Tải bản đầy đủ (.pdf) (9 trang)

Nghiên cứu thiết kế hệ thống tự động kiểm soát hàm lượng sản phẩm dầu mỏ trong nước thải lacanh tàu cá, chương 2 pptx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (86.9 KB, 9 trang )

Chương 2: CÁC TÁC NHÂN GÂY Ô NHIỄM
MÔI TRƯỜNG BIỂN
1.1.1. Các chất hữu cơ
Loại này có cacbonhydrat, protein, chất béo, hóa chất, bảo
vệ thực vật, hợp chất phenol…. Đây là chất gây ô nhiễm phổ
biến nhất có trong nước thải khu dân cư, khu công nghiệp chế
biến thực phẩm, vùng nông nghiệp, khu công nghiệp lọc dầu.
Các chất này gây tác hại lớn đến nguồn lợi thủy sản và chúng
có khả năng gây thiếu ôxy trong nước dẫn đến các sinh vật sống
trong môi trường nước.
1.1.2. Các kim loại nặng
Hầu hết các kim loại nặng đều có độc tính cao đối với con
người và động vật có vú, bò sát, tôm cá….
Các kim loại nặng thường có trong nước thải công nghiệp như:
Chì, thủy ngân, crôm, mangan…
1.1.3. Dầu mỡ
Dầu mỡ là chất lỏng có thành phần hóa học rất phức tạp,
độc tính và tác động sinh thái của dầu mở phụ thuộc vào từng
loại. Dầu thô chứa hàng ngàn phân tử khác nhau nhưng phần lớn
là các hydrôcácbon và một số chất như: lưu huỳnh, nitơ, kim
loại…. Dầu mỡ có độc tính cao và tương đối bền trong nước.
Hầu hết môi trường sống của thực vật, động vật bò ảnh hưởng do
dầu.
1.1.4. Hàm lượng sinh thái của các chất nhiễm bẩn trong
vùng biển ven bờ
Mỗi quốc gia đều ban hành các tiêu chuẩn hàm lượng các
chất ô nhiễm. Tuy nhiên tính an toàn môi trường ở mỗi quốc gia
khác nhau. Xác đònh giới hạn an toàn sinh thái đó là công việc
hết sức khó khăn. Nó không thể là các bản sao chép từ công
trình này sang công trình khác.
Trong điều kiện môi trường hiện nay của nước ta bắt đầu


xuất hiện tình trạng ô nhiễm do đó việc tìm giới hạn các chất ô
nhiễm chưa nhiều. Tùy theo mỗi quốc gia mà có những chất ô
nhiễm mà nước này đặt tiêu chuẩn nhưng nước kia chưa cần và
ngược lại có những chất ô nhiễm các nước chưa cần nhưng đối
với ta cần phải có. Ví dụ: các quy đònh an toàn sinh thái cho các
trại cá giống, các khu vực nuôi trồng thủy sản… Sau đây là hàm
lượng một số chất ô nhiễm mà nước ta quy đònh giới hạn cho
phép.
Bảng giá trò giới hạn nồng độ cho phép các chất ô nhiễm
trong nươc biển ven bờ (TCVN 5943 – 1995) trình bày ở phụ lục
1.3[7].
1.5. ĐẶC ĐIỂM CỦA NƯỚC THẢI LACANH
1.5.1. Nước lacanh
Trong quá trình khai thác con tàu, khai thác hệ động lực,
một lượng nước chứa dầu thường xuyên được tạo ra, tích tụ lại ở
dưới buồng máy, nước ấy gọi là mước la canh. Vậy nước lacanh
được tạo thành do kết quả của việc sử dụng dầu và các sản
phẩm dầu làm nhiên liệu, dầu bôi trơn cho các cho các thiết bò
động lực, cho tất cả các máy móc trên tàu. Mặt khác nước
lacanh cũng được tạo thành do sự dò rỉ, thấm lót từ các đường
ống buồng bơm hoặc do quá trình vận chuyển đầu đốt, dầu
nhờn. Cũng có thể do việc sử dụng dầu để lau chùi, vệ sinh máy
móc, vệ sinh trang thiết bò. Ngoài dầu đốt, dầu nhờn, trong nước
lacanh còn có chứa nhiều tạp chất khác như xà phòng, chất tẩy
rửa, các cặn bẩn.
Lượng hỗn hợp nước – dầu tạo thành trong đáy buồng máy
phụ thuộc vào loại tàu, cỡ tàu, công suất của máy chính, máy
đèn, máy phụ, cách bố trí buồng máy mặt khác còn phụ thuộc
vào trình độ, kỹ thuật khai thác, ý thức của các sỹ quan, thợ máy
và những thuyền viên của tàu. Người ta có khả năng tính toán

trong một ngày đêm phụ thuộc vào lượng chiếm nước của tàu ở
bảng dưới đây:
Bảng 1.1. Lượng nước lacanh sau một ngày đêm theo lượng chiếm
nước tàu [8].
TT Lượng chiếm nước của
tàu, (tấn)
Lượng nước lacanh sau
một ngày đêm, (m
3
)
1 Tàu dưới 100 tấn 0,1 m
3
/ngày đêm
2 Tàu từ 101250 0,10,3
3 251500 0,30,6
4 501750 0,60,9
5 7511.000 0,91,2
6 1.0011.250 1,21,8
7 1.2511.500 1,82,5
8 1.5014.000 2,56,0
9 4.00110.000 6,010
10 Tàu trên 10.000 tấn 1015
1.5.2. Đặc điểm của nước lacanh
 Tính chất lý hóa của nước lacanh thay đổi thường xuyên
theo thời gian và phụ thuộc vào nguồn gốc của nó được tạo
thành.
 Hàm lượng dầu trong nước lacanh dao động trong một
khoảng rộng, thường từ 300
1000mg/l.
 Khối lượng riêng của hỗn hợp không cố đònh, dao động và

phụ thuộc vào hàng loạt yếu tố.
 Nước lacanh phân lớp rõ rệt có nghóa là hầu hết dầu bẩn
nổi lên trên, phần dưới chủ yếu là nước.
 Không có dầu sạch cũng không có nước sạch, mà cả phần
trên và phần dưới chúng trộn lẫn với nhau, người ta thường gọi
là “dầu ngâm nước” vì con tàu không lúc nào đứng yên khi khai
thác.
 Trong nước lacanh bao giờ cũng có chất tẩy rửa, các cặn,
các hạt với kích thước khác nhau từ 10
30micromet.
 Mặc dù dầu không tan trong nước, song trong thực tế hàm
lượng dầu hòa tan có thể lên đến 5
10 phần triệu.
 Một số tài liệu thí nghiệm cho thấy, trong nước lacanh có
hàm lượng dầu trung bình khoảng 2000mg/l
1.6. MỘT SỐ QUI ĐỊNH VỀ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG BIỂN
1.6.1. Các công ước quốc tế
 Năm 1921 – Anh: hội nghò chủ tàu, đại diện ngành công
nghiệp dầu mỏ, nghiên cứu các vấn đề ô nhiễm biển do dầu gây
ra và đề ra các biện pháp ngăn ngừa.
 Năm 1926 – Washington: hội nghò quốc tế qui đònh vùng
biển và ven bờ không được xả dầu và trang thiết bò phân ly lọc
nước lacanh buồng máy cho tàu thủy.
 Năm 1954 – London: hội nghò quốc tế, đại diện các nước
có đội tàu trên 100.000 tấn đăng ký, 33 nước tham gia, 10 nước
quan sát viên. Công ước quốc tế về ô nhiễm bởi dầu, 1954
(OILPOL), nội dung:
 Quy đònh vùng biển không được xả dầu tối thiểu
cách bờ 50 hải lý.
 Quy đònh trên tàu phải có nhật ký các công việc có

liên quan đến dầu.
 Năm 1962 – London: Hội nghò quốc tế bổ sung, sửa đổi
OILPOL 54, có hiệu lực từ ngày 19/1/1978.
 Tàu không phải là tàu dầu chỉ được xả xuống biển
trong điều kiện sau:
1. Tàu đang chạy.
2. Cường độ xả tức thì không quá 60lít/hải lý.
3. Càng xa bờ càng tốt.
 Đối với tàu dầu:
1. Tàu đang chạy.
2. Cường độ xả tức thì không quá 60lít/hải lý.
4. Tổng lượng dầu xả ra biển trong chuyến đi không
hàng không được vượt quá 1/15.000 trọng lượng của tàu.
5. Tàu cách bờ trên 50 hải lý.
Các quy đònh về việc xả dầu nước lacanh buồng máy tàu
dầu cũng tương tự đối với tàu không phải là tàu dầu.
 MARPOL 73/78: Là chữ viết tắt của Marine Pollution,
công ước hàng hải ta thường gọi đầy đủ là:”công ước quốc tế về
ngăn ngừa ô nhiễm biển do tàu gây ra”. Công ước này dựa trên
cơ sở của công ước quốc tế về ngăn ngừa ô nhiễm biển do dầu,
được thông qua năm 1954, gọi tắt là
OILPOP – 54 (oil
pollution).
Tổ chức Hàng Hải Quốc Tế (
IMO: International Maritime
Organization, ra đời ngày 25/5/1957) đã thông qua công ước
quốc tế về ngăn ngừa ô nhiễm biển do tàu gây ra, vào ngày
2/11/1973 tại London và sau đó được bổ sung nghò đònh thư quan
trọng vào năm 1978. Chính ví thế công ước quốc tế mang số 73
và 78: MARPOP 73/78.

MARPOP 73/78 qui đònh một số nội dung cụ thể về khai thác
tàu, về trang thiết bò của tàu:
 Ngăn ngừa ô nhiễm biển do dầu có hiệu lực từ 2/10/1983
đối với tàu cũ như tàu mới, tàu dầu cũng như tàu chở hàng hóa
khác.
 Ngăn ngừa ô nhiễm biển do hóa chất, có hiệu lực từ ngày
6/4/1987.
 Ngăn ngừa ô nhiễm biển do nước thải.
 Ngăn ngừa ô nhiễm biển do rác.
Nước Cộng Hòa Xã Hộ Chủ Nghóa Việt Nam là nước thứ
126 tham gia vào tổ chức hàng hải quốc tế IMO từ ngày
12/6/1984, cho nên chúng ta phải thực hiện nội dung của
MARPOP 73/78 được IMO thông qua và chỉ đạo thực hiện.
Bảo vệ môi trường biển không bò ô nhiễm các chất có hại, đặc
biệt do dầu gây nên, là trách nhiệm và nghóa vụ tất cả các tàu
không phụ thuộc vào loại tàu nào, với tải trọng bao nhiêu và hệ
thống động lực như thế nào. Tuy vậy, MARPOP 73/78 có cân
nhắc đến điều kiện khai thác, mức độ và khả năng gây ô nhiễm,
đi đến qui đònh sau đây:
 Tàu chở dầu bất kỳ có tổng dung tích từ 150 tấn đăng kiểm
(t.đ.k) trở lên.
 Tàu chở hàng bất kỳ không phải là tàu dầu, có tổng dung
tích từ 400 t.đ.k trở lên, bắt buộc phải thi hành các qui đònh quốc
tế và quốc gia về ngăn ngừa ô nhiễm biển do dầu từ ngày
MARPOL 73/78 có hiệu lực (2/10/1983).
Những tàu thuộc hai đối tượng nêu trên phải trang bò:
 Có giấy chứng nhận quốc tế về ngăn ngừa ô nhiễm do dầu.
 Các trang thiết bò gây ngừa ô nhiễm do dầu, lắp trên tàu
theo qui đònh.
 Chòu sự kiểm tra việc thi hành các qui đònh về trang bò máy

móc và khai thác.
Theo qui đònh 9.10 phụ lục I của công ước quốc tế
MARPOL 73/78 đối với các tàu nêu trong bảng được trình bày ở
phụ lục 1.4. [4].

×