Chương 1
TỔNG QUAN VỀ Ô NHIỄM MÔI
TRƯỜNG
1.1. KHÁI NIỆM VỀ Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG
1.1.1. Môi trường
Căn cư vào luật môi trường được quốc hội khóa IX kỳ họp
thứ tư từ ngày 6-30/12/1994 thông qua, môi trường bao gồm các
yếu tố tự nhiên và yếu tố vật chất nhân tạo quan hệ mật thiết
với nhau bao quanh con người, có ảnh hưởng đến đời sống, sản
xuất, sự tồn tại, sự phát triển của con người và thiên nhiên.
Môi trường là tổ hợp các thành phần của thế giới vật chất làm
cơ sở cho sự tồn tại, phát triển của sinh vật và con người. Hay
nói một cách khác là tất cả gì xung quanh chúng ta. Ví dụ như:
đất, nước, không khí, cơ sở hạ tầng…
1.1.2. Ô nhiễm môi trường
Theo Pts Lê Trình [1]: Sự ô nhiễm là sự chuyển hóa các
chất thải hoặc năng lượng vào môi trường đến mức có khả năng
gây tác hại đến sức khỏe con người, đến sự phát triển của sinh
vật hoặc làm suy giảm chất lượng môi trường.
Theo Rabtikov, Ermakov: Ô nhiễm là sự tổng hợp các quá
trình thải vật chất vào sinh quyển dẫn đến thay đổi một cách
không bình thường các trường trung bình có giá trò trung bình
của các chất trong hệ. Cũng có ý kiến cho rằng: ô nhiễm môi
trường là quá trình thải các chất ô nhiễm với một liều lượng lớn
hơn giá trò trung bình trong tự nhiên của chúng ta, hoặc thải vào
môi trường những chất có nguồn gốc nhân tạo.
1.2. PHÂN LOẠI VÀ ĐẶC TÍNH CỦA NƯỚC THẢI
12.1. Phân loại nước thải
Người ta đònh nghóa nước thải là chất lỏng được thải ra sau
quá trình sử dụng của con người và đã bò thay đổi tính chất ban
đầu của chúng. Thông thường nước thải được phân loại theo
nguồn gốc phát sinh ra chúng. Đó cũng là cơ sở cho việc lựa
chọn các biện pháp hoặc công nghệ xử lý cũng như kiểm soát
nước thải một cách tối thiểu. Theo cách phân loại này, có các
loại nước thải dưới đây:[7]
Nước thải sinh học: là nước thải từ các khu dân cư, khu vực
hoạt động thương mại, công sở, trường học, và các cơ sở tương
tự khác.
Nước thải công nghiệp: (còn gọi là nước thải sản xuất) là
nước thải từ các nhà máy đang hoạt động, có cả nước thải sinh
hoạt nhưng trong đó nước thải công nghiệp là chủ yếu.
Nước thải đô thò: là thuật ngữ chung chỉ chất lỏng trong hệ
thống cống thoát của thành phố. Đó là hỗn hợp các nước thải kể
trên.
1.2.2. Các tính chất đặc trưng của nước thải
Bảng các tính chất đặc trưng của nước thải trình bày ở phụ lục 1-
1.[7]
1.3. ẢNH HƯỞNG CỦA SỰ Ô NHIỄM ĐỐI VỚI MÔI
TRƯỜNG BIỂN
Trước đây người ta thường nghó rằng, biển và đại dương
rộng lớn bao la sẽ chẳng bao giờ bò ô nhiễm. Nhưng ngày nay
người ta đã nhận thức được rằng điều đó không phải như vậy.
Biển và đại dương cũng có thể bò ô nhiễm và có thể đánh giá
những ảnh hưởng có hại do những tác động có hại do con người
gây ra.
Nước trong đại dương là một dung dòch rất phức tạp và có
những bằng chứng cho thấy thành phần của chúng thay đổi rất ít
trong hàng triệu năm qua do sự ổn đònh này mà các sinh vật
biển được thuần hoá cao và không chòu được sự thay đổi của
môi trường. Như vậy, đại dương cũng là một hệ sinh thái dễ
hỏng và dễ bò ô nhiễm.
Bản đồ đòa hình của đại dương cho thấy, có hai thành phần
riêng biệt khi chúng ta nghiên cứu về biển và đại dương: thềm
lục đòa và các đại dương sâu. Thềm lục đòa, đặc biệt các khu vực
gần các cửa sông chính là nguồn cung cấp thức ăn, khai thác
thuỷ sản. Khu vực này đang tiếp nhận tải trọng ô nhiễm lớn
nhất. Nhiều cửa sông chính gần ngư thượng đã bò ô nhiễm đến
mức tồi tệ. Một số vùng biển lớn như Bantic, Đòa Trung Hải
cũng đang bò đe doạ trở nên hư hại vónh viễn.
Mặc dù có nhiều quốc gia trên thế giới đã hạn chế một cách
nghiêm ngặt việc thải nước thải ra biển, nhưng ở Việt Nam vẫn
còn nhiều thành phố thải nước thải chưa qua xử lý vào môi
trường này. Nước thải thường dẫn trong một hệ thống ống ra xa
bờ và thải qua các đầu khuếch tán để đạt mức pha loãng tối đa.
Tuy vậy, các cuộc tranh luận vẫn còn tiếp tục nếu sử dụng biển
làm nơi thải thì những hậu quả lâu dài gì xảy ra?