổi và làm thường xuyên liên
tục.
Thực ra công việc "Rèn chữ" đâu chỉ một sớm, một chiều không chỉ có ở môn tập viết
mà phải làm trong cả một quá trình liên tục ngày này qua ngày khác, ở tất cả các môn học.

Việc rèn chữ chỉ cần lơ đi một ngày, một tuần thì kể cả những em viết đẹp rồi cũng lại
viết xấu đi và ẩu nữa. Vì học sinh lớp 1 thường hiếu động, nhanh quên, thiếu kiên trì, khó thực
hiện các động tác đòi hỏi sự khéo léo cẩn thận. Hơn nữa ở nhà nhiều cha mẹ không có điều
kiện dạy con.
Để giúp các em khắc phục được những nhược điểm trên giáo viên phải có đức tính kiên
trì. Sự tận tâm, chu đáo của giáo viên là một trong những yếu tố đảm bảo sự thành công của
việc "Rèn luyện".
Việc rèn luyện chữ quả là khó khăn, nhiều em đã viết được đẹp, đều rồi nhưng lại hay
viết sai phụ âm đầu hoặc nhầm dấu thanh.
Nguyên nhân chủ yếu là do các em đọc ngọng theo địa phương, theo vùng. Cái chính là
cha mẹ các em cũng đọc ngọng nên việc rèn luyện cho các em phân biệt trong chữ viết lại
càng khó.
Ví dụ : Chữ viết đúng Chữ viết sai
làm, năm nàm, lăm
đỏ, vẫy đọ, vẫy
- Sự kiên trì của giáo viên về chất lượng chữ viết ở tất cả các môn học là cần thiết vì nó
quan hệ mật thiết với nhau. Đọc có đúng thì chữ viết mới đúng và ngược lại viết đúng sẽ củng
cố việc đọc đúng. Có như vậy việc luyện viết mới được củng cố đồng bộ, thường xuyên.
Thành công của việc rèn luyện chữ viết đòi hỏi người giáo viên ngoài những hiểu biết về
chuyên môn, cần phải có sự kiên trì, cẩn thận và lòng yêu nghề, mến trẻ.
Tôi cho rằng "chữ đẹp không phải do hoa tay hay di truyền của bố mẹ mà phần lớn là do
quá trình rèn luyện của cô và trò không biết mệt mỏi". Đặc biệt chữ cô phải đẹp, trình bày
bảng khoa học đó chính là tấm gương sáng cho học sinh noi theo.
IV. Tự đánh giá
Bằng kinh nghiệm của bản thân về việc rèn chữ. Cuối học kỳ I kết quả xếp loại "Vở
sạch, Chữ đẹp" của lớp tôi đã đạt :
Sĩ số lớp : 47 em
Xếp loại A : 40 em đạt tỷ lệ : 85%
Xếp loại B : 7 em chiếm tỷ lệ : 15%
Xếp loại C : 0

Học kỳ II kết quả xếp loại như sau :
Xếp loại A : 43 em đạt tỷ lệ : 91%
Xếp loại B : 4 em đạt tỷ lệ : 9%
Xếp loại C : 0
Với kết quả trên tôi rất vui mừng song tôi tự cảm thấy chưa bằng lòng với kết quả của
mình đã đạt được, bản thân tôi cần phải cố gắng hơn nữa để lớp mình đạt kết quả cao hơn.
Các em có "Chữ viết đẹp" một cái vốn mà thầy cô đã cấp cho các em từ lớp 1, các em sẽ
mang theo chữ viết đẹp suốt cả cuộc đời.
Trên đây là một số kinh nghiệm về phương pháp : "Rèn chữ" ở lớp một nhằm nâng cao chất
lượng chữ viết mà tôi đã áp dụng dạy ở lớp mình thấy có hiệu quả trong việc "rèn chữ" cho học
sinh. Ngoài kinh nghiệm của bản thân tôi còn luôn luôn học hỏi kinh nghiệm của đồng nghiệp để
góp phần vào sự nghiệp giáo dục. Tôi xin các đồng chí góp ý cho tôi để có thêm kinh nghiệm dạy
cho học sinh những năm tiếp.

…., ngày .… tháng 4 năm …
Người viết



×